Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 72)

tỷ giá ổn định để thị trường tiền tệ, không chỉ ồn định tỷ giá VND/USD mà còn ồn định tỷ giá giữa đồng việt nam và các loại ngoại tệ khác. Khi đồng nội tệ ổn định xét trên quan hệ với các ngoại tệ mạnh thì sẽ tạo lịng tin của các nhà đầu tư nước ngồi, tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển.

2.3. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Việt Nam

Thời kỳ trước 1990 ( giai đoạn Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối tổ chức)

Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính chất kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà nước can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, quyết định chính sách vi mơ và vĩ mô theo một kế hoạch quy mô tập trung. Sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường. Do vậy, việc áp dụng tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định khơng cần tính đến các yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở kinh tế như vậy, Việt Nam cũng như các nước XHCN khác đều duy trì phương pháp xác đinh tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sức mua đối nội với sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và sau đó được quyết định bởi các thỏa thuận đa biên trong các hiệp định thanh toán được ký kết giữa các nước XHCN với nhau. Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là các nước XHCN duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá bao gồm tỷ giá mậu dịch (hay tỷ giá chính thức) và tỷ giá phi mậu dịch (tỷ giá kiều hối) và tỷ giá kết tốn nội bộ. Chính vì vậy, tỷ giá đã khơng phản ánh trung thực đầy đủ sức mua của đồng Việt Nam và làm hạn chế hoạt động xuất khẩu.

Hậu quả của cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Đồng tiền Việt Nam đã định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ giá chính thức hàng ngày chênh

lệch lớn so với tỷ giá thực tế làm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Do chế độ tỷ giá mà các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong thời kỳ này chỉ sản xuất cầm chừng, đủ để hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao chứ không cải tiến sáng tạo nhằm phát huy hết năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, hậu quả là giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng rất khiêm nhường so với các nước trong khu vực cùng thời kỳ.

Đối với các nhà nhập khẩu, do lợi thế của chính sách tỷ giá trong thời kỳ này nên đã nhập khẩu một số mặt hàng quá mức cần thiết, trong nước vẫn có thể sản xuất được, sử dụng ngoại tệ khơng có hiệu quả. Trong thời kỳ này, nhập khẩu luôn cao hơn gấp 2-3 lần xuất khẩu, làm cho cán cân thương mại ngày càng thâm hụt trầm trọng.

Ngày 26/03/1988, Nghị định 53/HĐBT ra đời, tách hệ thống Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: NHNN và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. NHNN là Ngân hàng Trung Ương thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ, ban hàng chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng.

Nhằm thực hiện nhu cầu đổi mới của đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngồi. Ngày 18/11/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của Nước Cộng Hòa Xã Hội CNVN thay thế điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo Nghị định số 102/CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng Chính phủ. Sau khi Nghị định 161 ra đời, ngày 15/05/1989 NHNN Việt Nam có thơng tư 33-NH/TT hướng dẫn thi hành. Một trong những điểm mới về kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 và thơng tư 33 có thể được nêu ra như sau: “Nhà nước CHXHCNVN thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối. Mọi kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo quy định của NHNN Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối, ngoài ra các Ngân hàng chuyên doanh

khác, các Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ phải được NHNN cho phép”

Như vậy, có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được gỡ bỏ. Từ nay các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối phải được NHNN cấp phép. Đây được xem là sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi có yếu tố cạnh tranh của thị trường. Tuy nhiên, về tỷ giá sau khi có chủ trương thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là sau khi thơng qua luật đầu tư nước ngồi tại Việt nam năm 1987, luồng vốn ngoại tệ bằng USD lần lượt vào Việt Nam. Song, chúng ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN áp đặt nên cịn khoảng cách rất xa so với thực tế của VNĐ và thị trường tự do. Tỷ giá mua bán của các Ngân hàng được phép dựa trên tỷ giá chính thức của NHNN công bố cộng trừ biên độ 5% và chênh lệch mua bán là 0,5%. Cho dù có những chuyển biến nhưng ở Việt Nam do thiếu vắng một thị trường ngoại hối chính thức hồn chỉnh để điều chỉnh cung cầu ngoại tệ về việc tỷ giá chính thức được xác định một cách cứng nhắc khơng sát với quan hệ cung cầu trên thị trường.

