Xây dựng biểu thuế theo định hướng bảo hộ chính đáng sản xuất trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế xuất nhập khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)

2.5 ./ Tỷ lệ bảo hộ thật sự tại Việt Nam đối với mặt hàng xe ôtô

3.2.1.1/ Xây dựng biểu thuế theo định hướng bảo hộ chính đáng sản xuất trong

xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa

Thuế XNK có một vai trị rất quan trọng trong việc bảo hộ cho sản xuất trong nước. Trong xu hướng tự do hóa thương mại và q trình liên kết khu vực thì hàng rào thuế XNK là công cụ bảo hộ cuối cùng và duy nhất được phép sử dụng nhằm bảo hộ chính đáng cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Trong những năm qua, chính sách bảo hộ thơng qua thuế ở Việt Nam còn chưa hợp lý, bảo hộ còn tràn lan, chưa chọn lọc và chưa có thời hạn, đặc biệt là chưa dựa vào lợi thuế cạnh tranh nên phần nào đã làm suy yếu vai trị kích thích, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời có trường hợp được bảo hộ cao đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, hậu quả là người tiêu dùng phải trả thêm một mức phí tổn khơng đáng có, cịn nền kinh tế bị lãng phí một phần nguồn lực đáng lẽ có thể đầu tư vào những ngành kinh tế khác có lợi hơn.

Tuy nhiên, trước mắt Việt Nam vẫn cần phải bảo hộ cho sản xuất trong nước nhưng phương hướng bảo hộ cần thay đổi cho phù hợp với các cam kết quốc tế. Do năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, việc sản xuất một số mặt hàng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội so với hàng hóa quốc tế có chi phí sản xuất cao hơn, thì sự bảo hộ cho một số ngành cơng nghiệp chọn lọc hồn tồn phù hợp với điều ước quốc tế và được phép sử dụng trong phạm vi nhất định. Vì vậy, bảo hộ qua thuế XNK cần phải thực hiện một cách có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn.

Trong q trình hồn thiện chính sách thuế, thuế XNK phải xác định rõ lĩnh vực ngành hàng cần được bảo hộ cũng như điều kiện và thời gian cụ thể. Việc xây dựng mức bảo hộ cao hay thấp phải dựa trên cơ sở lợi thuế cạnh tranh của các ngành kinh tế và chủ trương phát triển đầu tư của Nhà nước.

Đối với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao: tập trung vào các loại nhóm chính là các mặt hàng nông sản, các mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ được tự do hóa nhanh hơn, rộng hơn.

Đối với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh có điều kiện, đó là những sản phẩm có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu nhưng hiện tại cần phải có sự nảo hộ của nhà nước. Các sản phẩm này cần được bảo hộ ở mức cao nhất nhưng cũng cần phải công bố mức độ bảo hộ và lộ trình giảm dần để các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thuộc nhóm này phải tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình và sẵn sàng hội nhập khi thời hạn bảo hộ hết.

Đối với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp: hiện tại sản xuất khơng hiệu quả và trong tương lai cũng khơng có khả năng phát triển thì khơng nên bảo hộ ( tuy nhiên cũng tính đến mục tiêu kinh tế - xã hội cần thiết khác).

Đứng về lâu dài, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế thì mức thuế bảo hộ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc giảm dần. Chúng ta có 02 mốc thời gian tương đối rõ ràng để chấm dứt bảo hộ, đó là năm 2006 sản xuất trong nước sẽ khơng cịn được bảo hộ trước hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN; mốc thứ hai là năm 2020 sẽ khơng cịn được bảo hộ trước hàng của các nước APEC và mở rộng lâu dài cho các nước thành viên WTO. Do đó có thể nói rằng năm 2020 là mốc hồn tồn chấm dứt bảo hộ.

Các tiêu chí để phân loại hàng hóa vào các nhóm bảo hộ: - Dựa vào mức độ chế biến của sản phẩm hàng hóa.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư hiện tại và tương lai.

- Khả năng cạnh tranh của mặt hàng tại thời điểm hiện tại và tương lai. - Vai trò và tầm quan trọng của mặt hàng đối với nền kinh tế.

- Hàng hóa có cùng tính chất lý hóa thì có cùng mức thuế suất.

Trên cơ sở phân loại từng nhóm vào các mức độ bảo hộ khác nhau, ấn định thuế suất cụ thể mỗi nhóm mặt hàng, q trình đó căn cứ vào các yếu tố sau:

- Phạm vi cho phép bảo hộ trên cơ sở phân loại.

- Yêu cầu đơn giản hóa biểu thuế ở số lượng mức thuế suất và khoảng cách giữa các mức thuế suất.

- Dự kiến xử lý lượng hóa biện pháp bảo hộ phi thuế quan để kết hợp vào bảo hộ bằng thuế XNK.

