Các nghiên cứu ở nước ta liên quan ñến các tổ hợp lai ngoại x ngoại trong những năm gần ñây ñều tập trung theo hướng ñánh giá năng suất sinh sản của lợn
nái thuần, nái lai; so sánh năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai hai giống, ba giống và bốn giống.
- Vềñánh giá khả năng sinh sản của lợn ngoại thuần và lai:
Nguyễn Văn ðồng, Phạm Sỹ Tiệp (2004)[18] ñã nghiên cứu về phẩm chất tinh dịch của các nhóm lợn ñực giống L và lợn ñực lai F1(LY). Kết quả cho thấy: tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh trung bình của lợn ñực giống nuôi tại Trạm Khảo sát lợn ñực giống - Viện Chăn nuôi tương ứng là 15,35 và 20,31 tỷ. Phan Văn Hùng và ðặng Vũ Bình (2008)[53] cho biết: Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn ñực D lần lượt là 220,5 ml; 0,79%; 46,27 tỷ và 6,74 %, lợn ñực L19 tương ứng là 229,3 ml; 0,76%; 54,09 tỷ và 6,74%.
Kết quả nghiên cứu của ðinh Văn Chỉnh và CS (1999b)[10] cho thấy: nái lai F1(LY) có nhiều chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần L. Nái lai F1(LY) có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,25 - 9,87; 8,50 - 8,80 con/ổ; khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa/con là 1,32 kg và 8,12 kg. Nái L có số con sơ sinh sống, số con cai sữa tương ứng là 9,00 - 9,83 và 8,27 - 8,73 con/ổ.
Theo Lê Thanh Hải (2001)[36], nái lai F1(LY) và F1(YL) ñều có các chỉ tiêu sinh sản cao hơn so với nái thuần. .Nái lai F1(LY), F1(YL) và nái thuần L, Y có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,27; 9,25; 8,55 và 8,60 con; với khối lượng toàn ổ khi cai sữa tương ứng là 78,90; 83,10; 75,00 và 67,20 kg. Số con sơ sinh sống của Landrace, Yorkshire thuần là 8,29 và 8,25 con/ổ ( ðặng Vũ Bình, 2003) [5] và 8,74 và 8,71 con/ổ. (Nguyễn Kim ðường, 2003) [22]
Phùng Thị Vân và CS (2002)[92] cho biết: lai hai giống giữa ñực Y với nái L và ngược lại ñều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần, F1(YL) và F1(LY) có số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con; khối lượng cai sữa/ổở 35
ngày tuổi là 79,30 và 81,50 kg. Trong khi ñó, nái thuần Y và L có số con cai sữa/ổ tương ứng là 8,82 và 9,26 con, khối lượng cai sữa/ổở 35 ngày tuổi chỉñạt 72,90 kg cho cả hai giống.
Theo Phan Xuân Hảo (2006b)[44] năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) là tương ñối cao, tuổi phối giống lần ñầu, tuổi ñẻ lứa ñầu và khoảng cách lứa ñẻ lần lượt là 249,13; 365,97 và 159,02 ngày. Tổng số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con ñể nuôi/ổ, số con 21 ngày/ổ và số con cai sữa/ổ lần lượt là 10,97; 10,41; 9,88; 9,35 và 9,32 con/ổ. Như vậy tỷ lệ sơ sinh sống 95,32%, tỷ lệ nuôi sống 94,17%. Khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng 21 ngày/ổ và khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 14,6; 49,01 và 52,28 kg/ổ. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con và khối lượng cai sữa/con lần lượt là 1,41; 5,27 và 5,67 kg/con.
Theo Nguyễn Văn Thắng và ðặng Vũ Bình (2006a)[71], năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) khi phối với ñực P và D có số con ñẻ ra/ổ tương ứng là 10,05 và 9,63 con; số con 21 ngày tuổi/ổ là 9,7 và 9,23 con; số con cai sữa/ổ tương ứng là 9,39 và 3,13 con; khối lượng 60 ngày tuổi/con tương ứng là 19,72 và 19,70 kg.
