Năm 1993 1998 2002 2004 2006 Nghèo nhất 8,4 8,2 7,8 7,1 7,2 Gần nghèo nhất 12,3 11,9 11,2 11,2 11,5 Trung bình 16,0 15,5 14,6 15,2 15,8 Gần giàu nhất 21,5 21,2 20,6 21,8 22,3 Giàu nhất 41,8 43,3 45,9 44,7 43,3 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Giàu nhất/nghèo nhất 5,0 5,3 5,9 6,3 6,0
Hệ số Gini cho chi tiêu 0,34 0,35 0,37 0,37 0,36
Nguồn: Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, trang 11.
Các nhóm dân tộc ít người
Các nhóm dân tộc ít người chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong số người nghèo ở Việt Nam. Tỷ lệ nghèo trong các nhóm này đã liên tục giảm, đặc biệt là với những nhóm sống ở thung lũng, vùng đất thấp và trồng lúa nước. Các nhóm khác ít dân hơn thì điều kiện sống vẫn chưa được cải thiện mấy. Tỉ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người nói chung vẫn cao hơn nhiều so với người Kinh và người Hoa. Mức độ nghèo cũng trầm trọng hơn, thiếu đói vẫn là một vấn đề nan giải đối với một số dân tộc thiểu số (Hình 1.4).
Nguồn: Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, trang 16.
Điều kiện địa lý khơng cịn là lý do duy nhất để giải thích cho tình trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc, kể cả vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình người Kinh và người Hoa cũng tương đối khá giả. Khác biệt về nguồn lực cũng khơng giải thích được tồn bộ câu chuyện. Đồng bào dân tộc ít người thường có nhiều đất canh tác hàng năm so với các nhóm đa số, mặc dù chất lượng đất có kém hơn. Thành tích giáo dục của họ cũng được nâng cao với tốc độ tương đương với nhóm đa số. Tiếp cận của đồng bào dân tộc với giáo dục, y tế và tín dụng có nhiều tiến bộ đáng kể. Các nhóm dân tộc ít người có thiệt thịi hơn về đất canh tác hàng năm, tiếp cận với đất rừng hay trình độ học vấn. Nhưng một trong những lý do giải thích cho sự tụt hậu của họ có lẽ là sự thất bại của các chính sách và chương trình của nhà nước do khơng tính hết được những nhu cầu riêng và khác biệt về hành vi của họ. Ví dụ, các mơ hình nghiên cứu nơng nghiệp và khuyến nơng phù hợp với vùng đất thấp có thể ít phù hợp với tập quán du canh trên đất dốc. Đồng bào dân tộc ít người ít di chuyển về địa lý hơn, do vậy tác động đầu tư vào đường sá đi lại cũng khác.
Hình 1. 5: Thành tích giáo dục theo dân tộc
Nguồn: Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, trang 19.
Các vấn đề khác
So với năm 2004, mạng lưới trường học, giao thông được mở rộng đã rút ngắn thời gian di chuyển của người dân đi học hoặc làm việc. Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và xử lí chất thải cũng được tăng lên đáng kể (Bảng 1.4)