Các thành tựu chính sách thuế XNK Việt Nam đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế xuất nhập khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)

1.1 ./ Khái nhiệm về thuế quan

2.3.1/ Các thành tựu chính sách thuế XNK Việt Nam đạt được

2.3.1.1/ Về mặt chính sách

- Chính sách thuế XNK đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường kiểm soát hàng nhập khẩu phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế. Kim ngạch XNK bình quân đầu người của Việt Nam thấp, nhưng xét trên phương diện quá trình phát triển kinh tế trong những năm qua thì kim ngạch XNK đã đóng góp một phần đáng kể vào cơng cuộc CNH-HĐH đất nước. Thơng qua nhập khẩu, Việt Nam có điều kiện nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ, chuyển giao máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ.. Đây là nhân tố có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường trong nước và thế giới. Thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách thuế XNK, nhà nước kiểm sốt hàng nhập khẩu thơng qua quy trình nghiệp vụ hải quan.

- Chính sách thuế XNK góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách nhà nước, số liệu thu ngân sách hàng năm theo bảng thống kê số 1, như vậy từ năm 2004 đến năm 2008 số thu thuế XNK trong tổng thu NSNN chiếm từ 23, 12% đến 31,45%.

( Biểu đồ -Tình hình thu thuế XNK từ năm 2004-2008 (ngìn tỷ đồng)).

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2004 2005 2006 2007 2008 Thuế XNK Tổng thu NSNN

- Bảo hộ kịp thời nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, từng bước cắt giảm thuế XNK phù hợp với các cam kết quốc tế. Biểu thuế sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung với các mức thuế chi tiết cho từng nhóm hàng, mặt hàng. Các mức thuế suất được ấn định trên cơ sở sự biến động của thị trường, đánh thuế theo mục đích sử dụng để kịp thời bảo hộ nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường trong nước, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thương trường.

2.3.1.2/ Về cơ chế tổ chức thực hiện

Chính sách thuế XNK đã đổi mới cơ bản, khi đó doanh nghiệp sẽ tự khai báo tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý. Đây là một trong những biện pháp nhằm cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong khai báo, thúc đẩy hàng hóa lưu thơng nhanh chóng, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Việc cải cách góp phần tạo mơi trường thơng thống cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế xã hội.

Ngoài ra, cách tổ chức này sẽ tạo năng động trong công tác thu thuế, quản lý được đối tượng nợ thuế, hạn chế cưỡng chế nhầm, chia sẽ trách nhiệm, giảm gánh nặng cho cán bộ hải quan trực tiếp trong cơng tác tính thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ cho NSNN.

2.3.2/ Những tồn tại của chính sách thuế XNK Việt Nam 2.3.2.1/ Chính sách thuế XNK 2.3.2.1/ Chính sách thuế XNK

2.3.2.1.1/ Thuế XNK chú trọng đến mục tiêu quản lý, tăng thu ngân sách nhà nước, chưa tạo điều kiện và áp lực tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế

Nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển đổi, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thấp, giá thành cao, tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế vẫn thường diễn ra. Vì vậy khi hội nhập kinh tế, Việt Nam vừa phải mở cửa, vừa rút kinh nghiệm, vừa thực hiện chiến lược phát triển đẩy nhanh khả năng cạnh tranh của hàng hóa nhưng trước hết phải giữ thế ổn định. Chính sách thuế XNK trong thời gian qua đã đáp ứng được mục tiêu đó. Tuy nhiên, để thích ứng phải thường xuyên thay đổi, bổ sung. Một mặt, Việt Nam đã giữ được thế ổn định

nền kinh tế, tăng trưởng nguồn thu cho NSNN, có điều kiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, sức ỳ trong đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với tư tưởng chờ bảo hộ lớn, mơi trường đầu tư khơng được thơng thống, kém ổn định.. đã kìm hãm quá trình phát triển và hội nhập kinh tế ( Bảng số 8 - Tỷ lệ bảo hộ thật sự tại Việt Nam đối với mặt

hàng xe ơtơ năm 2008 là 652%). Vì vậy, tồn tại lớn nhất là phải đáp ứng yêu

cầu và hoàn cảnh lịch sử phát triển của nền kinh tế. Do đó, trước xu thế hội nhập, chính sách thuế XNK đã bộc lộ những hạn chế nhất định chi phối đến các yếu tố khác cấu thành nên chính sách thuế XNK.