ðặng Vũ Bình và CS (2005)[6] cho biết nái F1 giữa hai giống L và Y, ưu thế lai rõ nhất ở số con ñẻ ra/ổ, số con ñể nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ, sau ñó là các tính trạng số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ. Năng suất sinh sản nái F1(LY) có ưu thế lai cao hơn nái F1(YL).
- Về khả năng sinh trưởng của lợn thịt, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai:
ðinh Hồng Luận, Phạm Hữu Doanh 1979[58] cho biết lợn D là giống lợn hướng nạc và có khả năng sinh trưởng khá, vì vậy chọn lọc ñực D ñể tạo ra con lai , hai giống, ba giống cho kết quả tốt về tỷ lệ nạc.
Theo ðinh Hồng Luận, Tăng Văn Lĩnh (1988)[59] tăng khối lượng của cặp lai F1(YL) và F1(DL) ñạt từ 580 - 590 g/ngày.
Nguyễn Khắc Tích (1993)[80] ñã nghiên cứu về các tổ hợp lai giữa lợn ngoại x ngoại, kết quả cho thấy: Tổ hợp lai 3 giống D(LY) và Hampshire(LY) cho kết quả tốt. Tăng khối lượng trung bình ñạt 550 – 579 gr/ngày, tỷ lệ nạc ñạt 51,55 – 55,11%, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với lợn L và Y thuần. Tuy nhiên nghiên cứu của Lê Thanh Hải và CS (1995)[34] cho biết trong giai ñoạn từ 70 ñến 180 ngày nuôi thịt lơn lai ba giống ngoại D, L và Y có tăng khối lượng dao ñộng từ 570 ñến 620 g/ngày. Nguyễn Nghi, Lê Thanh Hải (1995)[61] cho thấy tổ hợp lai ba giống D, L và Y có mức tăng khối lượng lên tới 630 ñến 690 g/ngày ở giai ñoạn từ 70-180 ngày nuôi thịt.
Lê Thanh Hải và CS (1996)[35] cho biết tỷ lệ nạc ở lợn Y thuần ñạt 55,03%, trong khi ñó tổ hợp lai F1(LY) và L(LY) ñạt từ 54,05% ñến 55,3%. Tổ hợp lai L(DY); (DL)x(LY); D(LY) ñạt từ 56,0% ñến 57,31% và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lai giữa 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống và giống thuần.
Khả năng tăng khối lượng của tổ hợp lai giữa ba giống L, Y và D ñã tăng từ 562,91 g/ngày (Nguyễn Khắc Tích, 1993 [80]) lên 567-595 g/ngày (Lê Thanh Hải, 2001[36]).
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Lương Hồng, Vũ Duy Giảng (1999)[51], khi sử dụng 3 loại thức ăn ñậm ñặc là Proconco, CP 151 và thức ăn Thái Bình có năng lượng trao ñổi 3150-3200 Kcal/kg, ñược phối trộn với thức ăn bột ngô tỷ lệ từ 47- 55%, cám loại 1 từ 20-30% và thức ăn ñậm ñặc 16-28% nuôi lợn thịt có kết quả tăng khối lượng ở tháng nuôi thứ nhất là 749,1 g/ngày, tháng nuôi thứ 2 là 779,1 g/ngày tháng nuôi thứ 3 là 797,1 g/ngày, trung bình cả giai ñoạn nuôi thịt là 775,1 g/ngày; tiêu tốn thức ăn tháng nuôi thứ nhất là 2,3 kg TĂ, tháng nuôi thứ 2 là 3,2 kg
TĂ tháng nuôi thứ 3 là 3,4 kg TĂ, trung bình giai ñoạn nuôi thịt là 3,0 kg TĂ/ kg tăng khối lượng.
