Biểu đồ mô tả lượng tiền mặt của Lehman Brothers qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 61 - 66)

Biểu đồ mô tả lƣợng tiền mặt của Lehman Brothers qua các năm

    

Kết luận về vai trò thơng tin kế tốn từ sự sụp đổ của Lehman

Brothers.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Với Báo cáo xác định kết quả kinh doanh sáng sủa qua nhiều năm liền mà Lehman Brothers đã cơng bố, dưới sự kiểm tốn của các cơng ty kiểm toán hàng đầu thế giới là KPMG, Pricewaterhouse&Cooper và Ernst&Young thì có lẽ ít nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức lo lắng về tính trung thực hợp lý của những thơng tin đó. Và có lẽ sự sụp đổ lần này của Lehman Brothers cũng không phải do gian lận báo cáo tài chính như những trường hợp trước đó như Worlcom, Enron…mà bản chất vấn đề sẽ nằm ở một lý do khác mà theo tơi đó là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân.

1299 1087 -540 -2482 2000 1500 1000 500 0 -500 -1000 -1500 -2000 -2500 2004 2005 2004 2006 2007

Chính phủ Mỹ đã quản lý thơng tin kế tốn nhƣ thế nào?

Sự sụp đổ của Lehman Brothers nằm trong bối cảnh sụp đổ hệ thống của tồn bộ nền tài chính Mỹ. Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng của các cơ quan như Cục dự trữ liên bang Mỹ FED, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ SEC đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của Lehman Brothers. Chính chính sách khuyến khích thị trường bất động sản bằng lãi suất thấp của FED đã tạo nên bong bóng trong thị trường địa ốc, góp phần tạo ra nhiều sáng kiến tài chính là các MBS, CDO mà định chế tài chính này sử dụng trong suốt thời gian qua. SEC với vai trị quản lý thơng tin kế tốn tài chính các cơng ty trên thị trường chứng khốn đã khơng sử dụng thơng tin kế tốn của Lehman Brothers trong chức năng quản lý, từ đó họ khơng có bất kỳ cảnh báo nào cho Lehman cũng như cho các nhà đầu tư về những rủi ro mà thơng tin kế tốn đã thể hiện. Và Lehman vẫn hăng say trong những hoạt động kinh doanh mạo hiểm, các nhà đầu tư vẫn phấn khởi khi giá cổ phiếu Lehman tăng đều đặn qua từng năm đến khi mọi việc đổ bể thì khơng ai kịp trở tay. Nếu như chính phủ Mỹ có được đầy đủ những thơng tin kế tốn của các ngân hàng và các cơng ty tài chính và sử dụng chúng một cách hiệu quả chính thì họ đã có những sự điều chỉnh kịp thời, và nếu như những nhà kinh tế Mỹ như giáo sư Paul Krugman có đủ bằng chứng thuyết phục chính phủ Mỹ về những điều ơng dự báo cho nền kinh tế thì có lẽ mọi việc đã khác.

Ban lãnh đạo Lehman Brothers đã làm gì với thơng tin kế tốn trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh?

Dưới sự quản lý lỏng lẻo đối với hoạt động của các cơng ty tài chính và những chính sách kinh tế vĩ mơ sai lầm của chính phủ Mỹ đã đưa đẩy ban lãnh đạo Lehman đi đến những quyết định kinh doanh mạo hiểm bất chấp rủi ro vì lợi nhuận trước mắt. Ban lãnh đạo vạch chiến lược kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà họ quên mất một chiến lược kinh doanh bền vững phải dựa vào sự cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Thơng tin kế tốn của Lehman đã cho thấy rủi ro mà Lehman đang gặp phải là rất lớn. Tuy nhiên ban lãnh đạo đã phớt lờ đi vì những khoản lợi nhuận khổng lồ trước mắt. Và cái giá phải trả cho sự xem nhẹ vai trị thơng tin kế tốn trong kiểm soát rủi ro và ra quyết định kinh doanh chính là sự sụp đổ của chính doanh nghiệp mình.

Nhà đầu tƣ cổ phiếu Lehman Brothers làm gì trƣớc quyết định đầu tƣ của mình?

