Diện tích đất bình quân của hộ gia đình Việt Nam phân theo nhóm chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

nhóm chi tiêu (m2) Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Diện tích trồng cây ngắn ngày 4778 3898 4333 4610 4867 Diện tích trồng cây lâu năm 1114 1189 1427 2239 2469

Diện tích đất rừng 2743 1591 1501 1268 1233

Diện tích ao cá 175 209 335 454 1181

Nguồn: BCPTVN (2004).

Theo MDPA (2004), một khi nông dân khơng cịn sở hữu đất, họ dễ rơi vào cảnh nghèo khó. Hầu hết các nơng hộ nghèo bán đất hay cầm cố đất do gặp rủi ro, trắc trở trong thu hoạch, trong kinh doanh và trong cuộc sống hàng ngày. Những rủi ro, thất bát này dẫn đến việc thu nhập của gia đình kém đi, chi phí cuộc sống tăng lên; vì vậy khiến họ dễ bị lâm nợ, buộc họ phải dùng đất đai như cứu cánh cuối cùng để thanh tốn nợ nần và tiếp tục sống.

1.5.2 Tín dụng chính thức

Ở khía cạnh kinh tế, thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp. Không đủ vốn, người nghèo không thể làm gì được; từ việc cơ bản nhất là mua giống cây trồng vật nuôi hay phân thuốc chứ đừng nói đến việc cải tiến sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này cần phải có nguồn vốn từ bên ngoài, trong trường hợp này là nguồn vốn vay hay vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức, hay từ các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của chính phủ.

Theo tác giả Phạm Vũ Lửa Hạ (Làm gì cho nông thôn Việt Nam - 2003), ở Việt Nam, người nghèo thường bị hạn chế trong việc tiếp cận được với các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ trong lúc các nguồn phi chính thức có ít khả năng giúp hộ gia đình thốt nghèo. Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn, nhiều dự án cung cấp tín dụng cho người nghèo thơng qua các chương trình quốc gia về XĐGN nhưng vẫn cịn rất nhiều người rất nghèo không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng này. Có nhiều ngun nhân, loại trừ sự nhũng nhiễu của người có quyền quyết định thì ngun nhân còn lại là do người nghèo thiếu hiểu biết, thiếu hiểu biết, khơng có khả năng thế chấp, khơng biết cách làm ăn dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Và rồi họ tiếp tục nghèo hơn.

1.5.4 Những đặc điểm về nhân khẩu học 1.5.4.1 Quy mô hộ và tỷ lệ sống phụ thuộc 1.5.4.1 Quy mô hộ và tỷ lệ sống phụ thuộc

Quy mô hộ gia đình là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Quy mơ hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo tăng cao.

Tỉ lệ người sống phụ thuộc cao đồng nghĩa với ý tưởng, cùng một chiếc bánh thu nhập (hay chi tiêu) nay phải chia cho nhiều người hơn, mỗi người được một phần ít đi. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm sút những nhu cầu cơ bản về trong đời sống, giảm sút về điều kiện y tế, mất cơ hội nâng cao trình độ học vấn...tất cả những yếu tố đó sẽ càng đẩy hộ gia đình mau đến chổ bần cùng hóa.

Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo cịn rất cao. Năm 2006, số con bình quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 2,8 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Quy mơ hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo tăng cao. Tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với 0,37 của nhóm giàu nhất. Do đó, những hộ này khơng những có ít lao động, đồng nghĩa với việc có nhiều người ăn theo hơn mà cịn phải chịu những chi phí lớn hơn như chi cho việc đi học hay chi cho việc khám chữa bệnh, những khoản chi thường gây bất ổn cho đời sống kinh tế gia đình (GSO, 2006).

1.5.4.2 Giới tính của chủ hộ

Theo BCPTVN (2000), phần lớn những hộ có chủ hộ là nữ là những hộ nghèo, VHLSS (2002) cho thấy phụ nữ ở vùng nông thôn Việt Nam phải chịu đựng nhiều thiệt thòi. Phụ nữ chủ yếu làm nghề nông. Tiền công của nữ chỉ bằng 62% của nam giới. Dù chiếm 50% lực lượng lao động, nhưng phụ nữ chỉ kiếm được 40% tổng tiền công. Phụ nữ ít có tiếng nói hay cơ hội tham gia trong việc ra quyết định tại địa phương (WB, 2003).

Theo Báo cáo của DSI -ADB (2005), Vấn đề về giới và dân tộc là những yếu tố quan trọng cản trở đến sự phát triển của miền trung. Nữ thanh niên có tỷ lệ biết chữ thấp. Chỉ ở Tây nguyên, có 30% số người mù chữ trên 35 tuổi, trong đó phần lớn là phụ nữ. Những đánh giá nghèo khác (PPA 2003) cũng phản ánh rằng trong nhiều trường hợp, người phụ nữ chịu nhiều gánh nặng của đời sống, nhiều người phải đi bộ 10-15km vào rừng kiếm củi để đảm bảo nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Phụ nữ dân tộc thiểu số khó vay tiền ngân hàng do hiểu biết về thủ tục và khơng có giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất để làm thế chấp. Ngoài ra, phụ nữ không đủ tự tin tham gia vào công việc của cộng đồng như họp hành hay đào tạo trong quá trình ra quyết định.Về mặt nghèo phi thu nhập, bất bình đẳng giới làm chậm tốc độ phát triển của vùng.1

1.5.4.3 Những hạn chế của người dân tộc thiểu số

BCPTVN - Nghèo, 2004 đã cho thấy có sự khác biệt giữa cộng đồng người dân tộc thiểu số và người Kinh – Hoa về mối quan hệ giữa đặc điểm hộ với tình trạng nghèo đói. Sự khác biệt này có thể phần nào tạo nên “những khoảng cách về chất lượng”. Ví dụ, trình độ giáo dục mà người dân tộc thiểu số nhận được có thể có chất lượng thấp hơn. Nhưng lý do phần nào có thể do sự khác biệt trong hành vi kể cả về việc sử dụng đất chung.

