Các rủi ro bị loại trừ trong bảo hiểm hàng hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI

1.6 KHÁI NIỆM BẢO HIỂM TÀU BIỂN

1.6.3 Các rủi ro bị loại trừ trong bảo hiểm hàng hải

Người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về các tổn thất trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm trừ những quy định sau đây:

Hành vi sai trái cố ý của người được bảo hiểm (Wilful misconduct of the Assured) –

Trong trường hợp này mọi tổn thất có thể qui cho hành vi sai trái cố ý của người

được bảo hiểm đều bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ

có trách nhiệm đối với tổn thất trực tiếp gây bởi một hiểm họa được bảo hiểm cho dù tổn thất sẽ khơng xảy ra nếu khơng có hành vi sai trái hoặc bất cẩn của thuyền trưởng hay thuyền viên.

Chậm trễ (Delay) –Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với mọi tổn thất

trực tiếp gây bởi chậm trễ cho dù sự chậm trễ đó có thể gây bởi một hiểm họa được bảo hiểm.

Hao mịn tự nhiên (Wear and tear) – Đây khơng phải là một rủi ro mà là một sự

chắc chắn và tất nhiên bị loại trừ bảo hiểm. Khi xác định chi phí sửa chữa đối với một con tàu bị tổn thất bởi một hiểm họa được bảo hiểm, người bảo hiểm thân tàu có quyền khấu trừ một phần số tiền bồi thường cho các bộ phận được sửa chữa do bị hao mòn tự nhiên.

Rò chảy và bể vỡ thông thường (Ordinary Leakage and Breakage) – Hầu hết các

mặt hàng lỏng đều áp dụng một tỷ lệ hao hụt tự nhiên trong suốt chuyến đi dù

khơng có tác động của bất kỳ hiểm họa nào. Tỷ lệ hao hụt này khoảng 1% và có thể thay đổi tùy theo từng loại hàng cụ thể. Dạng tổn thất này là không thể tránh khỏi do vậy rị chảy thơng thường khơng phải là một rủi ro có thể bảo hiểm.“Bể vỡ thơng thường”cũng thuộc vào nhóm tổn thất tương tự và cũng bị loại trừ.

Nội tỳ hoặc bản chất (Inherent Vice or Nature) – Nội tỳ là một đặc tính trong cấu

trúc của hàng hóa, trong những trạng huống cụ thể sẽ gây ra tổn thất hoặc tổn hại

đối với hàng hóa. Khi xảy ra các trạng huống này tổn thất hậu qủa được xem là chắc

chắn và vượt ra ngồi phạm vi của thuật ngữ “rủi ro”do vậy khơng thể bảo hiểm

được.

Chuột và sâu bọ (Rats and Vermin) – Mặc dù ngày nay rủi ro này khơng cịn phổ

biến nữa, nhưng trước đây chuột là một hiểm họa gây tổn thất rất lớn cho hàng hóa và ngay cả cho các bộ phận khơng phải bằng kim loại của tàu, do vậy rủi ro này cũng bị lọai trừ.

Tổn hại của máy móc (Injury to machinery) –Loại trừ các tổn thất của máy móc

nhằm mục đích làm rõ việc người bảo hiểm khơng chịu trách nhiệm đối với các hư hỏng máy móc đơn giản và thơng thường trừ khi hư hỏng đó trực tiếp gây bởi một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cho các công ty bảo hiểm việt nam trong thời kỳ hậu WTO (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)