Lê Thanh Hải và Chế Quang Tuyến (1994)[33] cho biết, sử dụng lợn ñực Duroc và lợn ñực F1(PiY) cho phối với lợn nái Yorkshire, kết quả cho thấy ñã giảm 5,06% tiêu tốn thức ăn so với lợn Yorkshire thuần.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và CS (1999b)[99], lợn lai F1(LY) và F1(YL) từ 15-95 kg với thức ăn có mức năng lượng trao ñổi 2950 -3250 Kcal/kg và 13-18% protêin thô ñạt ñược tỷ lệ thịt xẻ 76,76 – 77,54%; tỷ lệ nạc 51,82 – 53,67 %; ñộ dày mỡ lưng siêu âm P2 từ 19,1 – 23,8 mm.
Nguyễn Văn Thưởng (1998)[79] cho rằng: Các cơ sở chăn nuôi ñàn giống bố mẹ nhằm sản xuất ra các tổ hợp lai ba và bốn giống như tổ hợp D(Hampshire x Y); D(LY); Hampshire(LY). Con lai 60 ngày tuổi, khối lượng ñạt trung bình 20 kg/con, thời gian ñạt khối lượng 90 kg từ 165 ñến 170 ngày tuổi. Khả năng tăng khối lượng trung bình 645 -650 gr/ngày, tiêu tốn từ 2,80 ñến 3,00 kg thức ăn/1kg tăng khối lượng và tỷ lệ thịt nạc ñạt trung bình 58,00%. Nguyễn Văn ðức, Lê Thanh Hải (2001)[19] ñã công bố tăng khối lượng của lợn F1(LY) ñạt 574,5 g/ngày và tăng dần lên 658,4 g/ngày.
Nguyễn Quế Côi và CS (2000)[13] nghiên cứu xây dựng chỉ số chọn lọc ở lợn Landrace và Yorkshire ñã cho biết, tỷ lệ nạc ở lợn Landrace 55,45% , ở lợn Yorkshire là 54,15% và ñạt tương ứng ở mỗi giống là 55,5% và 55,3%.. Theo Nguyễn ðăng Vang (2000)[94] lợn ngoại 3-4 máu (L, Y, D…) cho tỷ lệ nạc 56- 60%, khối lượng xuất chuồng 90 - 95kg, thích hợp cho các tỉnh ñồng bằng sông Hồng, miền Trung.
Các kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (2001)[36] cũng cho biết các công thức lai ba, bốn giống ngoại ñạt mức tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao. Con lai ba
giống D(LY) có mức tăng khối lượng trung bình 634 g/ngày, tỷ lệ nạc 55,9%, tiêu tốn thức ăn 3,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; con lai ba giống P(LY) có mức tăng khối lượng trung bình 601g/ngày, tỷ lệ nạc 58,8%, tiêu tốn thức ăn là 3,1kg/kg tăng khối lượng. Con lai bốn giống (PD)x(LY) ñạt tăng khối lượng trung bình 624g/ngày, tỷ lệ nạc 57,9%, tiêu tốn thức ăn 3,2kg/kg tăng khối lượng.
Lai ba giống giữa ñực D với nái lai F1(LY) hoặc F1(YL) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn ñể sản xuất 1kg lợn con ở 60 ngày tuổi; số con cai sữa ñạt 9,6-9,7 con/ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 – 75,7kg ở 35 ngày tuổi. Con lai ba giống D(LY) có mức tăng khối lượng trung bình 655,9g/ngày; tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98 kg; con lai ba giống D(YL) có mức tăng khối lượng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95 kg thức ăn/kg tăng khối lượng (Phùng Thị Vân và CS, 2002[92]).