Chi tiêu theo đầu người của các hộ dân tộc thiểu số thấp hơn 13% so với các hộ người Kinh hoặc Hoa ngày cả khi tất cả các đặc điểm của hộ và cộng đồng giống nhau. Các hộ dân tộc có quy mơ hộ lớn hơn, có nhiêu con hơn các hộ trung bình. Các tỷ lệ về trình độ học vấn của chủ hộ hoặc vợ hoặc chồng thấp hơn. Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn mức trung bình. Tác động hỗn hợp của tất cả các đặc điểm này là các hộ dân tộc nghèo hơn rất nhiều.

Hoàng Thanh Hương và các tác giả (Nghèo đói và các vấn đề dân tộc- 2006) phát hiện thấy ngay cả khi các dân tộc thiểu số sống cùng với người Kinh – Hoa trong cùng một địa bàn nhỏ, tức là ở cùng xã, họ vẫn khó theo kịp so với nhóm Kinh – Hoa. Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy rằng nhóm các dân tộc thiểu số sống ở các xã khơng có người Kinh – Hoa cùng sinh sống có mức sống thấp hơn đáng kể so với nhóm các dân tộc thiểu số sống ở các xã có cả người Kinh – Hoa sinh sống.

1.5.5. Khả năng tiếp cận các hạ tầng cơ sở thiết yếu

Nhiều nghiên cứu xác định rằng, có đường ơ tơ đến ấp, xã là một trong những yếu tố quan trọng tác động đền xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình trong vùng. Vì, có đường ơ tơ đồng nghĩa với việc sản phẩm người dân làm ra sẽ nhanh chóng và thuận lợi đến với người tiêu dùng, vì vậy giảm hao hụt và làm tăng lợi nhuận của người sản xuất. Có đường ơtơ đến ấp, xã tạo điều kiện thuận lợi cho con em họ được đến trường, nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận những tri thức khoa học.

1

Lê Thúc Dục, Nguyễn Thắng và Vũ Hoàng Đạt (Giảm nghèo ở Việt Nam: Các đối nghịch đằng sau những thành tựu ấn tượng, 2006) cho thấy rằng tiếp cận đường giao thông, trường phổ thông cơ sở, trạm xá và đường giao thông thường xuyên ở cấp thôn tăng khả năng thốt nghèo của hộ gia đình.

Theo báo cáo của diễn đàn miền núi Ford (2004), các yếu tố có thể tác động mạnh đến tình trạng đói nghèo tại các địa phương miền núi, vùng biên giới bao gồm: sống ở khu vực nông thôn, người dân tộc, quy mơ hộ gia đình, tỉ lệ phụ thuộc, giáo dục, khả năng tiếp cận đường ô tô, giao thông chở khách, khuyến nông và chợ.

1.5.6 Điều kiện thời tiết – khí hậu

Biến đổi thời tiết tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp như mất mùa giảm năng suất dẫn đến tăng giá các sản phẩm thiết yếu là yếu tố quan trọng nhất tác động đến các gia đình nghèo ở những nước đang phát triển như Việt Nam.

Khí hậu và địa hình làm cho Việt Nam là trở thành một trong những nước dễ bị thiên tai nhất, bão lụt là những thảm họa thiên nhiên dễ gặp và nặng nề nhất. Các cơn bão trực tiếp đổ bộ vào bờ biển dài. Lũ lụt rất lớn và kéo dài trong suốt mùa mưa ở các vùng đồng bằng lớn, phần lớn diện tích của cả nước đặc biệt là Tây Nguyên và Trung bộ có lượng mưa rất cao, điều này là yếu tố gây ra các các đợt lũ lụt mạnh trong thời gian ngắn khi có mưa lớn vì phần lớn hệ thống các sông của Việt Nam đều ngắn và dốc. Trên thực tế, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến thất thường; Lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, diễn biến thời tiết khốc liệt hơn, tần suất và cường độ bão lũ, triều cường tăng đột biến. Những thiên tai này thường để lại hậu quả rất nặng nề, hàng năm có khoản 700 trăm người chết vì bão, lũ lụt hoặc sạt lở đất do mưa lớn, ước tính thiệt hại về kinh tế chiếm 1,5% GDP/năm1. Hậu quả của thiên tai thường tác động trực tiếp đến người nghèo và cận nghèo ở khu vực nông thôn…Nhiều hộ đã lâm vài hồn cảnh nghèo và tái nghèo vì mất mát tài sản, nhà cửa và thiệt hại trong sản xuất kinh tế mà chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp.

1.6 Tổng quan về tình hình nghèo đói của Việt Nam năm 20061

Xu hướng giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra ở Việt Nam, số liệu điều tra mức sống dân cư cho thấy tỷ lệ hộ nghèo sống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16% so với 28,9% so với năm 2002 và 58,1% so với năm 1993.

Tuy nhiên tỷ lệ nghèo của các nhóm đồng bào dân tộc ít người vẫn cao hơn nhóm nghèo nguời Kinh và người Hoa. Hầu hết người nghèo sống ở vùng nông thôn, nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực này đã giảm xuống tuy mức giảm chậm hơn so với những năm trước. Tuy nhiên mức nghèo ở khu vực thành thì vẫn giữ nguyên, thậm chí có xu hướng tăng.

Vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Bắc Trung bộ vẫn là những nơi có tỷ lệ nghèo cao so với các vùng khác trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh gia lai , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)