Để xác định một cách khách quan hơn, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/08/1991 ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại Hà Nội và TP. HCM.

Thời kỳ từ năm 1991 – 1994 (giai đoạn hoạt động của Trung tâm giao

dịch ngoại tệ)

Thời kỳ 1991-1994 là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng thị trường. Trong giai đoạn này, thị trường các nước XHCN cũ bị thu hẹp đáng kể, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đồng tiền thanh toán với Viêt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (chủ yếu là bằng USD). Việc chuyển đổi đồng tiền thanh tốn có ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại

tệ tự do chuyển đổi. Vì từ trước 1991 hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rup chuyển nhượng, chỉ có một lượng nhỏ ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ của các nước XHCN và Liên Xơ cũ.

Đứng trước tình hình hết sức khó khăn về cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán quốc tế. Chính phủ đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn cần tập trung chỉ đạo đó là: Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu, chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, chương trình tăng cường sản xuất hàng lương thực. Với 3 chương trình kinh tế mà Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo đã hổ trợ đắc lực cho cung ngoại tệ của nền kinh tế, giảm nhu cầu chi ngoại tệ tạo nên thế cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời tạo tiền đề để hình thành và phát triển thị trường ngoại hối sau này.

- Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu: đã tạo nguồn thu ngoại tệ vững chắc cho nền kinh tế. Nếu như trước năm 1991 nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu thì đến năm 1991 xuất khẩu đã tăng liên tục qua các năm. Cụ thể là: Năm 1991 là 2.087 triệu USD, 1992 là 2.581 triệu USD, 1993 là 2.985 triệu USD và năm 1994 là 4.054 triệu USD.

- Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng, nếu như trước năm 1991 hàng tiêu dùng của Việt Nam hết sức nghèo nàn, các nhu cầu tiêu dùng bình thường của người dân như xà phịng, kem đánh răng hay vải vóc cịn phải phân phối. Khi thực hiện chính sách mở cửa để khuyến khích đầu tư nước ngồi cũng như nới lỏng chính sách ngoại thương thì hàng tiêu dùng ngoại tràn vào Việt Nam làm cho nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu ngày càng tăng.

- Chương trình khuyến khích sản xuất hàng lương thực: Lương thực đối với nước ta là một mặt hàng chiến lược. Trong những năm trước thời điểm 1990, sản

xuất lương thực nước ta chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, từ khi chính phủ tập trung chỉ đạo và có chính sách tỷ giá thích hợp khuyến khích sản xuất lương thực của Việt Nam đã không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế.

Thời kỳ này, Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại TP. HCM và Hà Nội đã lần lượt ra đời vào tháng 8 và tháng 11 năm 1991 theo quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/08/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Hai trung tâm này là tiền thân của thị trường ngoại hối Việt Nam ngày nay, thông qua hoạt động mua bán tại hai trung tâm với vai trò là người tổ chức và điều hành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế.

Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch mua bán tại hai trung tâm này theo phương thức đấu giá. Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu một cách tương đối khách quan, khi cung lớn hơn cầu thì tỷ giá giảm và ngược lại.

Bảng 2.12. Tỷ Giá Hối Đoái Giai Đoạn 1991-1994

Tháng 1991 1992 1993 1994 1 7,000 11,804 10,512 10,858 2 7,000 11,521 10,515 10,873 3 7,150 11,533 10,529 10,924 4 7,200 11,406 10,541 10,943 5 7,300 11,307 10,599 10,956 6 7,550 11,263 10,585 10,971 7 7,600 11,154 10,609 10,980 8 8,225 10,983 10,671 10,986

10 12,066 10,912 10,772 10,994

11 12,793 10,844 10,812 11,002

12 12,742 10,718 10,840 11,003

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Thời kỳ đầu, cung ngoại tệ thấp hơn cầu ngoại tệ khá lớn, nếu để tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu thì tỷ giá sẽ biến động rất mạnh, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống giá cả, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Vì vậy, việc can thiệp của NHNN giai đoan này rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi nguồn ngoại tệ vào Việt Nam tăng lên, quan hệ cung cầu ngoại tệ khơng cịn khoảng cách quá lớn thì NHNN giảm sự can thiệp và để cho tỷ giá hình thành một cách khách quan theo quan hệ cung cầu. Tỷ giá chính thức VND/USD được xác định căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại các phiên giao dịch tại hai trung tâm, rút ngắn tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do.

Kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ này tăng đáng kể, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được rút ngắn lại. Với sự vận động của cơ chế tỷ giá này đã đem lại kết quả tích cực, kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Tóm lại, việc ra đời hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã phát huy vai trị của mình trong việc điều hòa cung cầu ngoại tệ, ổn định tỷ giá, tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, kích thích đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng phát triển, nhu cầu phát triển hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ này không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của toàn quốc gia cũng như tính nhanh nhạy trong giao dịch và thanh tốn. Thực tế địi hỏi phải có một mơ hình linh hoạt hơn, tồn diện hơn, NHNN đã ra quyết định số 203/QĐ-NH9 ngày 20/09/1994 về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và Quyết định số 203/QĐ-NH13 ngày 20/09/1994 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thời kỳ 1994 đến nay (Giai đoạn của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng)

Mục đích của thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là: “Hình thành thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc triển khai thị trường hối đối hồn chỉnh ở Việt Nam theo tinh thần Pháp lệnh NHNN Việt Nam”. Thông qua thị trường, NHNN đã sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ để can thiệp vào cán cân thanh toán quốc tế, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Ngày 17/08/1998 Chính phủ đã ra Nghị định số 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối thay thế Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1998 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ quản lý ngoại hối của nước CHXHCNVN và hiện nay là Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối. Có thề nói Nghị định đã đưa ra một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với quản lý và sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của Nghị định 160 có nhiều đổi mới theo hướng tự do, mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Vấn đề cốt lõi của chính sách quản lý ngoại hối là kiểm soát được thị trường ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, góp phần ổn định đồng Việt Nam.

Bảng 2.13. Tỷ Giá Hối Đoái Từ 1995 đến 2009

Năm Tỷ Giá BQ LNH Tỷ Gía NHTM 1995 11,000 11,150 1996 11,025 11,300 1997 11,679 11,912 1998 12,986 13,893 1999 14,016 13,985 2000 14,501 14,514 2001 15,070 15,084

2003 15,608 15,464 2004 15,736 15,777 2005 15,875 15,910 2006 16,106 16,501 2007 16,114 16,030 2008 16,977 17,486 2009 17,491 18,479

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Và VCB Trong thời gian này (1995-1996) tỷ giá đã bị ngủ quên, hầu như là cố định trong suốt thời gian này với tỷ giá 11.000 VND/USD nhưng chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ thì rất cao, trong khi tỷ giá USD liên tục tăng giá so với các ngoại tệ khác trên thị trường quốc tế. Thực trạng này dẫn đến tình trạng nhập siêu với tốc độ cao, vay nợ nước ngồi thơng qua việc mua hàng trả chậm với số lượng lớn. Năm 1995 thâm hụt cán cân thương mại là 2,706.50 triệu USD và năm 1996 là 3,888 triệu USD. Ngày 27/02/1997 NHNN thay đổi biên độ từ 1% lên 5% làm cho giá USD tăng từ 11.040 VND/USD lên 11.630 VND/USD. Trước áp lực cầu ngoại tệ ngày càng tăng, ngày 13/10/1997 NHNN công bố mở rộng biên độ lên 10% so với tỷ giá chính thức làm cho giá USD tăng lên và nằm ở múc 12.293VND/USD vào cuối năm 1997. Với nhiều giải pháp quan trọng đã góp phần giảm nhập siêu, tăng cường xuất khẩu

Biểu đồ 2.3. Tốc Độ Tăng Tỷ Giá Từ 1994 Đến Nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất khẩu tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 72)