Xây dựng chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

3.3 .KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng

BIDV cần phải xây dựng và khơng ngừng hồn thiện chính sách khách hàng được cung cấp các sản phẩm tín dụng hiện có của BIDV phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Ngoài ra, trên cơ sở quy định của pháp luật, khách hàng sẽ được BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

BIDV nên xây dựng tiêu chí cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp như:

 Khách hàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiện hành của BIDV.

 Khách hàng có mức xếp hạng từ BBB trở lên theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV.

 Trường hợp, khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống, BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại BIDV.

 Khách hàng phải có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo Báo cáo tài chính năm gần nhất đáp ứng một mức nhất định, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của khách hàng quy định tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, cụ thể:

 Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 5 áp dụng với các ngành: Nhiệt điện; Hoá dầu; Phần mềm; Vận tải hàng không; Sản xuất thiết bị viễn thông và điện gia dụng; Kinh doanh bất động sản giai đoạn đầu tư; Kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi; Dịch vụ vui chơi giải trí; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ y tế giáo dục cơng ích.

 Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 6 áp dụng với các ngành: Chăn nuôi chế biến

thức ăn; Chế biến thuỷ hải sản; Sản xuất gia công hàng da giầy, dệt may; Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế.

 Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤ 7 áp dụng đối với các ngành còn lại.

Đối với vay vốn đầu tư dự án, khách hàng phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và/hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án, BIDV cung cấp vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của khách hàng phải được giải ngân trước và/hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

3.3.2. Nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV.

Phát triển tín dụng bất động sản chịu sự tác động trực tiếp của nhiều biến như chính sách tài khố, chính sách tiền tệ… mà thị trường này được đánh giá là cịn khá nhiều bất ổn. Hiện nay hoạt động tín dụng của BIDV là khá chuẩn, BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình để phục vụ cho cơng tác tín dụng. Trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có hai nhóm chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính được BIDV làm tiêu chí đánh giá xếp hạng cho khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên trong lĩnh vực cho vay bất động sản BIDV cần xây dụng mới bổ sung thêm các chỉ tiêu sau vào nhóm chỉ tiêu phi tài chính khác để tính điểm thưởng phạt khi đánh giá xếp loại khách hàng:

Xây dựng mới: BIDV mới chỉ xây dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho

khách hàng doanh nghiệp đã có hai kỳ báo cáo tài chính gần nhất, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập và chi có một kỳ báo cáo tài chính thì chưa xếp hạng tín dụng nội bộ được. BIDV cũng chưa có xây dựng tiêu chỉ điểm cho tài sản đảm bảo khoản vay trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Mặt khác, khách hàng cá nhân chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do vậy, BIDV cần xây dựng thêm ba phần xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng khách quan hơn.

Bổ sung thêm đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

 Xây dựng thêm tiêu chí ROA, ROE trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp.

 Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh BĐS: căn cứ vào số lượng dự án thực hiện.

 Khả năng của khách hàng trong việc chống chọi với những biến động của thị trường thơng qua tiêu chí đánh giá năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

 Đối với cho vay cá nhân mua nhà, quan trọng nhất là nguồn thu nhập để trả nợ. Cần cho điểm cao đối với tiêu chí này.

Bên cạnh đó, do tính chất của các khoản vay bất động sản có độ rủi ro cao, vì vậy việc xây dựng một hệ thống đánh giá giám sát là rất cần thiết và một số yêu cầu đối với hệ thống kiểm tra giám sát là:

 Hệ thống kiểm tra giám sát tín dụng phải độc lập với với bộ phận thẩm định, xét duyệt cho vay;

 Phải thông tin được những rủi ro đã xuất hiện cũng như những rủi ro tiềm ẩn đối với từng khoản vay, và phân tích nguyên nhân của các rủi ro từ khách quan đến chủ quan, như rủi ro thị trường, rủi ro từ khâu thẩm định, xét duyệt cho vay hay từ khâu đánh giá giá trị tài sản không sát với giá thực tế trên thị trường làm giảm giá trị tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)