Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án trường hợp các ban quản lý dự án ngành điện , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

d/ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,

3.1 Các giải pháp khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư

3.1.6 Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Thực hiện nghiêm công tác giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định của Chính phủ. Các bộ, địa phương, Tổng cơng ty/Tập đồn thực hiện giám

sát ngay từ khâu bố trí đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, thực hiện giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư; tổ

chức tốt việc đánh giá đầu tư của ngành và địa phương trong từng thời kỳ,

nhằm xem xét cụ thể tình hình và kết quả đầu tư của ngành và địa phương,

tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư.

Các cơ quan chức năng về quản lý đầu tư cả ở Trung ương và địa

phương kiện toàn tổ chức các đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, tăng

cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực của các đơn vị đầu mối thực hiện

nhiệm vụ này. Các đơn vị đầu mối cần khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở sử dụng cơng nghệ tin học.

Cần thể chế hóa ở cấp độ cao, đủ hiệu lực đối với các chế tài để đảm

bảo thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Ngoài các chế tài chung quy định trách nhiệm của các cơ quan, cần có các quy định về trách nhiệm của các cá nhân, hình thức và mức độ xử lý cụ thể và nghiêm khắc đối với các cơ quan và cá nhân thiếu trách nhiệm thực hiện giám sát, đánh giá

đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2005 về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn cấp xã, nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi cơng trong q trình thực hiện đầu tư; phát hiện và kiến nghị, thơng qua

các tổ chức đồn thể của cộng đồng hoặc Mặt trận Tổ quốc, với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thốt vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

Để cộng đồng dân cư thực hiện được việc giám sát đầu tư đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở công việc của các dự án chịu sự giám

sát đầu tư của cộng đồng, các cấp chính quyền, nhất là cấp xã/phường cần

làm tốt hai việc: Một là, tăng cường giáo dục và giải thích về pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tư nói riêng. Hai là, cơng khai hóa các chương

trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng

đồng trên địa bàn xã và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của

cộng đồng hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã/phường.

Giám sát trong nội bộ doanh nghiệp là hoạt động giám sát của các chủ thể trong chính doanh nghiệp, là hình thức giám sát có hiệu quả vì các chủ thể này có khả năng nắm đầy đủ thơng tin nhất về doanh nghiệp và thực hiện

giám sát trước hết vì lợi ích của mình.

Giám sát trong nội bộ thị trường gồm giám sát của chủ nợ và các bạn hàng (ngân hàng, bảo hiểm, cung ứng vật tư...), các đối thủ cạnh tranh và các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi các ban quản lý dự án thành các công ty cổ phần tư vấn quản lý dự án trường hợp các ban quản lý dự án ngành điện , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)