Cầu ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 64)

2.2. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

2.2.2. Cầu ngoại tệ

Cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp để nhập khẩu

Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng cao. Các doanh nghiệp này hầu hết có ít vốn mà nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao, họ không có đủ vốn để nhập các nguyên nhiên vật liệu để sản xuất do hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có xu hướng xuất khẩu các mặt hàng đã qua sơ chế và các mặt hàng lắp ráp nên cần một vài nguyên liệu sơ cấp của nước ngồi.

Như vậy, các doanh nghiệp cần có một lượng ngoại tệ để nhập khẩu tương đương với lượng nhập khẩu của nước ta trong những năm qua.

Bảng 2.10. Lượng Ngoại Tệ Cho Cầu Nhập Khẩu Năm Lượng ngoại tệ (triệu USD) 2000 15,636.5 2001 16,217.9 2002 19,745.6 2003 25,255.8 2004 31,953.9 2005 36,881 2006 44,100 2007 60,800 2008 80,400 2009 68,800

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, 2008 Theo bảng 2.10 cho thấy, nước ta luôn tăng lượng ngoại tệ để nhập khẩu trong thời gian qua nhất là từ năm 2004 đến 2008. Năm 2008 nước ta phải chi ra hơn 80 tỷ USD cho hoạt động nhập khẩu trong khi đó hoạt động xuất khẩu chỉ thu về 63 tỷ USD.

Điều này cho thấy Việt Nam nhập siêu vẫn còn lớn nên cần phải huy động lượng ngoại tệ lớn để phục vụ cho nhập khẩu nhằm hổ trợ phát triển hơn nữa xuất khẩu của nước ta.

Cầu ngoại tệ cho nền kinh tế

Đối với Việt Nam tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu khơng chỉ do điểm xuất phát của nước ta còn thấp phải tăng trưởng nhanh để chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế mà còn thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế như chống lạm phát, giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thương mại, tăng thu ngân sách, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo…Vì thế, nước ta cần có một nguồn vốn ngoại tệ lớn từ dự trữ của NHNN và cần phải thu hút thêm ngoại tệ để nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của xã hội và cả sự phát triển kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và cả thế giới.

Nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế không chỉ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như du lịch, hỗ trợ các chương trình từ thiện cho các nước nghèo khác vay để hỗ trợ kinh tế và phát triển hơn nữa giữa Việt Nam và các nước. Vì thế, nước ta cần có một lượng ngoại tệ dự trữ để cung cấp khi kinh tế gặp khó khăn và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác.

Cầu ngoại tệ cho các dự án lớn

Tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu của nước ta nhằm đưa nước ta thốt khỏi tình trạng kém phát triển, thu hút nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước. Chính vì thế mà nước ta ngày càng có nhiều dự án lớn nhằm phát triển kinh tế

Bảng 2.11. Số Dự Án Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Trong Những Năm Gần Đây Năm Số Dự Án Nguồn vốn (triệu USD)

2001 550 3,230

2004 723 4,222.20 2005 760 5,850 2006 797 7,570 2007 890 9,560 2008 1.557 66,500 2009 1.790 76,450

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2005, 2006 Nhìn chung nước ta đang cần một lượng ngoại tệ lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập kinh tế thế giới.

2.2.3. Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam

Tỷ giá là đề tài được nhiều người quan tâm đối với bất kỳ quốc gia nào. Về lý thuyết muốn duy trì tỷ giá ổn định phải cân đối được cung cầu ngoại tệ.

Ngày 24/2/1999, Thống đốc NHNN đã có quyết định số 64/1999/QĐ/NHNN và quyết định số 65/1999/QQĐ/NHNN ban hành cơ chế điều hành tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, với nguyên tắc cơ bản là tỷ giá được xác định theo cung cầu thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Trong đó tỷ giá bình qn liên ngân hàng của ngày hôm trước được áp dụng để các NHTM làm cơ sở xác định tỷ giá giao dịch trong ngày hôm sau. NHNN quy định biên độ giao dịch cho phép trong từng thời kỳ, NHNN trực tiếp can thiệp lên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động lên tỷ giá bình quân liên ngân hàng hàng ngày.

Từ năm 2008 trước tình hình suy thối kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vào Việt Nam bị hạn chế, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng để tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ. Tính đến 26/12/2008, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 5%.

Ngày 26/11/2009, NHNN hạ biên độ tỷ giá từ mức 5% xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44% là 17.961 VND/USD.

Ngày 10/2/2010, NHNN quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ mức 17.961 lên 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng ở mức 1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.

Có thể nói chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh căn bản, NHNN đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động trong việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế.

Dưới chế độ tỷ giá thả nổi thì các cơ quan quản lý ngoại tệ của Nhà nước để mặc cho thị trường quyết định tỷ giá đồng tiền trong nước so với nước khác. Nhưng tỷ giá thả nổi cũng nằm trong khung tỷ giá đã định trước nếu tỷ giá thay đổi vượt khung tỷ giá quy định thì Nhà nước phải can thiệp bằng cách mua hoặc bán ra đồng tiền nội tệ để giữ tỷ giá trong khung đã quy định.

Gần vối chế độ tỷ giá hối đoái cố định là hệ thống tỷ giá thả nổi có khả năng điều chỉnh. Ở đây, Chính phủ cam kết giữ ổn định mức tỷ giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài nhưng vẫn giữ quyền thay đổi tỷ giá khi hồn cảnh bên ngồi địi hỏi thay đổi.

Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu. Chế độ tỷ giá mà Việt Nam đang áp dụng là chính sách tỷ giá cố định để đảm bảo cho thị trường tiền tệ trong nước hoạt động ổn định nhưng cũng tồn tại một số thị trường tỷ giá tự do trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên, trong thời gian tới Chính phủ cần kiên trì theo đuổi chính sách tỷ giá ổn định nhất quán mục tiêu ổn định sức mua đồng Việt Nam cho dù cịn có một số ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Tóm lại Việt Nam trong 15 năm đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế thì nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, tăng tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống và tăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua sơ chế, mở rộng thị trường xuất

khẩu hàng hóa. Lĩnh vực xuất khẩu đã mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ dồi dào, góp phần phát triển kinh tế, hổ trợ nhập khẩu, cải thiện tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và nâng cao đời sống nhân dân. Từ đó, Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)