Phân tích nhu cầu của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 39 - 41)

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.5 Phân tích nhu cầu của người dân

Phần tìm hiểu về nhu cầu của người dân vùng nghiên cứu để biết mong muốn của họ như thế nào khi chính sách được thực hiện. Hơn nữa so với các đề xuất chính sách các nhu cầu của người dân có phù hợp hay khơng? Cuối cùng tìm hiểu nhu cầu của người dân để bổ sung cho chính sách đề xuất, làm cho chính sách khả thi hơn.

Bảng 4.8: Kết quả tìm hiểu nhu cầu người dân

Nhu cầu Phân quyền sử dụng đất Ổn định nhà ở hiện tại Cấp đủ đất sản xuất NN Tạo thêm việc làm Ổn định thu nhập Số ý kiến 22 (100%) 22 (100%) 12 (55%) 20 (91%) 22 (100%) Không ý kiến 0 0 10 (45%) 2 (9%) 0 (0%) Tổng số (100%) 22 22 22 22 22 Nguồn: Khảo sát thực tế 2010

Từ bảng 4.8 cho thấy: 100% người dân mong muốn được phân quyền sử dụng đất rõ ràng: “BQL cần ký hợp đồng khoán đất khoán rừng cho người dân và phải phân

quyền rõ ràng bao gồm quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích cơng bằng cho các bên. Diện tích đề nghị mỗi hộ gia đình nhận 2 -3 ha” (Người dân được phỏng vấn cho

biết). Nhu cầu Ổn định nhà ở hiện tại, không di dời, và nhu cầu ổn định thu nhập cũng được 100% người được hỏi cho biết là mong muốn của họ. Với 91% nhu cầu của người dân là tạo thêm việc làm, đào tạo nghề…Và 55% người dân được hỏi có nhu cầu về đất sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, được tạo cơng ăn việc làm trong mùa nông nhàn, kéo điện lưới quốc gia đến khu vực chưa có điện…cũng là nhu cầu được một số người dân nêu ra. Trong các nhu cầu mà người dân nêu ra, ngoại trừ nhu cầu ổn định thu nhập còn lại các nhu cầu khác đều được các giải quyết bởi các giải pháp đề xuất từ nhóm quản lý nhà nước. Vì vậy, nhu cầu về ổn định thu nhập cho người dân khi chính sách thực hiện cần được đưa thêm vào các chính sách đề xuất nhằm đạt mục tiêu đề ra. Tóm lại, các nhu cầu của người dân là hồn tồn phù hợp với chính sách đề xuất đưa ra và có thể thực hiện được.

Như vậy, sau khi khảo sát và thu thập thông tin của hai nhóm đối tượng kết hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân, các đề xuất chính sách được tổng hợp thành ba nhóm trước khi đánh giá hiệu quả như sau:

(i) Chính sách ổn định nhà ở có hai đề xuất: Duy trì ổn định khu dân cư hiện hữu, không phát triển thêm khu dân cư mới, không di dời dân; Và thu hồi đất và hỗ trợ cho dân theo quy định

(ii) Chính sách sử dụng đất: Thu hồi đất chuyển sang trồng rừng. Xây dựng khu dân cư tập trung để di dời người dân sống trong rừng; Và Hợp đồng khốn đất, khốn rừng với cơ chế khốn rừng thích hợp

(iii)Chính sách hỗ trợ việc làm và ổn định thu nhập: Ồn định thu nhập cho người dân ít nhất bằng với thu nhập hiện tại của mỗi gia đình; Và Xây dựng dự án du lịch sinh thái, dự án trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, tạo thêm việc làm cho người dân

Các chính sách này được thảo luận chi tiết trong phần sau để chọn ra các chính sách phù hợp nhằm bổ sung các đề xuất giải pháp quản lý cho lãnh đạo địa phương và BQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)