Phùng Thị Vân và CS (2002)[92] cho thấy con lai giống F1(LY) ñạt mức tăng khối lượng từ 650,90 ñến 667,70 g/ngày, tỷ lệ nạc 58,8%, con lai F1(YL) ñạt mức tăng khối lượng từ 601,50 ñến 624,40 g/ngày và tỷ lệ nạc 56,5%. Nguyễn Thiện (2002)[76] cho biết lợn lai F1(LY), F1(YL) ñạt tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là: 58,80; 56,50%
Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và CS (2006)[37] cho biết một số chỉ tiêu năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng lợn và thời gian nuôi thịt: Khối lượng giết mổ 91,2 và 89,6 kg cho tỷ lệ móc hàm 70,5% và 69,2%; Tỷ lệ thịt xẻ 70,7% và 70,4%; Tỷ lệ nạc 59,9% và 59,5%.
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn ðức (2003)[21] trên các tổ hợp lai D(LY), D(YL), (DL)x(LY) và (DL)x(YL) ñã cho biết tổ hợp lai ba giống của D nuôi thịt có tốc ñộ tăng khối lượng vì chúng ñược thừa hưởng thêm ưu thế lai của bố lai. Tác giả
khẳng ñịnh sử dụng ñực lai (DL) tạo lợn lai nuôi thịt tăng hơn 3,19g/ngày so với sử dụng ñực thuần D khi lợn nái ñều là tổ hợp lai F1(YL) hoặc F1(LY).
Các kết quả của Trương Hữu Dũng (2004)[25] cho thấy các tổ hợp lai giữa hai giống Y, L và ngược lại, ba giống Y, L và D ñạt mức tăng khối lượng và tỷ lệ nạc cao. Con lai F1(LY) ñạt mức tăng khối lượng từ 650,90 ñến 667,70 g/ngày và tỷ lệ nạc từ 57,69 ñến 60,00%; con lai F1(YL) ñạt mức tăng khối lượng từ 601,50 ñến 624,40 g/ngày, tỷ lệ nạc từ 56,24 ñến 56,80%. Con lai ba giống D(LY) ñạt mức tăng khối lượng từ 617,80 ñến 694,10 g/ngày và tỷ lệ nạc từ 57,00 ñến 61,81%; con lai ba giống D(YL) ñạt mức tăng khối lượng từ 628,40 ñến 683,10 g/ngày và tỷ lệ nạc từ 56,86 ñến 58,71%.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung và CS (2004)[23] cho biết khả năng tăng khối lượng của các giống lợn ngoại L, Y, D và các tổ hợp lai F1(LY), F1(YL), D(LY), D(YL) ñạt mức tương ứng 613,07; 616,21; 624,01; 661,26; 663,03; 667,28; 669,12 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn của các giống lợn ngoại L, Y, D và các tổ hợp lai F1(LY), F1(YL), D(LY), D(YL) ñạt mức tương ứng ñó là 3,14; 3,09; 2,87; 3,05; 3,04; 2,94; 2,93 kg/kg tăng khối lượng. Theo Phạm Thị Kim Dung (2005) [24] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Duroc, Landrace, Yorkshire và lợn lai F1(LY), F1(YL), D(LY), D(YL) ở miền Bắc Việt Nam cho biết: khả năng tăng khối lượng và tỷ lệ nạc của tổ hợp lai 3 giống lớn hơn lai 2 giống và cao hơn so với giống thuần.
Kết quả nuôi thịt các tổ hợp lai D(YL), D(LY), L19(YL) và L19(LY) tại Xí nghiệp chăn nuôi ðồng Hiệp - Hải Phòng ñược ðặng Vũ Bình và CS (2005)[6] thông báo, tăng khối lượng/ngày tuổi lần lượt tương ứng ñạt 485,15; 525,42; 484,65 và 494,43 g/ngày tuổi với mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,40; 2,40;
2,61 và 2,56 kg; tỷ lệ móc hàm tương ứng ở các công thức lai ñạt 78,14; 79,70; 78,60 và 80,02%.