Có lẽ những người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất khi Lehman sụp đổ là những nhà đầu tư, những chủ nợ. Họ đã đầu tư tiền mua cổ phiếu của Lehman rồi nhận được số 0. Các chủ nợ cũng mất hết tiền vào những canh bạc của Lehman. Vì sao họ lại gánh chịu hậu quả như ngày hơm nay? Nếu có một bài học mang tên Lehman thì chính là bài học cho sự xem nhẹ thơng tin kế toán của các nhà đầu tư. Một khi chúng ta muốn đầu tư tiền vào một cơng ty thì con số lợi nhuận không phải là chỉ tiêu duy nhất mà chúng ta quan tâm. Để biết lợi nhuận đó do đâu mà có chúng ta phải xem xét đến Bảng cân đối kế toán để biết bản chất hoạt động kinh doanh là gì, danh mục tài sản là gì, nguồn vốn nào dùng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh đó. Và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho chúng ta thông tin về khả năng thanh toán nợ, thanh toán cổ tức và triển vọng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Với những kiến thức về tài chính kế tốn và cái nhìn tồn diện về thơng tin thì có lẽ phần nào giúp nhà đầu tư có những nhận định đúng đắn nhất về khoản tiền đầu tư của mình.

Cùng trong vịng xốy của cuộc khủng hoảng kinh tế của Mỹ năm 2008, tiếp theo sự sụp đổ lịch sử của hàng loạt các ngân hàng và các định chế tài chính lớn rung chuyển nền tài chính tồn cầu là các vụ lừa đảo tài chính nghiêm trọng cũng xuất phát từ nước Mỹ, điển hình là hai vụ lừa đảo tài chính của nhà tỷ phú Benard Madoff và Allen Stanford. Vì sao một nền tài chính tập trung những nhà kinh tế tinh hoa bật nhất nhân loại lại có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tồi tệ như hơm nay? Vì sao những ngân hàng, những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới với những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực phân tích tài chính lại là nạn nhân của những vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục tỷ đôla? Với việc phân tích hai vụ lừa đảo của Bernard Madoff và Allen Stanford dưới đây, đề tài sẽ khẳng định thêm việc xem nhẹ thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính phủ sẽ dẩn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

2.3. PHÂN TÍCH VỀ HAI VỤ LỪA ĐẢO TÀI CHÍNH CỦA QUỸ ĐẦU TƢ BERNARD MADOFF VÀ TẬP ĐOÀN STANFORD FINANCIAL GROUP.

2.3.1. Quỹ đầu tƣ Bernard Madoff 2.3.1.1. Bernard Madoff là ai?

. Ông là một trong những sáng lập viên của sàn Nasdaq và là chủ tịch sàn này từ những năm 1990. Cho đến năm 2001, công ty của ông vẫn là một trong ba nhà tạo lập thị trường lớn nhất trên sàn Nasdaq, và là doanh nghiệp môi giới lớn thứ ba tại Sở Giao dịch chứng khốn New York.

Cơng ty của Madoff hoạt động theo hình thức tư vấn đầu tư và điều hành các quỹ đầu tư với tổng số tài sản khoảng 17 tỷ USD. Các quỹ đầu tư của công ty này hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lời hứa lợi nhuận cao và chi phí thấp. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã đầu tư vào quỹ của Madoff thông qua các đối tác của công ty này và ký gửi cho ông ta hàng chục tỷ USD. Đổi lại, Madoff trả cho họ lãi suất rất cao, luôn ở mức hai con số.

Mọi việc chỉ thực sự bị phanh phui khi ông này tự thừa nhận tội lỗi của mình vào ngày 11/12/2008. Ơng thú nhận rằng bản thân ông cũng không thể biện hộ cho những tội lỗi mà mình đã gây ra. Ơng nói: “Tất cả chỉ là một sự dối trá to lớn. Thực chất đây là một dây hụi khổng lồ”. Số tiền mà quỹ đầu tư của Madoff lừa đảo lên đến 65 tỷ USD. Danh sách những nạn nhân của Madoff ngày một dài hơn bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và rất nhiều tên tuổi các ngân hàng hàng đầu trên thế giới như Santander của Tây Ban Nha, ngân hàng Anh HSBC, ngân hàng Hoàng gia Scotland, ngân hàng BNP của Pháp, ngân hàng Nomura (Nhật Bản)…

Ngày 26/06/09, Madoff bị tuyên phạm 11 tội hình sự, bao gồm lừa đảo, rửa tiền, khai gian với ủy ban chứng khoán nhà nước và nhiều tội khác. Các công tố viên ở văn phịng cơng tố New York đề nghị mức án tối đa là 150 năm tù cho Madoff, dựa trên số nạn nhân, số tiền mà ông đã lừa đảo cũng như quy mô thiệt hại mà Madoff gây ra.

