- Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đơi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển đất
3. Xác định mục đích các câu hỏi và các loại câu hỏi đã được sử dụng 4 Đặt các câu hỏi theo đúng mục đích và tính chất của chúng.
TLMR =X 100 L
A. Cao su.
B. Gỗ. C. Thép. D. Thủy tinh.
- Tránh để cho ở một câu hỏi nào đó có thể có hai câu trả lời lựa chọn đúng nhất; hoặc khơng có đáp án nào đúng. Trong một số trường hợp có thể thêm một phương án lựa chọn: không câu trả lời nào là đúng nhất.
Câu 13: Bài tập tính độ khó, độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm:
Độ khó của mỗi câu hỏi được tính bằng tỉ lệ học sinh trả lời đúng câu hỏi ấy trên tổng số học sinh tham dự.
Công thức tổng quát như sau:
R
P = x 100 N N
Trong đó:
P: là độ khó của câu trắc nghiệm.
R: Số người trả lời đúng câu trắc nghiệm đó. N: số người tham dự trả lời câu trắc nghiệm.
Sau khi tính được độ khó của câu trắc nghiệm (một câu cụ thể), ta mang so sánh với độ khó trung bình của loại câu trắc nghiệm đó. Từ đó rút ra câu đó là khó hay dễ.
Lưu ý: chỉ số độ khó (P) tỉ lệ nghịch với độ khó, có nghĩa là P càng thấp thì độ khó của câu càng cao, và ngược lại.
Thơng thường ta cho rằng một câu trắc nghiệm có độ khó vừa phải là câu có độ khó bằng 50%. Tức là có 50% học sinh trả lời đúng câu hỏi đó và 50% học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi đó.
Nhưng để chính xác hơn ta cần phân biệt từng loại câu hỏi và tính độ khó vừa phải của chúng. Vì khi tính độ khó vừa phải ta phải chú ý tới độ may rủi mong đợi (tính ngẫu nhiên đúng) của loại câu trắc nghiệm đó.
Tỉ lệ may rủi mong đợi được tính theo cơng thức:
1
TLMR = X 100 L L
L. là số lựa chọn của câu trắc nghiệm.
Như chúng ta đã biết với loại câu Đúng - Sai (chỉ có 2 lựa chọn) có độ may rủi (tính ngẫu nhiên đúng) là 50/50.
Vì thế độ khó vừa phải của loại câu hỏi này phải là trung bình cộng giữa tỉ lệ may rủi mong đợi và 100%, tức là:
100 + T
2
Cách thứ hai: để tính độ khó của câu trắc nghiệm, ta có thể thực hiện qua 4 bước cơ bản sau:
Sau khi đã chấm điểm bài trắc nghiệm, ta có thể áp dụng phương pháp đơn giản dưới đây để phân tích câu trắc nghiệm. Cơng việc này được chia thành 5 công đoạn như sau:
1) xếp đặt các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự các điểm số từ cao xuống thấp.
2) Phân chia các bảng trả lời theo hai nhóm: Nhóm cao, những người có điểm số cao nhất, nhóm này chiếm tỉ lệ (xấp xỉ 27%), và nhóm thấy, gồm những người có điểm số thấp nhất, nhóm này cũng chiếm tỉ lệ (xấp xỉ 27%).
3) Ghi số lần (tần số) trả lời của học sinh trong mỗi nhóm cao và thấp, cho mỗi lựa chọn của mỗi câu trắc nghiệm theo mẫu dưới đây:
Thí dụ: câu trắc nghiệm số “B” sau khi chấm điểm cho kết quả như sau: Các lựa chọn A B* C D E T.C Nhóm cao (27 %) 1 10 3 0 4 18 Nhóm thấp (27%) 0 4 6 1 7 18
Cộng tần số câu trả lời đúng (câu có đánh dấu B*) của nhóm cao và nhóm thấp, chia tổng số này với số bài (số người) của hai nhóm gộp lại, biểu thị thương số này như một tỉ lệ phần trăm (tức là nhân nó với 100). Kết quả ta có chỉ số độ khó của câu này.
Công thức tổng quát: NC + NT P =2N P: là độ khó. NC: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm cao. NT: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm thấp. N: số người tham gia trả lời ở mỗi nhóm.
Trong thí dụ trên độ khó của câu trắc nghiệm là: 10 + 4
P = x 100 = 39 % 36
Cụ thể:
Sau khi khảo sát câu trắc nghiệm (A) loại 2 lựa chọn, thu được kết quả P = 50%
Vậy muốn biết câu này là khó hay dễ, ta phải so sánh kết quả đó với độ khó trung bình của loại câu 2 lựa chọn.
Như chúng ta đã biết, độ khó vừa phải của câu 2 lựa chọn là 75%. Trong khi P của câu (A) là 50%. vậy có thể kết luận câu này tương đối khó.
Cịn với câu trắc nghiệm “B” có độ khó là 39%, như vậy là khó so với nhóm học sinh mà chúng ta đang khảo sát, vì độ khó vừa phải của câu 5 lựa chọn là 60%.
Riêng với câu hỏi thuộc loại trả lời tự do, như: ghép đôi, điền thế, hoặc hỏi và trả lời ngắn, thì độ khó vừa phải là 50%. Nghĩa là có 50% học sinh trả lời đúng câu hỏi ấy.