Trên cơ sở phân tích như trên, đồng thời kết hợp với dữ liệu tại bảng số 8, tác giả xây dựng các ngành hàng cần được bảo hộ trong giai đọan này như sau:

3.2.1.2/ Xây dựng thuế XNK theo định hướng tính đến hiệu quả của việc thu thuế

Nói tới hiệu quả của thuế thì ngụ ý muốn nói đến các khoản thu từ thuế là lớn nhất và chi phí hành thu phải là thấp nhất. Có quan điểm cho rằng muốn tăng thu từ thuế thì cần phải tăng thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, điều này đi ngược lại với xu thế tự do hóa thương mại, hơn nữa nếu đánh thuế cao thì lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu sẽ giảm xuống thì có khi mức thu thuế cũng giảm theo, đồng thời nếu thuế suất cao sẽ dẫn đến buôn lậu, như vậy nhà nước vừa thất thu thuế vừa khơng kiểm sốt được thị trường. Vì vậy, mức thuế suất cần phải được xây dựng hợp lý nhằm đảm bảo tận thu cho NSNN, vừa thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, đồng thời thủ tục thu thuế cũng cần tiến tới gọn, nhẹ, công tác quản lý và thu thuế hiện đại nhằm giảm tối đa các khoản chi phí.

NSNN sẽ khơng bị biến động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chỉ có thể đạt được khi hệ thống thuế nội địa của nước ta được điều chỉnh một cách thích hợp. Song trước mắt nguồn thu từ thuế XNK vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu NSNN, nếu thực hiện các cam kết giảm thuế XNK thì cân đối NSNN và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách, Việt Nam cần giảm dần tỷ trọng thuế XNK tương ứng với việc tăng dần nguồn thu từ thuế nội địa, mở rộng hoạt

động kinh doanh để tăng thêm nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng cường thuế gián thu...

Biểu thuế mới được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên WTO, đã tham gia Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc và đang đàm phán Hiệp định ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - Newzealand, ASEAN - Ấn Độ... Bên cạnh đó Danh mục Biểu thuế cũng được thay đổi cơ bản so với trước và cơ quan Hải quan đang triển khai Chương trình hiện đại hố ngành, vì vậy Biểu thuế mới cần mang tính hệ thống và phù hợp với các cam kết hội nhập.

Kiến nghị, xây dựng Biểu thuế như sau:

+ Danh mục Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng chi tiết đến cấp độ 10 số, trong đó hơn 8.329 dịng ở cấp độ 8 số tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục

AHTN 2007. Cấp độ 10 số dự kiến sẽ chi tiết thêm khoảng 695 dịng thuế cần phải duy trì mức thuế cao hoặc thấp hơn mức thuế của các mặt hàng cùng nhóm để đảm bảo mục tiêu bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước. Như vậy tổng số dòng dự kiến khoảng 9.069 dòng (giảm khoảng 2.707dòng thuế so với Biểu thuế hiện hành).

+ Thay đổi thuế suất để thực hiện cam kết: theo cam kết WTO, trong các năm tới phải thực hiện cắt giảm thuế khoảng trên 1.741 dòng thuế theo Danh mục mới , đó là những mặt hàng thuộc 26 ngành hàng, cụ thể: nông thổ sản, rau quả tươi, cà phê chè, dầu thực vật, thịt chế biến, rượu bia, thuốc lá, xi măng... với mức giảm thêm từ 1% đến 6% tuỳ theo mặt hàng.

+ Giảm thuế khoảng 64 dòng thuế theo Danh mục mới (tương đương với trên 200 dòng thuế theo Danh mục cũ) do chuyển đổi từ Danh mục cũ sang Danh mục mới khó xử lý về mặt kỹ thuật, mặt khác nếu chi tiết sẽ Danh mục sẽ trở lên quá phức tạp vì vậy đối với những mặt hàng phải gộp dòng thuế nhưng không xử lý tách mã sẽ lấy theo mức thuế suất thấp nhất trong các dòng thuế phải gộp.

+ Dự kiến giảm thuế đối với khoảng trên gần 30 nhóm hàng (tương ứng với trên 130 dòng thuế). Những mặt hàng giảm thuế chủ yếu là nguyên liệu sản xuất trong nước không sản xuất được, đảm bảo hài hoà mức thuế suất giữa nguyên liệu và thành phẩm; dự kiến tăng thuế đối với 03 mặt hàng (thép chống lò, rutin và các dẫn xuất của nó, chất màu gốc động vật và thực vật) là những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, cần có mức bảo hộ hợp lý và tránh gian lận thương mại.