2.3.2.1.2/ Chính sách thuế XNK thực hiện cùng lúc nhiều mục tiêu, trong đó có các mục tiêu mâu thuẫn nhau

Trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển đổi, đặc biệt bước đầu gia nhập hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thuế XNK cùng một lúc phải thực hiện các mục tiêu cơ bản sau đây:

- Hỗ trợ nguồn thu cho NSNN với tỷ lệ động viên khá cao bình quân từ 23,12% đến 31,45% trên tổng thu ngân sách từ thuế. Để đạt mục tiêu này, mức thuế suất các loại hàng hóa phải ở mức rất cao từ 1% đến 200% ( trước năm 1998) hoặc từ 0% đến 150% ( từ năm 2007), mức thuế suất cao rõ ràng cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước bằng cách ban hành các mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, từng ngành hàng mà nhà nước xét thấy cần thiết phải bảo hộ. Điều này làm cho biểu thuế đa dạng mức thuế suất, phức tạp biểu thuế, đi ngược lại với nguyên tắc minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Bên cạnh, để bảo hộ sản xuất; biểu thuế xây dựng dựa trên cơ sở bảo hộ ngành hàng bằng việc đánh thuế dựa vào mục đích sử dụng của hàng hóa. Mục tiêu này đi ngược với mục tiêu công bằng trong chính sách thuế nhập khẩu giữa các đối tượng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế đối ngoại ( Bảng số 3 - Phân

bố mức độ thuế suất nhập khẩu của Việt Nam).

Do đó: Chính sách thuế XNK được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả

trong phân bổ nguồn lực. Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế XNK khơng thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục tiêu này thì lại gây thiệt hại tới mục tiêu khác. Một số mặt hàng nhập khẩu như: trứng gia cầm, muối, thuốc lá, đường… có thuế suất thuế nhập khẩu thấp nhưng biện pháp quản lý lại là bảo hộ phi thuế XNK (hạn chế số lượng nhập khẩu), rõ ràng là vi phạm quy định của WTO. Một số mặt hàng thuế XNK q cao sẽ kính thích sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cũng sẽ chiếm mất nguồn vốn, lao động, công nghệ của những hoạt động sản xuất hàng hóa khác có hiệu quả cao hơn.

2.3.2.1.3/ Cách tính thuế XNK cịn phức tạp, thiếu tính ổn định

- Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, cịn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế, cách tính thuế nhập khẩu quá cao vì gặp nhiều loại thuế trong một sắc thuế.

Ví dụ, căn cứ theo Thơng tư 115/2005/TT-BTC ngày 16/12/2005 quy định đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Căn cứ để tính thuế TTĐB:

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Nếu thay thế giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu ta có cơng thức tính thuế TTĐB phải nộp là:

Thuế TTĐB phải nộp =

Giá tính nhập khẩu +

thuế nhập khẩu ( nếu có) x

Thuế suất thuế TTĐB

Tương tự đối với cách tính thuế GTGT khâu nhập khẩu, căn cứ theo Thơng tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định cách tính thuế GTGT khâu nhập khẩu như sau:

Thuế GTGT phải nộp =

Giá tính nhập khẩu + thuế nhập khẩu ( nếu có)+ thuế TTĐB ( nếu

có)

x Thuế suất thuế GTGT

Như vậy, ngoài chức năng điều tiết tiêu dùng với một số mặt hàng đặc biệt, thuế TTĐB còn đảm đương cả chức năng của thuế nhập khẩu, vì đối tượng chịu thuế TTĐB khi nộp thuế đã phải nộp thêm thuế nhập khẩu trong giá tính thuế TTĐB. Vì vậy, việc thu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đã gồm thuế nhập khẩu. Tương tự cho thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu.

2.3.2.1.4/ Thiếu chuẩn mực trong việc hoạch định chính sách thuế

XNK thời kỳ hội nhập

Xét trên phương diện là công cụ hỗ trợ hội nhập kinh tế, có thể thấy quá trình hoạch định, điều chỉnh chính sách thuế XNK cịn dựa vào ý chí chủ quan nhằm đảm bảo thích ứng với nền kinh tế. Chẳng hạn chính sách thuế XNK mặt hàng xăng dầu và phụ tùng, xe ô tô (trong năm 2008 đã điều chỉnh.6 lần mặt hàng xăng dầu và 4 lần điều chỉnh liên quan đến mặt hàng phụ tùng, xe ô tô), sự điều chỉnh liên tục này đã không tuân thủ chuẩn mực hoạch định chính sách thuế XNK, phải điều chỉnh thuế suất nhiều lần trong thời gian ngắn hoặc nhằm bảo hộ từng ngành hàng, nhóm hàng địi hỏi phải có nhiều mức thuế suất đã không tuân thủ chuẩn mực đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện. Các biện pháp trên trên chỉ mang tính tình thế, vì chưa xuất phát từ những hoạch định lâu dài của nhà nước về phát triển kinh tế, đặc biệt liên quan đến chính sách phát triển các ngành hàng chiến lược.

2.3.2.1.5/ Chính sách, thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu và sự phối hợp liên quan đến thuế XNK của các ngành, các cấp còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện

Hiện nay, theo đánh giá của Tổng cục Hải quan về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thì những văn bản pháp quy về quản lý xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải XNK ban hành khoảng 20%, còn 80% còn lại là do các ban ngành khác

ban hành, theo như các doanh nghiệp phản ánh đều chưa rõ ràng, chưa cụ thể, minh bạch, lưỡng tính..Trên thực tế, các văn bản của Bộ ngành ban hành đều thiếu thống nhất, thiếu minh bạch, thiếu kịp thời do đó rất khó thực hiện từ phía doanh nghiệp và cả cơ quan Hải quan làm ảnh hưởng đến chính sách thuế XNK.