Khi tiến hành lựa chọn các câu trắc nghiệm để xây dựng bài trắc nghiệm, thì trước tiên ta phải gạt bỏ hết tất cả các câu mà khơng có học sinh nào trả lời được, hoặc tất cả học sinh đều trả lời được. Vì những câu ấy sẽ khơng giúp gì cho việc phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém. Một bài trắc nghiệm có hiệu lực và đáng tin cậy thường bao gồm những câu hỏi có độ khó xấp xỉ hay bằng độ khó vừa phải.
Vấn đề độ phân biệt của câu trắc nghiệm
Khái niệm độ phân biệt của câu trắc nghiệm
Một câu trắc nghiệm có độ phân biệt tức là nó có khả năng phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém theo mục đích đặt ra của bài trắc nghiệm. Sự phân biệt này thường được miêu tả chi tiết như sau: số người trả lời đúng (nằm trong nhóm điểm cao) của tồn bài trắc nghiệm nhiều hơn so với số người trả lời đúng (nằm trong nhóm điểm thấp) của tồn bài trắc nghiệm đó.
Cách tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm
Có nhiều cách để xác định độ phân biệt của một câu trắc nghiệm, dưới đây sẽ giới thiệu một phương pháp thông dụng nhất:
Sau khi đã chấm điểm bài trắc nghiệm, ta có thể áp dụng phương pháp đơn giản dưới đây để phân tích câu trắc nghiệm. Cơng việc này được chia thành 5 công đoạn như sau:
1) xếp đặt các bảng trả lời đã được chấm theo thứ tự các điểm số từ cao xuống thấp.
2) Phân chia các bảng trả lời theo hai nhóm: Nhóm cao, những người có điểm số cao nhất, nhóm này chiếm tỉ lệ (xấp xỉ 27%), và nhóm thấy, gồm những người có điểm số thấp nhất, nhóm này cũng chiếm tỉ lệ (xấp xỉ 27%).
3) Ghi số lần (tần số) trả lời của học sinh trong mỗi nhóm cao và thấp, cho mỗi lựa chọn của mỗi câu trắc nghiệm theo mẫu dưới đây:
Thí dụ: câu trắc nghiệm số…sau khi chấm điểm cho kết quả như sau: Các lựa chọn A B* C D E T.C Nhóm cao (27 %) 1 10 3 0 4 18 Nhóm thấp (27%) 0 4 6 1 7 18
4) Lấy tần số người làm đúng trong nhóm cao, trừ cho số người làm đúng
trong nhóm thấp, rồi chia hiệu số này với hiệu số tối đa của nó (số người - bài trong mỗi nhóm), biểu thị thương số này như một tỉ lệ phần trăm. Thương số này là
chỉ số độ phân biệt của câu trắc nghiệm: Công thức tổng quát: NC – NT D = N Trong đó: D: là độ phân biệt. NC: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm cao. NT: tỉ lệ người làm đúng ở nhóm thấp. N: số người tham gia trả lời ở mỗi nhóm.
Trong ví dụ trên, độ phân biệt của câu trắc nghiệm này là: 10 - 4
D = x 100 = 33 % 18
Một số quy tắc để đánh giá sơ bộ độ phân biệt là:
Nếu D = 0, câu đó khơng có độ phân biệt. Không nên lựa chọn. Nếu 1< D > 0, câu có độ phân biệt, càng xa 0 càng tốt. nên lựa chọn. Nếu D < 0 câu có độ phân biệt âm. Loại bỏ, khơng lựa chọn.
Có một vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao lại chọn 27% chứ không phải là 33% hay 50%, ấy là vì 27% là sự dung hịa tốt nhất giữa hai mục đích mà ta mong muốn đạt được nhưng khơng nhất quán với nhau: một mặt ta muốn có hai nhóm (cao và thấp) càng đông càng tốt. Mặt khác ta lại muốn hai nhóm ấy càng khác biệt nhau về khả năng thì càng hay. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi ta sử dụng hai nhóm cao và thấp mỗi nhóm xấp xỉ 27% của tổng số người tham gia trắc nghiệm, thì ta có thể nói một cách chắc chắn rằng những người trong nhóm cao có khả năng cao hơn những người trong nhóm thấp. Nếu ta chỉ lấy 10% cho mối nhóm, thì hiệu số về khả năng của hai nhóm sẽ cao hơn, nhưng số người trong mỗi nhóm sẽ ít hơn, vì vậy ta khơng thể chắc chắn về khả năng trung bình của hai nhóm là bao nhiêu, do đó ts ít có khả năng chắc chắn rằng, nhóm cao có khả năng cao hơn nhóm thấp. Ngược lại, nếu ta lấy số người lên đến 50% cho mỗi nhóm, thì hiệu số về mức khả năng trung bình của hai nhóm là thấp hơn, và số người trong mỗi nhóm sẽ nhiều hơn. Như vậy sự khác biệt nhau về khả năng của hai nhóm là thấp hơn nhiều. Do đó ta cũng khó mà chắc chắn rằng nhóm cao có khả năng cao hơn nhóm thấp.
Tuy 27 % là tỉ lệ phần trăm tốt nhất cho nhóm cao và nhóm thấp như đã nói ở trên, nhưng trong thực tế ta khơng cần phải chọn chính xác số phần trăm ấy (vì nó cịn liên quan tới số người mà chúng ta khảo sát. Ví dụ như ta khảo sát số học sinh là 40, nếu ta chọn 27% thì nó lại thành 10.8 em - điều này là phi thực tế), mà có
thể chọn 25% hay 35% tùy từng trường hợp. Những tỉ lệ phần trăm trong khoảng 25% đến 35% không cho ta kết quả khác nhau bao nhiêu.