2.3.1.2. Bài học rút ra từ vụ lừa của quỹ đầu tƣ Madoff

Các nhà đầu tƣ bỏ tiền vào quỹ đầu tƣ của Madoff chỉ vì uy tín cá nhân

của ơng ta mà khơng hề quan tâm thơng tin kế tốn của quỹ đầu tƣ họ đang đầu tƣ

Một điều rỏ ràng chúng ta nhận thấy qua vụ lừa này là các nhà đầu tư có tổ chức lẫn những nhà đầu tư cá nhân đã coi uy tín của Madoff hơn là bản thân công ty họ đang đầu tư tiền vào. Họ đổ tiền vào các quỹ đầu tư của Madoff với niềm tin duy nhất là uy tín cũng như vị trí của ơng trên thị trường chứng khoán Mỹ mà khơng cịn quan tâm đến bản chất những đồng lãi nhận được là từ đâu. Không nhà đầu tư nào biết được Madoff đã tiêu tán tiền vào những chỗ nào cũng như họ khơng hề biết đến Báo cáo tài chính của quỹ đầu tư này.

Và lời hối tiếc của những nhà đầu tư sau khi bị cú lừa Madoff: “Nhiều nhà đầu tư đã đặt hết niềm tin của họ vào người đàn ông, ngài Bernard Madoff hơn là tin tưởng vào công ty mà họ đã đầu tư. Tình hình sẽ như thế nào nếu như SEC trước đó có quy định bắt buộc Madoff phải gởi một bản in báo cáo thường niên của các công ty mà ơng đã đầu tư tiền vào đó đến các nhà đầu tư. Hoặc nếu như khơng có bản in báo cáo thường niên thì nhà đầu tư có thể tìm trên trang web của các cơng ty đó tất cả các báo cáo tài chính cho phép nhà đầu tư hiểu về cơng ty đó một cách sâu sắc mà khơng phải tìm kiếm qua hàng trăm trang trên mỗi trang web mới thấy được các thơng tin họ cần. Lúc đó có lẽ mọi việc sẽ khác”.

“Where Have All the Annual Reports Gone?

Segue to the many investors that put all their trust in one man, Bernard Madoff, rather than the company’s they were investing in, or thought they were investing in. And ask yourself what the picture would have been like had the SEC required Maddoff to send a printed annual report to each and every investor from each of the companies he invested in. Or if not a printed report, an investor module on the companies website with all of the reports online, allowing a shareholder to understand a company in-depth, without having to wade through hundreds of pages of each company’s web site to ferret out relevant information .It might have made a difference”.8

Chính phủ Mỹ có quản lý thơng tin kế tốn của các quỹ đầu tƣ tƣơng

tự nhƣ của Madoff?

Vụ lừa đảo 65 tỷ USD của Madoff xảy ra thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý thị trường như SEC và Cơ quan Giám sát cơng nghiệp tài chính (FIRA) là rất lớn. Từ trước đến nay chính phủ Mỹ khơng hề quản lý hoạt động của các quỹ đầu tư tương tự như quỹ đầu tư Madoff.

2.3.2. Vụ lừa đảo tài chính của Allen Stanford 2.3.2.1. Giới thiệu về Allen Stanford

Sau vụ Bernard Madoff, không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới lại thêm một phen kinh hồnh vì vụ lừa đảo của Allen Stanford. SEC đã cáo buộc Allen Stanford, 58 tuổi, lừa đảo 8 tỷ USD, thông qua hình thức bán các chứng chỉ ký thác cho các nhà đầu tư với hứa hẹn lãi suất cao khơng có căn cứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8

Các cơ quan chức năng của Mỹ gồm SEC, Toà án liên bang Mỹ tại Dallas cùng thơng báo rộng rãi là có đầy đủ bằng chúng để kết luận Allen Stanford là chủ mưu vụ lừa đảo bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng thông qua ngân hàng Stanford International Bank do Allen Stanford làm chủ. Chiêu lừa là rao bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng với mức lãi suất trên 8%/năm, cao hơn 2 lần so với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại.

Kết quả là ngân hàng của Stanford đã thu hút được hàng ngàn khách hàng ở 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê. Ước tính tổng số tiền người dân gửi vào ngân hàng Stanford International Bank (SIB) có thể lên tới 2,5 tỷ USD.

Sau đây đề tài sẽ phân tích những thơng tin kế tốn trong báo cáo thường niên năm 2007 của SIB (Stanford International Bank) để tìm hiểu ngân hàng này đã gỉa tạo thơng tin kế tốn như thế nào để phục vụ cho mục đích lừa gạt của mình.

2.3.2.2. Phân tích Báo cáo tài chính của SIB

Tạo ấn tƣợng bằng Financial Highlinghts!

Trong báo các tài chính năm 2007, SIB đã nhấn mạnh những thành tựu đã đạt được trong Financial Hightlights như sau nhằm tạo ấn tượng với nhà đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 61 - 66)