Ví dụ: Ngày 10/06/2008, Tổng cục Hải quan có cơng văn số 2754/TCHQ-GSQL trả lời cho Cục Hải quan Đồng Nai nêu “ Theo quy định, mọi tiêu chí trên C/O đều phải thể hiện đầy đủ để cơ quan Hải quan có căn cứ kiểm tra xuất xứ hàng hố. Theo đó, việc khơng ghi trị giá trên ô số 9 của C/O là không hợp lệ”. Tuy nhiên ngày 08/09/2008, Bộ Công thương có cơng

văn số 7892/BCT-XNK hướng dẫn: “ Giá FOB là một thông tin trên C/O

mẫu D nên cũng cần được ghi trên C/O”.

Như vậy, việc văn bản khơng quy định rõ ràng có ghi trị giá trên C/O gây lúng túng cho các Hải quan địa phương trong q trình xác định xuất xứ hàng hố để áp mức thuế suất ưu đãi theo quy định cũng như gây bức xúc cho doanh nghiệp do không được hưởng thuế suất ưu đãi theo quy định.

2.3.2.1.6/ Thiếu chính sách, cơ chế xác định nguồn gốc xuất xứ, giám

định chất lượng hàng hóa làm giảm chức năng, vai trò của thuế XNK

- Xác định xuất xứ hàng hóa để có cơ sở áp dụng chính sách thuế XNK phù hợp với các cam kết quốc tế. Ngày 24/07/2008, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 19/2008/BCT về việc Ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Đây là cơ sở để làm căn cứ xác định mức thuế suất ưu đãi trong Biểu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay trong điều kiện phát triển thương mại, hàng hóa có thể nhập khẩu từ một nước nhưng có xuất xứ từ nhiều nước khác tùy theo hàm lượng giá trị của hàng hóa được cấu thành từ nhiều nước khác nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu tìm mọi cách để làm thủ tục chứng nhận xuất xứ từ các nước mà Việt Nam đã có ký kết ưu đãi để hưởng chênh lệch thuế suất. Đây là những vướng mắc, khó khăn trong q trình thực hiện.

- Cơ chế xác định giám định chất lượng, thành phần của hàng hóa nhập khẩu do các tổ chức giám định tiến hành còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan “ Trong hoạt động giám định, một mặt hàng lại có nhiều kết

luận khác nhau, Hải quan không biết căn cứ vào kết quả nào để thông quan và nhiều trường hợp dẫn đến khiếu kiện giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, do đó có sự chênh lệch về mức thuế suất rất cao qua các chứng thư giám định

khác nhau” .

Chính những bất cập trên đã làm giảm hiệu quả của chính sách thuế XNK, làm giảm nguồn thu, gây ách tắc trong quá trình làm thủ tục thông quan.

2.3.2.1.7/ Xác định thời hạn nộp thuế cịn nhiều bất cập gây trình trạng nợ thuế XNK

Để hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện thực hiện thủ tục nhanh chóng, với nguồn vốn có hạn của các doanh nghiệp, Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 của Bộ Tài chính quy định đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thì thời hạn nhập khẩu đối với hàng hóa là 30 ngày; đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong danh mục hàng hố do Bộ Thương mại cơng bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng, nếu người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hố do Bộ Thương mại cơng bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy cho thấy chính sách thuế XNK khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị, ngun vật liệu... nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở của chính sách thuế XNK như đánh thuế trên mục đích sử dụng, tiêu chuẩn định mức, kỹ thuật chưa được chuẩn hóa, kép dài quy trình sản xuất để hưởng lợi nhờ chính sách cho phép nợ thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu đáng ra phải nộp ngay vào ngân sách nhà nước nhưng doanh nghiệp chiếm dụng để quay vòng vốn kinh

doanh gây ra tình trạng nợ thuế nhập khẩu quá hạn, có những trường hợp cịn nợ thuế nhưng pháp nhân doanh nghiệp đã bị giải thể, sáp nhập, mất tích.. Theo thống kê của Tổng cục Hải XNK tính đến ngày 30/11/2008, số nợ thuế quá hạn lên đến 4.253 tỷ đồng [ Nguồn TCHQ] . Tuy nhiên vấn đề này cịn tiếp diễn nếu khơng có biện pháp hữu hiệu. Trên thực tế hàng năm có khoảng 35.000 tỷ đồng [ Nguồn TCHQ] tiền thuế xuất nhập khẩu trong hạn mà các doanh nghiệp được nợ thuế theo luật định. Thực chất, đây là hình thức nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn trong hạn định để sản xuất kinh doanh. Do đó, khơng ít trường hợp đã lợi dụng chính sách ưu đãi này, chiếm dụng vốn nhà nước kéo dài nhiều năm để thu lợi cục bộ, từ đó phát sinh tiêu cực.

2.3.2.1.8/ Thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh để đảm bảo thực thi

nghiêm túc Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Biện pháp chế tài là yếu tố không thể tách rời trong tổng thể các yếu tố cấu thành nên chính sách thuế XNK. Nó đảm bảo tính hiệu lực của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Chính sách thuế XNK hiện hành quy định biện pháp xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế xuất nhập khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27)