d/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
3.1 Các giải pháp khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư
3.1.2 Đầu tư ngân sách
Vốn ngân sách được đầu tư cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và quốc phịng, an ninh; các chương trình mục tiêu quốc gia, trong
đó có xóa đói, giảm nghèo và các dự án điều tra cơ bản, các dự án quy hoạch
ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đơ thị và nơng thơn.
Khuyến khích tư nhân và các thành phần kinh tế khác tham gia phát triển các cơng trình kết cấu hạ tầng để giảm dần danh mục các cơng trình sử dụng
100% vốn nhà nước.
Việc chuẩn bị đầu tư phải có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý
chí. Cơng tác chuẩn bị đầu tư gồm: nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư;
tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. Chuyển việc thực
hiện những nội dung của công tác chuẩn bị đầu tư từ các cơ quan hành chính nhà nước là chính sang các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Ngồi các cơng trình trọng điểm quốc gia do Quốc hội quyết định, cần phát huy vai trò của các Hội đồng nhân dân đối với việc sử dụng vốn ngân
sách cho đầu tư phát triển; nếu dự án thuộc ngân sách địa phương (kể cả phần Trung ương phân bổ thêm cho địa phương) thì phải đưa ra Hội đồng
nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai; nếu là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc quyền quyết định của cơ quan chính quyền cấp trên, thì phần làm trên địa bàn nào phải thông báo cho Hội đồng nhân dân điạ phương
đóng góp ý kiến.
Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, cần thực hiện nghiêm
quy định về tiến độ và thời hạn hồn thành, có sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Trong kế hoạch hằng năm Chính phủ, các Bộ, các địa phương phải dứt khốt bố trí đủ vốn bảo đảm tiến độ xây dựng các cơng trình dở dang trước
khi đặt ra các cơng trình mới. Chấm dứt tình trạng dự án đầu tư xây dựng cơ bản chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng đã được ứng vốn
trước theo lối "tiền trảm, hậu tấu".