Bảng mô tả nợ dài hạn của Lehman năm 2005-2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 54 - 55)

Bảng mô tả nợ dài hạn của Lehman năm 2005-2006

2006 2005

Senior notes $ 75,202 $ 50,492

Subordinated notes 3,238 1,381

Junior subordinated notes 2,738 2,026

Long-term Borrowing 81,178 53,899

“Nguồn: Lehman Brothers Holding Inc 2006 annual report”.

Q trình phân tích chi tiết về tình hình Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của Lehman Brothers cho thấy thực chất những tài sản của Lehman được hình thành từ nguồn vay nợ. Cách thức huy động vốn vay của Lehman bằng nhiều cách: bán khống và cầm cố chứng khốn, vay mượn vốn thơng qua nghiệp vụ Repo chứng khoán, huy động vốn dài hạn đầu tư bất động sản. Mơ hình kinh doanh của Lehman là đi vay kết hợp đầu tư vào các danh mục rủi ro vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển qua nhiều năm. Trong cơ cấu vốn của Lehman Brothers thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong giá trị tổng tài sản từ 3%-4%. Đây là một cơ cấu vốn chứa nhiều rủi ro vì nó nói lên nguy cơ ở khả năng thanh toán của Lehman. Bảng cân đối kế tốn cũng phần nào nói lên cách thức kinh doanh rối ren vay mượn lẫn nhau trong thị trường tài chính Mỹ. Lehman vừa là chủ nợ mà cũng vừa là con nợ lớn.

Báo cáo tình hình tài chính của Lehman Brothers nói lên điều gì?

Báo cáo tình hình tài chính là một bức tranh mô tả khá chân thực về Lehman Brothers với những điều mà người đọc có thể dể dàng nhận ra.

Thứ nhất: Có nhiều nguyên nhân cho sự sụp đổ của Lehman, tuy nhiên

nguyên nhân chính vẫn là địn bẩy tài chính, là lỗi của Chính phủ Mỹ trong việc xóa bỏ quy định về hạn chế địn bẩy tài chính năm 2004, cho phép các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay quá lớn. Bên cạnh đó việc chính phủ Mỹ cho phép các tổ chức tài chính huy động vốn thơng qua các nghiệp vụ rủi ro trên thị trường chứng khoán cũng là nguyên nhân đẩy Lehman ngày càng sa vào bãi lầy khủng hoảng.

Thứ hai: Trọng tâm chính trong tình hình khó khăn của Lehman là có q

chứng khốn phát hành dựa trên danh mục nợ bất động sản, các loại chứng khoán, trái phiếu. Cùng với đà leo thang của khủng hoảng, các loại tài sản này liên tục sụt giá đã trở thành khó khăn đối với khả năng thanh tốn của Lehman bởi vì nguồn tài trợ cho các hoạt động đầu tư đó là từ vay nợ.

Giáo sư kinh tế Anthony Michael Sabino tại Đại học St.John nói. “Họ đã tự giết mình bằng chính lịng tham của họ. Người ta trở nên điên cuồng hơn và trong sự ám ảnh bất tận về việc thu những món lợi dù là nhỏ nhất, họ quên mất sự tàn phá sẽ đến cùng việc chấp nhận quá nhiều các nguy cơ”5.

Một cách nhìn khác cho nhà đầu tư là chúng ta hãy cần hiểu nhiều hơn ngoài con số lợi nhuận của một doanh nghiệp báo cáo. Sức khoẻ của một doanh nghiệp không chỉ nằm ở Bảng báo cáo thu nhập, mà cịn nằm ở Bảng cân đối kế tốn. Khi đa số các nhà đầu tư chỉ quan tâm con số lợi nhuận mà quên đi những áp lực và triển vọng, cũng như nguy cơ nằm ở Bảng cân đối kế tốn thì hậu quả khó lường. Kim ngân thời loạn, lúc này hơn ai hết chúng ta hiểu hơn về giá trị đích thực của một doanh nghiệp, đó là dịng tiền. Sau đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Lehman Brothers.

2.2.3.3. Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất của Lehman Brothers Holding Inc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 54 - 55)