+ Tăng thuế xuất khẩu đối với một số khống sản như quặng titan, quặng crơm ( cả dạng thô và dạng tinh) từ 10% lên 20%, vì đây là những lọai quặng quý hiếm, trong nước hiện đang khai thác quá mức vì lợi nhuận xuất khẩu lớn. Các loại quặng khác tăng từ 5% lên 7% để hạn chế xuất khẩu. Tương tự cho mặt hàng cát tự nhiên, kiến nghị áp dụng mức thuế suất 5% do các nước khác đang có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam gây ảnh hưởng đến việc phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước; ngành than tăng từ 0% lên 10%, do mức độ ngành

than đóng góp vào NSNN tương đối cao ( năm 2007 đóng góp 1.000 tỷ đồng), ngịai ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giá than bán cho các hộ điện theo lộ trình điều chỉnh giá điện nên giá than trong nước hiện tại vẫn bán thấp hơn giá thành ( 442.126đ/tấn so với giá thành 450.000đ/tấn).

+ Mặt khác những mặt hàng thuộc diện cắt giảm thuế trong năm 2008 phần lớn là những mặt hàng đang có mức thuế suất cao 30%, 40%, 50%, 65% như cá, sữa, dầu thực vật, thực phẩm chế biến, rượu, bia...nên nếu cắt giảm thêm 1% - 6% thì mức thuế thực hiện trong năm 2008 vẫn có tác dụng cao trong việc bảo hộ sản xuất trong nước. Do đó dự kiến trong thời gian tới sẽ cắt giảm theo lộ trình cam kết.

+ Giảm ngay các thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phế liệu kim lọai: phế liệu sắt thép từ 33% xuống 30%; phế liệu chì từ 40% xuống 37% để phù hợp với cam kết WTO.

+ Một số ý kiến từ Bộ Công thương, Bộ Kế họach Đầu tư, Hiệp hội xe ôtô đề nghị giảm thuế suất nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ôtô từ 15-20% xuống 10%, Kiến nghị không giảm thuế suất nhập khẩu đối với các phụ tùng ôtô mà giữ nguyên thuế suất hiện hành để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ơtơ trong nước sản xuất các linh kiện này, tuy nhiên kiến nghị giảm thuế suất ôtô nhập khẩu ôtô nguyên chiếc để nâng cao dần sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước.

+ Để thực hiện bình ổn giá, thời gian vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành 2 Quyết định giảm thuế tạm thời với 5 nhóm mặt hàng chính là: (i) sữa và nguyên liệu sữa; (ii) thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; (iii) dầu thực vật dạng thô và tinh; (iv) thực phẩm (thịt, trứng); (v) thép và phôi thép. Do giảm thuế để bình ổn giá nên mức giảm tương đối nhanh (giảm từ 40% đến 100% mức thuế suất hiện hành). Mức thuế suất đang áp dụng chỉ mang tính chất tạm thời, về lâu dài cần phải tăng lên mức thuế suất hợp lý để đảm bảo hài hồ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng vì các mặt hàng trên trong nước đều có đầu tư sản xuất, trong đó một số mặt hàng liên quan đến

đầu ra của nơng dân. Do đó trong thời gian tới dự kiến các nhóm ngành hàng này giữ nguyên mức thuế suất hoặc cắt giảm ít.

+ Dự kiến sẽ cắt giảm thuế tiếp đối với gần 2.000 dòng thuế, bao gồm các mặt hàng: thuỷ hải sản, hoa quả, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rượu, thuốc lá xì gà, xi măng, sơn, vật liệu xây dựng, săm lốp, các sản phẩm giấy, một số sản phẩm điện, điện tử...với mức giảm thêm từ 1% đến 6% tuỳ theo mặt hàng.

+ Những ngành hàng có mức cắt giảm lớn như dệt may, đã thực hiện cắt giảm từ năm 2007 và năm 2008 theo lộ trình vẫn được giữ mức thuế suất trong năm 2009 nên khơng có tác động lớn đến ngành này.

3.2.2./ Giai đoạn 2016- 2020

3.2.2.1/ Xây dựng Biểu thuế theo định hướng điều tiết hàng hóa xuất nhập khẩu nhập khẩu

Do đến giai đọan này, nguồn thu từ thuế XNK và mức bảo hộ thông qua mức thuế suất rất thấp do cắt cảm thuế XNK theo lộ trình cam kết.

Vì vậy nếu xét tác động của thuế XNK đối với nền kinh tế; xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế XNK sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế, nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế XNK lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất

khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thuế XNK có thể có những ảnh hưởng

tiêu cực. Thuế XNK cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế XNK cao cũng sẽ kích thích tệ nạn bn lậu. Thuế XNK càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngồi do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng khơng khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế xuất khẩu sẽ khơng làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có

thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng hóa này thuế nhập khẩu có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước ngồi giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu.

3.2.2.2/ Xây dựng Biểu thuế theo định hướng công cụ phân biệt đối

xử trong quan hệ thương mại và tạo áp lực nhượng bộ trong đàm phán thương mại của các đối tác

Chính sách thuế XNK trong điều kiện hội nhập: Nhìn chung chính sách thuế XNK của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế XNK được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế XNK. Sự hình thành của các liên minh thuế XNK đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngồi liên minh. Chính sách liên minh thuế XNK đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngồi liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế XNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thuế xuất nhập khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58)