Chính sách đề xuất của các nhà quản lý và chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.3 Chính sách đề xuất của các nhà quản lý và chuyên gia

Trong phần này, các câu trả lời của người tham gia bao gồm tám đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn thuộc cấp quản lý nhà nước vùng nghiên cứu và các chuyên gia về vấn đề làm thế nào để cùng lúc đạt mục tiêu ổn định sinh kế của người dân gắn với quản lý rừng bền vững cho khu vực rừng phòng hộ Tân Phú. Các ý kiến đề xuất giải pháp chủ yếu cho vấn đề nêu trên được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.1: Tổng hợp các đề xuất chính sách

Chính sách Các đề xuất giải pháp

CS ổn định nhà ở Cưỡng chế Di dời vào khu tái định cư Ổn định dân cư CS sử dụng đất Thu hồi và hỗ trợ Chuyển mục đích sử dụng Phân quyền rõ ràng CS việc làm Dự án lâm sinh Phát triển lâm sản ngoài gỗ Hỗ trợ các mơ hình kinh tế Đào tạo, hỗ trợ việc làm Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Các đề xuất này được tổng hợp từ nhiều ý kiến riêng lẻ, kết hợp lại và rút ra các đề xuất chung nhất. Chi tiết sẽ được trình bày bên dưới.

Chính sách ổn định nhà ở cho người dân: Có nhiều ý kiến trái ngược nhau đưa ra

trong vấn đề này có nhóm cho rằng nên thu hồi đất và hỗ trợ theo quy định, có nhóm thì cho rằng nên để người dân sống ổn định không di dời. Các ý kiến được tổng hợp chủ yếu theo 3 hướng giải quyết như bảng sau:

Bảng 4.2: Khảo sát chính sách ổn định nhà ở cho người dân

Giải pháp Cưỡng chế Di dời và hỗ trợ Ổn định dân cư Số đề xuất 1 (13%) 2 (25%) 5 (62%) Tổng số (100%) 8 8 8 Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Giải pháp cưỡng chế: có 13% đối tượng tham gia trả lời là nên thu hồi không hỗ trợ đối với những hộ dân đang lấn chiếm đất rừng là ít khả thi nhất. Với Giải pháp ổn

dịnh dân cư, không phát triển thêm khu dân cư mới, hạn chế nhập hộ khẩu mới cho

các hộ mới đến trong khu vực này, nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đường…) đến khu vực dân đang sinh sống được 62% đối tượng nêu ra, đây cũng là giải pháp theo đánh giá là khả thi, điều này sẽ được phân tích chi tiết trong phần thảo luận. Còn

Giải pháp di dời kết hợp với hỗ trợ theo quy định của nhà nước được 25% đối

tượng đưa ra. Bao gồm quy hoạch khu tái định cư với hạ tầng hoàn chỉnh, di dời dân và hỗ trợ theo quy định của nhà nước hiện hành được xem ít khả thi hơn.

Chính sách sử dụng đất: Các giải pháp cho chính sách sử dụng đất được các đối tượng tham gia đưa ra chủ yếu tập trung vào ba giải pháp được trình bày bảng 4.3

Bảng 4.3: Khảo sát chính sách đề xuất về sử dụng đất

hỗ trợ đích rõ ràng Số đề xuất 1 (13%) 2 (25%) 5 (62%)

Tổng số (100%) 8 8 8

Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Giải pháp thu hồi đất và hỗ trợ chỉ có 13% đối tượng đưa ra xem là ít khả thi nhất. Về phía quản lý nhà nước vùng nghiên cứu, người trực tiếp quản lý cho rằng “Chính sách thu hồi và hỗ trợ là khơng khả thi vì vùng nghiên cứu khơng có đất dự

phịng để di dời dân, kinh phí sử dụng là rất lớn so với ngân sách vùng nghiên cứu”. Với giải pháp phân quyền cho người dân (Cấp giấy chứng nhận sử dụng

đất) người dân sẽ toàn quyền quyết định trên diện tích đất được cấp, họ có thể mua bán, trao đổi, dùng làm tài sản thế chấp vay vốn…là được nhiều đề xuất nhất với 62% đối tượng đưa ra, đây là giải pháp đươc xem là khả thi nhất trong ba giải pháp đề xuất. Hầu hết ý kiến đề xuất thực hiện giải pháp này như sau: Hợp đồng khoán

rừng theo quy định của nhà nước với người dân như đã làm tại các nơi khác trong

tỉnh, kèm theo đặc thù của địa phương và được nguời dân chấp nhận, được xác nhận của chính quyền xem như là giấy chứng nhận sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003. Giải pháp còn lại là cho người dân tiếp tục sử dụng đất nhưng chuyển đổi sang

trồng rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp (nông lâm kết hợp) nhưng không làm hợp đồng khốn với người dân xem là khó khả thi với 25% đối tượng nêu ra. Nhưng cũng còn ý kiến lo ngại vấn đề này họ cho rằng chỉ nên tiếp tục cho người dân sử dụng tại các khu vực rừng ít xung yếu, và phải theo đúng định hướng quy hoạch chung.

Các giải pháp đề xuất cho chính sách này đều được đưa ra trong bảng 4.4, nhìn chung các đề xuất giải pháp cho chính sách này đề được người dân ủng hộ và phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước.

Bảng 4.4: Khảo sát chính sách đề xuất về việc làm cho người dân

Giải pháp Dự án lâm sinh Phát triển lâm sản ngoài gỗ Hỗ trợ các mơ hình sản xuất Đào tạo, hỗ trợ việc làm Số đề xuất 7 (94%) 8 (100%) 8 (100%) 8 (100%) Tổng số (100%) 8 8 8 8 Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn đề xuất giải pháp này đều được 100% đối tượng tham gia đề xuất để giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân: Ưu tiên sử dụng lao động là người dân trong vùng cho các dụ án mở rộng lâm sinh; Phát triển lâm sản ngồi gỗ, sử dụng củi khơ, tỉa cành cây rừng, khai thác mây, cây dược liệu…; Xây dựng các mơ hình kinh tế nơng nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật như trồng nấm, chăn nuôi… Hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm phi nơng nghiệp tại các khu công nghiệp là các giải pháp khả thi và phù hợp với mục tiêu phát triển chung của cả tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)