Nguyễn Thị Viễn và CS (2001)[95] khi nghiên cứu trên 360 lợn vỗ béo thuộc ba giống L, D và Y cho biết giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp ñối với tăng khối lượng là 172,0; 4,0 và 98,5 g/ngày. Giá trị di truyền cộng gộp từ cá thể mẹ là 77,0; 0,00 và 198,0 g/ngày ñối với tăng khối lượng. Tác giả kết luận giá trị di truyền cộng gộp của mẹ Y cao hơn các giống D và L về tăng khối lượng ở các con lai của nó trong ñiều kiện nuôi ở Việt Nam.
Lê Thanh Hải (2001)[36] ñã công bố, ñối với tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai giữa các giống D, L và Y thì giá trị di truyền cộng gộp ñóng góp vào chúng là 573, 576 và 580 g/ngày, trong khi ñó di truyền cộng gộp của bố chỉñóng góp 15; -8 và -7 g/ngày và di truyền cộng gộp của mẹñóng góp -17; 9 và 8 g/ngày. Như vậy bố là D cho kết quả cao nhất nhưng nếu là mẹ thì D sẽ cho kết quả thấp nhất trong các tổ hợp lai có ba giống D, L và Y. Tác giả kết luận hiệu ứng từ bản thân lợn mẹ cần thiết ñược xem xét trong việc ñánh giá di truyền ñối với các tính trạng năng suất ở lợn nái. ðiều này cũng trùng hợp với kết luận của Cassady và CS (2002)[118].
Nguyễn Thị Viễn và CS (2003)[96] khi nghiên cứu về tốc ñộ tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai giữa ba giống L, D và Y ñã công bố giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp, bố và mẹ ñều tăng khối lượng của các tổ hợp lai giữa ba giống này tương ứng là 573; 576; 580 g/ngày.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn ðức (2003)[21] trên các tổ hợp lai D(LY), D(YL), (DL)(LY) và (DL)(YL) ñã cho biết tổ hợp lai ba giống của D nuôi thịt có tốc ñộ tăng khối lượng cao, ñặc biệt khi sử dụng ñực lai (DL) ñã nâng cao tính trạng tăng khối lượng vì chúng ñược thừa hưởng thêm ưu thế lai của bố lai. Tác
giả khẳng ñịnh sử dụng ñực lai (DL) tao lợn lai nuôi thịt tăng hơn 3,19 g/ngày so với sử dụng ñực thuần D khi lợn nái ñều là tổ hợp lai F1(YL) hoặc F1(LY).
ðặng Vũ Bình và CS (2005)[6] cho biết lợn thịt D(LY) có tăng khối lượng trung bình hàng ngày cao hơn rõ rệt so với các công thức khác. Tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lai sử dụng ñực D là thấp nhất. Dùng ñực D hoặn L19 phối với F1(LY) cho tỷ lệ móc hàm cao hơn so với phối giống với nái F1(YL).
Lê Thanh Hải (1990)[32] ñã công bố ñộ dày mỡ lưng trên các tổ hợp lợn lai F1(LY), Y(LY) và D(LY) tương ứng là 26,1; 26,9 và 23,7mm. Việc sử dụng lợn ñực D trong các công thức lai ñã làm giảm ñộ dày mỡ lưng của các cá thể lai. Trên các tổ hợp lai ba giống giữa L, Y và D. Nguyễn văn ðức và CS (2002) [20] khi nghiên cứu ưu thế lai thành phần về dày mỡ lưng của các tổ hợp lai giữa 3 giống L, LW, MC ñã cho biết các thành phần ưu thế lai Dd và Dm tương ứng về tính trạng này là -1,07 và -0,22 mm. Nghiên cứu còn cho biết ưu thế lai tổng cộng về dày mỡ lưng tổ hợp lai giữa 3 giống trên là -1,29 mm. Phùng Thị Vân và CS (2000) [90] ñã xác ñịnh ñược dày mỡ lưng ở lợn D(LY) là 14,5 mm và ở lợn D(YL) là 15,9 mm.