Phản ứng của người dân đối với chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 36 - 39)

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.4 Phản ứng của người dân đối với chính sách

a. Chính sách ổn định nhà ở cho người dân

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân khá nhạy cảm với chính sách về nhà ở. Đa số người dân được hỏi đều cho rằng, gia đình họ đã sống ổn định nhiều năm tại khu vực này nên vấn đề di dời đi nơi khác là rất khó khăn, họ lo lắng nơi ở mới sẽ như thế nào, làm gì để sinh sống… Hơn nữa, theo quan sát thì khu vực này đã hình

thành khu dân cư ổn định, có đầy đủ cơ sở hạ tầng như đường bê tông nhựa, điện, trường học, trạm xá…bảng 4.5 cho thấy phản ứng gay gắt của người dân đối với vấn đề thay đổi chổ ở hiện tại như thế nào.

Bảng 4.5: Khảo sát ý kiến về chính sách ổn định nhà ở của người dân

Chính sách Cưỡng chế-thu hồi đất Di dời và hỗ trợ theo quy định Ổn định dân cư Số đồng ý 0 (0%) 20 (91%) 22 (100%) Số không đồng ý 22 (100%) 2 (9%) 0 (0%) Tổng số (100%) 22 22 22 Nguồn: khảo sát thực tế (2010)

Khơng có người dân nào được hỏi trả lời chấp nhận để cho BQL thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất lấn chiếm. 100% người dân được hỏi cho rằng giải pháp ổn định khu dân cư hiện hữu là tốt nhất cho họ cũng như cho mục đích quản lý bảo vệ rừng. Còn lại, giải pháp di dời chỉ có khoảng 10% người dân được hỏi đồng ý di dời, hơn 90% cịn lại khơng đồng ý di dời. Nếu bắt buộc phải di dời thì nhà nước phải có mức hỗ trợ thỏa đáng cho họ. Theo thơng tin thu thập được từ người dân thì:”Giá trị thị trường của một hecta đất lấn chiếm hiện đang sản xuất nông nghiệp

tại khu vực này là 150 đến 200 triệu đồng (Sang nhượng không phép). Và đây cũng là mức giá hỗ trợ để người dân di dời”. Đây là vấn đề thật sự khó khăn cho đơn vị

quản lý vì muốn thu hồi đất rừng phải hỗ trợ cho người dân một số tiền quá lớn. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần thảo luận chính sách.

b. Chính sách sử dụng đất

Kết quả lấy ý kiến người dân đối với chính sách sử dụng đất, thì đa số họ cho không chấp nhận bị thu hồi đất và hỗ trợ theo quy định của nhà nước. Người dân mong

muốn có được chủ quyền trên diện tích đất rừng họ đang canh tác nông nghiệp. Bảng 4.6 cho thấy phản ứng của người dân đối với chính sách này.

Bảng 4.6: Kết Khảo sát ý kiến người dân về chính sách sử dụng đất

Giải pháp Thu hồi và hỗ trợ

theo quy định Chuyển mục đích Phân quyền rõ ràng Số đồng ý 2 (9%) 5 (23%) 22 (100%) Số không đồng ý 20 (91%) 17 (77%) 0 (0%)

Tổng số 22 22 22

Nguồn: khảo sát thực tế, 2010

Giải pháp phân quyền được 100% người dân được hỏi đồng ý, họ sẽ tiếp tục sinh

sống và sử dụng đất hiện tại nhưng chuyển dần theo lộ trình sang trồng rừng phịng hộ kết hợp sản xuất nơng nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ đồng thời phải ký hợp đồng khốn rừng phân chia lợi ích rõ ràng từ các sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ trong khu vực họ quản lý. Hơn nữa hợp đồng khoán này phải có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Theo Luật Đất đai 2003), được phép sang nhượng và được ngân hàng công nhận để cho vay như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều quan trọng mà người dân đưa ra là làm thế nào đảm bảo thu nhập cho gia đình họ như hiện tại. Và những hộ dân có tham gia vào lấn chiếm đất rừng phát biểu rằng “nếu BQL làm hợp đồng khoán thỏa mãn các yêu cầu trên thì họ cũng sẽ thực hiện và sẽ thực hiện theo hợp đồng”. Đề xuất này có thể giải quyết bài toán phá rừng lấy đất sản xuất như hiện nay. Như vậy, chính sách này sẽ bao gồm nhiều vấn đề liên quan và cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng. Đối với giải pháp thu hồi đất và hỗ trợ theo quy định thì chỉ có dưới 10% người dân đồng ý thực hiện, số còn lại không đồng ý nếu hỗ trợ không

20% người dân đồng ý, số cịn lại khơng đồng ý vì họ muốn được phân quyền rõ ràng.

c. Chính sách hỗ trợ việc làm

Tất cả các chính sách đề xuất về hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề… đều được người dân ủng hộ, họ mong muốn có được việc làm thêm trong thời gian nơng nhàn, hay làm việc cho BQL để tăng thêm thu nhập như: Trồng rừng, dịch vụ du lịch, sản xuất lâm sản ngồi gỗ...

Bảng 4.7: Khảo sát chính sách đề xuất hỗ trợ việc làm cho người dân

Giải pháp Dự án lâm

sinh Phát triển lâm sản ngồi gỗ Hỗ trợ các mơ hình sản xuất Đào tạo, hỗ trợ việc làm Số đồng ý 22 (100%) 22 (100%) 22 (100%) 22 (100%)

Không đồng ý 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Tổng số 22 22 22 22

Nguồn: khảo sát thực tế, 2010

Các giải pháp hỗ trợ việc làm đều mang lại lợi ích cho người dân nên hầu hết người dân được hỏi đều đồng ý với mong muốn có thêm việc làm để tăng thu nhập cho gia đình. Tất cả các để xuất về việc làm, đào tạo nghề, chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, hay xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp đều được người dân hưởng ứng, 100% hộ trả lời sẽ tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ổn định sinh kế người dân kết hợp quản lý bảo vệ rừng bền vững tình huống rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)