10 Số liệu của tổng cục thống kê năm 2008 tại www.tongcucthongke.gov.vn 11 Niên giám Thống kê Tỉnh Phú Thọ 2008, Nhà xuất bản Thống kê (2009)
25ha, năng suất bình quân 47,14 tạ/ha; Năm 2008 trồng được 130 ha rừng đưa tổng diện
ha, năng suất bình quân 47,14 tạ/ha; Năm 2008 trồng được 130 ha rừng đưa tổng diện tích rừng tồn huyện lên 3.271 ha; Kinh tế trang trại phát triển ổn định, tập trung vào chăn nuôi, trồng cây nguyên liệu giấy và trồng chè, năm 2008 tăng thêm 2 trang trại đưa tổng số trang trại toàn huyện là 120 trang trại; Tổng số bò là 13.401 con, trâu 4.497 con, lợn 55.039 con, gia cầm 815.864 con: Chuyển đổi 15 ha diện tích lúa năng suất thấp một vụ sang nuôi trồng thuỷ sản, đưa tổng diện tích ni trồng thuỷ sản tồn huyện lên 380 ha.
Cơng tác khuyến nông, theo Báo cáo trên, năm 2008 tổ chức được 40 hội nghị tập huấn cho 3.142 lượt hộ nông dân và cán bộ khuyến nông cơ sở, nội dung chủ yếu tập trung vào các kỹ thuật sản xuất nông lâm ngư nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, chú trọng xây dựng các mơ hình trình diễn nhằm lựa chọn mơ hình có hiệu quả để nhân rộng.
Lao động đang làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp thủy sản là xấp xỉ 80% tổng số lao động đang làm việc (tính tốn từ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ
2008)
Ngoài ra, qua quan sát, điều tra khảo sát thử và phỏng vấn bên lề một số người dân và cán bộ thôn xã tại địa phương cho thấy một số vấn đề như sau:
Nguồn lao động dồi dào, thậm trí dư thừa (thời gian lao động cho hoạt động nông nghiệp của hộ gia đình chỉ khoảng trung bình 3 tháng /năm).
Tổng quỹ đất sản xuất nông nghiệp không nhiều, đất ruộng đa số manh mún, nhỏ lẻ, đất màu đồi cũng trong tình trạng như vậy, đất rừng đã khai hoang hết nhưng sử dụng không thống nhất và chưa hiệu qủa.
Vốn tích lũy của hộ gia đình để đầu tư cho sản xuất rất ít, các tổ chức ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng hỗ trợ đã hoạt động rộng khắp, nhưng việc theo dõi giám sát hiệu qủa nguồn vốn vay hầu như chưa có.
Tổ chức khuyến nơng hoạt động xuống tận các địa bàn thơn xóm, việc tuyên truyền phổ biến được thực hiện nhưng chưa thường xuyên và rộng khắp đến mọi đối tượng. Hình thức phổ biến kiến thức chủ yếu là tập trung nghe cán bộ khuyến nông phổ biến chứ rất ít trực tiếp thực hành tại đồng ruộng hoặc chuồng, trại.