Đánh giá về an ninh tài chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh tài chính cho các doanh nghiệp việt nam trong hội nhập quốc tế (Trang 65 - 72)

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007, sau hơn hai năm hội nhập nhiều nhà quản lý và chuyên gia kinh tế hàng đầu đều có chung nhận định rằng việc gia nhập này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã phát triển tốt và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Các doanh nghiệp Việt Nam cĩ nhiều cơ hội tiếp cận với

các nguồn tín dụng, cơng nghệ hiện đại, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm do thị trường được mở rộng . Mơi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn nhờ thực thi các cam kết về minh bạch hĩa chính sách, khơng phân biệt đối xử, giảm bớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về việc tham gia WTO đã cĩ sự chuyển biến tích cực.

Các doanh nghiệp Việt nam ngày càng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi và doanh nghiệp cổ phần cĩ hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hĩa ngày càng nhiều và dần thay đổi cơ chế quản lý phù hợp hơn với kinh tế thị trường và thời kỳ gia nhập kinh tế quốc tế.

Cùng với sự phát triển thị trường vốn, các doanh nghiệp ngày càng cĩ nhiều cơng cụ để huy động vốn hơn, vì vậy tính tự chủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngồi quốc doanh ngày càng cao, càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh làm tăng hiệu quả hoạt động và khả năng bảo đảm an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẩn cịn nhiều mặt tồn tại về an ninh tài chính của doanh nghiệp Việt nam trong thời kỳ hội nhập.

Từ các phân tích về thực trạng an ninh tài chính doanh nghiệp Việt nam ở chương 2, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Việt nam đã vi phạm nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là “tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn” . Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan từ các chính sách vĩ mơ của Nhà nước, ngân hàng trong việc tạo nhiều hơn nửa các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp là chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý vốn trong doanh nghiệp. Tính tự chủ trong các doanh nghiệp cĩ vốn nhà nước cịn kém, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Nhà nước được ưu tiên trong vay vốn ngân hàng, vốn ưu đãi trong khi hiệu quả hoạt động kinh doanh lại thấp, khả năng thanh tốn thấp, tỷ lệ nợ tồn động quá hạn cao. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam nhìn chung cịn thấp

- Hệ thống pháp luật Việt nam chưa hồn thiện, dù trong quá trình gia nhập WTO đã cĩ nhiều luật mới ban hành và luật sửa đổi bổ sung. Cụ thể là đã cĩ 29 luật mới và luật sửa đổi bổ sung như: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ …. Nhưng nghị định để hướng dẫn thi hành thì chưa đủ và cĩ độ trể nhất định … chính điều này là nguyên nhân dẫn đến luật pháp nước ta cĩ hiệu lực thi hành thấp, hơn nữa cịn khiến cho một bộ phận khơng nhỏ các doanh nghiệp khơng biết phải áp dụng những điều luật trong từng trường hợp cụ thể như thế nào.

- Hạn chế về nguồn nhân lực cĩ trình độ cao, vai trị của người lãnh đạo

cấp cao rất quan trọng trong doanh nghiệp. Khi năng lực của người lãnh đạo tốt sẽ

giúp cho việc định hướng chiến lược kinh doanh, tổ chức bộ máy, đề ra chính sách tài chính, đầu tư,… phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng

doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta lại thiếu hụt trầm trọng và mới chỉ đáp ứng gần 40% nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngồi nước. Theo điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành phố trên cả nước, cĩ tới 1/3 lãnh đạo các doanh nghiệp cĩ trình độ học vấn dưới đại học.

Nước ta cĩ nguồn lao động dồi dào chiếm trên 54% dân số cả nước với gần 47 triệu lao động. Tuy nhiên cĩ đến gần 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 đến 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì cịn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, điều này dẩn đến một nghịch lý là trong khi rất nhiều lao động khơng cĩ việc làm thì khơng ít doanh nghiệp lại than thiếu nhân lực. Nguyên nhân của tình trạng thừa mà … thiếu này là do trình độ của người lao động và yêu cầu của các doanh nghiệp đã khơng gặp nhau. Chúng ta cĩ nhiều thợ, nhiều kỹ sư, nhưng kỹ sư giỏi và thợ lành nghề ít. Kỹ sư của chúng ta chỉ mới quen làm việc theo cơng nghệ, mẫu mã sẵn cĩ của nước ngồi. Cịn tự thiết kế sản phẩm, hoặc sáng tạo ra mẫu mã mới cịn rất ít. Đây là thực tế đã kéo dài nhiều năm làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là những ngành cơng nghiệp kỹ thuật cao như cơ khí, điện tử … Theo Sở lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, số lao động tốt nghiệp đại học chưa xin được việc làm hiện tại vào khoản 8.000 đến 10.000 người, nhưng số sinh viên ra trường đáp ứng được việc làm cho các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 25%, số cịn lại phải làm cơng việc trái ngành nghề đã học hoặc phải chờ việc.

