2.3. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của S-Fone
2.3.1.3. Yếu tố công nghệ
Các mạng di động của Việt Nam hiện thời vẫn theo chuẩn 2G hay 2.5 G cung cấp chủ yếu dịch vụ thoại và một số loại dịch vụ giá trị gia tăng như SMS, WAP, GPRS. Hiện các nhà khai thác di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G, nhưng với tốc độ chậm chạp do còn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ nội dung thơng tin và thiết bị đầu cuối đắt đỏ. Dự kiến đến 2011, thị trường dịch vụ 3G đạt khoảng 3 triệu thuê bao chiểm 6% tổng thuê bao di động.
Tuy nhiên, hiện các nhà cung cấp máy điện thoại di động (thiết bị đầu cuối) như Nokia, Samsung, Sony Erission, Motorola, v.v chỉ mới tập trung vào thiết bị
đầu cuối công nghệ GSM băng tầng 900Mhz. Các nhà đầu tư công nghệ CDMA
phải tự lực cung cấp thiết bị đầu cuối cho thị trường và đây là một trong những khó khăn lớn của S-Fone trong thời gian qua. Hơn nũa, do số lượng thuê bao S-Fone cịn thấp nên sản lượng máy điện thoại cơng nghệ CDMA tiêu thụ rất nhỏ so với công nghệ GSM. Điều này đã làm chi phí sản xuất máy điện thoại công nghệ CDMA cao hơn so với máy điện thoại GSM cùng tính năng.
Theo quy hoạch tần số của Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và
Truyền thông), băng tần dịch vụ 3G chỉ đủ đáp ứng tối đa cho 4 nhà khai thác dịch vụ. Trong khi đó, cả 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động là MobiFone, VinaPhone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile và GTel đều có nhu cầu cấp phép và nắm trong tay giấy phép 2G - một trong các điều kiện để được xét duyệt lần này. Giấy phép 3G có ý nghĩa như một chứng nhận cho thấy doanh nghiệp
đã thực sự đủ mạnh để tiếp nhận công nghệ mới và tiên tiến nhất, thị trường thông
tin di động Việt Nam trong một hai năm tới vẫn chủ yếu là cuộc cạnh tranh về thị phần, lưu lượng, doanh thu và số lượng khách hàng. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở đi, dịch vụ giá trị gia tăng sẽ đóng vai chính trong cạnh tranh và sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. 3G chính là cơng nghệ tiên tiến nhất cho phép các nhà khai thác di động triển khai dịch vụ giá trị gia tăng.
Theo ước tính đầu tư một mạng di động 3G thường mất khoảng thời gian 15 năm và sẽ tốn 1,2 - 2 tỷ USD. Do đó, sau khi được cấp phép 3G, các nhà cung cấp di động sẽ phải tập trung phát triển các dịch vụ nội dung thì việc đầu tư mới thực sự hiệu quả.