3.3 .KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.3.4 Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua công cụ tín dụng phái sinh
Cơng cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những khỏan đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khỏan đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất.
Những hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ, phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng vì trên thực tế, khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng và nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu thiệt hại từ khoản đầu tư. Tu nhiên, khoản thiệt hại
này vẫn có thể được bù đắp bởi thu nhập từ các công cụ tín dụng phái sinh. Vì vậy, nếu được sử dụng linh hoạt, các cơng cụ tín dụng phái sinh sẽ làm giảm các loại rủi ro nói chung cho các ngân hàng, nhà đầu tư
Các cơng cụ tín dụng phái sinh chủ yếu gồm có:
- Hóan đổi tín dụng (Credit Swap): theo hợp đồng này, hai ngân hàng sau khi cho vay sẽ thỏa thuận nhau trao đổi một phần hay toàn bộ các khoản thu nhập cho vay theo các hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Việc thỏa thuận sẽ được thực hiện bởi một tổ chức trung gian (có thể là một tổ chức tín dụng khác). Tổ chức trung gian có trách nhiệm lập hợp đồng hóan đổi tín dụng giữa hai bên, đứng ra đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của các bên và được thu phí (phí dịch vụ và phí bảo đảm). Việc thực hiện hợp đồng hóan đổi tín dụng giúp cho các ngân hàng tham gia đa dạng hóa được danh mục tín dụng để giảm thiểu ủi ro tín dụng (vì mỗi ngân hàng thường chỉ cấp tín dụng cho một ngành, lĩnh vực nhất định, khi thực hiện hợp đồng này sẽ có được những khỏan nợ phải thu từ ngân hàng hoạt động ở ngành, lĩnh vực khác…)
- Một hình thức khác của Credit Swap là hợp đồng trao đổi tổng số thu nhập. Loại hợp đồng này tồn tại ở hai dạng thức:
- Dạng thứ nhất, trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một tổ chức tài chính: tổ chức tài chính sẽ cam kết nhận lấy một khỏan thu nhập từ một hợp đồng cho vay của ngân hàng (bao gồm cả rủi ro kèm theo là rủi ro tín dụng) và trả cho ngân hàng này một khỏan thu nhập ổn định (thông thường cao hơn thu nhập mang lạitừ trái phiếu dài hạn của Chính phủ). Điều đó có nghĩa là ngân hàng đã đổi lấy một khỏan thu nhập chứa đựng đầy rủi ro từ cho vay để nhận lấy một khỏa thu nhập khác ổn định hơn.
- Dạng thứ hai, trao đổi thu nhập giữa một ngân hàng với một ngân hàng khác: Ngân hàng A sau khi cho khách hàng vay theo hợp đồng tín dụng sẽ chuyển giao tịan bộ thu nhập từ khỏan cho vay đó (bao gồm gốc, lãi và mức tăng giá thị trường của
Khỏan thu gốc và lãi của ngân hàng A Khỏan thu gốc và lãi của ngân hàng A
Khỏan thu gốc và lãi của ngân hàng B Khỏan thu gốc và lãi của ngân hàng B
khỏan cho vay) cho ngân hàng B. Cịn ngân hàng B sẽ cam kết thanh tốn cho ngân hàng A một khỏan thu nhập ổn định (bằng lãi suất IBOR cộng với mức điều chỉnh tăng giảm) và thanh tóan cho ngân hàng A các khỏan giảm giá trị thị trường của khỏan vay trên. Như vậy ngân hàng B sẽ gánh chịu tòan bộ rủi ro từ khỏan cho vay (mà lẽ ra ngân hàng A phải gánh chịu). Tuy nhiên, trong trường hợp người vay mất khả năng thanh tóan thì hợp đồng sẽ kết thúc trước hạn.
b) Quyền chọn tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng giúp cho ngân hàng giảm thiệt hại một khi chất lượng của khỏan cho vay giảm do không thu được nợ vay hay chi phí cho vay tăng do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn
- Quyền chọn mua: Hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại khỏan tín dụng vừa cấp cho khách hàng có chất lượng kém, bấy giờ ngân hàng sẽ tìm đến người bán quyền để mua quyền chọn tín dụng với một mức phí nhất định phụ thuộc vào giá trị của khỏan cho vay.
Khi đến hạn thu nợ, nếu khỏan cho vay bị giảm giá (do chi phí cho vay tăng) hay người đi vay không trả được nợ, ngân hàng sẽ sử dụng quyền chọn của mình để được thanh tóan tịan bộ thu nhập của khỏan cho vay; trường hợp người vay thanh tóan đầy đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ bỏ quyền chọn và chấp nhận mất khỏan phí mua quyền chọn.
Thực chất ngân hàng mua quyền được bù đắp thiệt hại từ rủi ro tín dụng khi cho vay. - Quyền chọn bán: hợp đồng này được sử dụng khi ngân hàng lo ngại trong tương lai khi phát hành trái phiếu để huy động vốn mà phải trả một mức lãi suất cao hơn hiện tại do biến động của nền kinh tế hay do ngân hàng bị giảm bậc trong xếp hạng tín dụng. bấy giờ, ngân hàng sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn bán rủi ro trong huy động vốn với người bán quyền và chịu một khỏan phí nhất định
- Theo hợp đồng này, nếu đến ngày phát hành trái phiếu để huy động vốn mà lãi suất huy động cao hơn hiện tại thì ngân hàng được quyền bán trái phiếu cho người bán quyền với lãi suất huy động hiện tại. Ngược lại, nếu đến ngày phát hanh trái phiếu để huy động vốn mà chi phí huy động bằng hoặc nhỏ hơn hiện tại thì ngân hàng bỏ quyền chọn bán, cũng có nghĩa là ngân hàng chịu mất phí mua quyền chọn để huy động vốn theo lãi suất thị trường.
- Thực chất là ngân hàng mua quyền được bù đắp thiệt hại từ rủi ro tín dụng khi huy động vốn.