- Thiếu cơ chế giám sát an ninh tài chính của doanh nghiệp cĩ hiệu quả, về phía Nhà nước thì chưa cĩ cơ quan chức năng nào cĩ nhiệm vụ tổng hợp, phân loại quy mơ doanh nghiệp, phân loại ngành nghề doanh nghiệp để từ đĩ phân tích tổng hợp tình hình tài chính của các doanh nghiệp và đưa ra được những đánh giá xác thực điểm mạnh, yếu và những khĩ khăn của doanh nghiệp nhằm kịp thời giúp Nhà Nước điều chỉnh vĩ mơ tạo mơi trường hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích tổng hợp đĩ cũng là một kênh thơng tin rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc tìm hiểu & đánh giá tình hình chung của các doanh nghiệp trong các ngành nghề để từ đĩ đánh giá được tiềm lực tài chính của bản thân, tìm ra được những chiến lược đầu tư, kinh doanh mới phù hợp với xu hướng chung của thị trường. Về phía doanh nghiệp hiện nay, nhất là doanh nghiệp ngồi Nhà nước và cĩ quy mơ nhỏ & vừa thường khơng hoặc cĩ nhưng yếu kém về cơ chế giám sát tình hình tài chính trong nội bộ. Đa phần trong các doanh nghiệp này việc kiểm sốt tài chính chỉ tập trung ở bộ phận kế tốn do đĩ các nghiệp vụ về phân tích quản trị, phân tích rủi ro hầu như là khơng cĩ. Điều này cĩ nghĩa là các phân tích, đánh giá về tình hình an ninh tài chính của doanh nghiệp gần như là khơng được thực hiện ngay tại các doanh nghiệp này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

♣♣♣

Trên cơ sở lý luận của chương 1 về những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính của doanh nghiệp, chương 2 đã trình bày và phân tích các vấn đề về tình hình can bằng và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Trình bày về khả năng thanh tốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Phân tích về cơ chế kiểm sốt an ninh tài chính của các doanh nghiệp. Và từ các vấn đề đó đã rút ra được những mặt đạt được và những mặt còn yếu kém làm ảnh hưởng đến an ninh tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Và để khắc phục những yếu kém này sẽ đề xuất những giải pháp khắc phục tương ứng từ phía Nhà nước và doanh nghiệp được trình bày tiếp theo ở chương 3.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP

GĨP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

Để cĩ được giải pháp phù hợp & hiệu quả thì trước tiên chúng ta sẽ nhận định chung về tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay

3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Nền kinh tế - xã hội Việt nam hiện nay đã chịu tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Nền kinh tế tồn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang, khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế thế giới lúng xâu vào suy thối. Trước tình hình lạm phát gia tăng từ quý III/2007, từ tháng 4/2008 Chính phủ đã cĩ bước ngoặt chuyển hướng chính sách từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát. Từ tháng 10/2008, nền kinh tế Việt Nam lại phải gồng mình chống đỡ tác động hết sức tiêu cực của cơn bảo khủng hoảng và suy thối tồn cầu. Một lần nữa Chính phủ lại chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ và an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008, một gĩi 6 tỷ USD kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khĩ khăn xã hội.

Trong bối cảnh cĩ những biến động khơng thuận của Thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đã chậm lại, cịn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2000 nhưng vẫn đáng được ghi nhận khi so với với nhiều nước đang phát triển và trong khu vực. Nguồn vốn đầu tư xã hội vẩn chiếm tỷ trọng cao, bằng 40% GDP, chủ yếu do vốn đầu tư khu vực FDI và khu vực ngồi Nhà nước tăng mạnh, tương ứng 48,7% và 19,3% so với năm 2007. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm mạnh (-11,9%), phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mơ thắt chặt. Năm 2008, lần đầu tiên vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước, nhất là của các tập đồn và các doanh nghiệp nhà nước qui mơ lớn vẫn là một dấu hỏi lớn. Đặc biệt sau hơn hai năm dịng vốn FDI ồ ạc đổ vào Việt nam, nền kinh tế đã và đang bộc lộ nhiều bất cập cản trở khả năng hấp thụ vốn hiệu quả. Việc thu hút vốn FDI cịn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro và thách thức. Quy hoạch và phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư vẫn cịn nhiều bất cập.

Nước ta đả trở thành một nền kinh tế cĩ độ mở cao xét theo tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDO ( 160,7% GDP và 177,5% GDP nếu tính cả thương mại dịch vụ). Nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện xu thế đa dạng hĩa mặt hàng để đối phĩ với rủi ro trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cơ cấu hàng hĩa xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào

các nhĩm hàng khống sản và nơng – lâm – thủy sản thơ, sơ chế, hàng cơng nghiệp chế biến chủ yếu là gia cơng lắp ráp. Ảnh hưởng lạm phát và suy giảm kinh tế nên doanh nghiệp phải thu hẹp quy mơ sản xuất, cắt giảm lao động. Vào tháng 7/2008, tổng số người thất nghiệp ở thành thị tăng 2,7% so với năm 2007.

Năm 2009, là năm thứ 3 đánh dấu sự hội nhập khá tồn diện của kinh tế Việt nam với kinh tế thế giới. Năm 2009, Việt nam sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết song phương, vùng và các cam kết trong khuơn khổ WTO với tư cách là một thành viên chính thức. Là năm thứ tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006- 2010, với gĩi chính sách kích cầu 6 tỷ USD trong bối cảnh nền kinh tế nước ta cịn tiếp tục bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu. Năm 2009, kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà suy giảm và tăng trưởng chậm, đây là nhân tố cĩ thể tác động bất lợi cho nền kinh tế nước ta, một nền kinh tế chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngồi và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an ninh tài chính cho các doanh nghiệp việt nam trong hội nhập quốc tế (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)