Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh gia cao vai trò quan trọng của DNNVV cho dù đó là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật hay các quốc gia NIC (Đài loan…), hay các nước đang phát triển (Thái lan, Malaysia..). Mỗi quốc gia có cách làm riêng tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm riêng của từng nước để hỗ trợ cho khu vực này phát triển. Với tư cách là nước chậm phát triển và

đi sau các quốc gia kể trên Việt nam có thể rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước trong việc đề ra các chính sách giúp các DNNVV phát triển.

Nhìn chung các chính sách của các nước tập trung vào một số giải pháp chính sau:

- Bảo lãnh tín dụng (Malaysia, Đài loan, Nhật, Mỹ…).

- Cải cách hành chính (hầu hết các nước đều thực hiện giải pháp này).

- Thậm chí có quốc gia cịn thành lập ngân hàng dành riêng cho DNNVV (Thái lan). - Thành lập các trung tâm hỗ trợ cho DNNVV (Đài loan).

Việc tham khảo bài học kinh nghiệm từ các nước là cần thiết, tuy nhiên trong quá trình thực thi các chính sách để hỗ trợ cho DNNVV chính phủ Việt Nam cần phải nghiên cứu tình hình thực tiễn nền kinh tế của đất nước cũng như là tập quán kinh doanh của DNNVV của Việt Nam mà đề ra những chính sách hợp lý mang tính thực tiễn cao từ đó giúp các DNNVV Việt Nam phát triển đóng góp chung cho sự phát triển của nền kinh tế.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liện quan trực tiếp đến đề tài làm nền tảng để phát triển những nội dung tiếp theo của luận văn. Chương này đã làm bật rõ các vấn đề sau:

- Khái niệm, phân loại và đặc điểm DNNVV. - Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế.

- Nguồn vốn kinh doanh và các hình thức huy động vốn của DNNVV trong nền kinh tế thị trường.

- Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về việc hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNNVV ở VIỆT NAM.

2.1 Khái quát thực trạng về hoạt động kinh doanh của DNNVV ở VN hiện nay.

Nhìn chung số lượng các DNNVV gia tăng đáng kể qua các năm, tuy nhiên về chất lượng thì cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Đặc điểm chung của các DNNVV Việt Nam là vốn ít, máy móc cơng nghệ lạc hậu, thiếu thơng tin, trình độ quản lý thấp, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề thâm dụng lao động, chi phí cao, năng suất và hiệu quả thấp, tỷ suất lợi nhuận bình qn khơng cao…

Hầu hết các DNNVV có quy mơ nhỏ, năng lực đảm nhận các đơn hàng lớn còn hạn chế do đó chưa thể trở thành đối tác của các tập đoàn lớn.

- Về số lượng doanh nghiệp: Đề cập đến hoạt động của các DNNVV, điều đễ nhận

hình doanh nghiệp này chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp hiện có trên toàn quốc. Bảng sau thể hiện rõ sự sự tăng trưởng vượt bậc về mặt số lượng.

Bang 2.1 Thống kê về số lượng các DNNVV giai đoạn 2000-2009.

Năm Số lượng DNNVV trên toàn quốc 2000 14,200 2001 19,800 2002 20,800 2003 26,023 2004 45,126 2005 113,352 2006 192,000 2007 285,000 2008 350,000 2009 446,000 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.

Dự tính đến hết năm 2010, số lượng DNNVV ở nước ta sẽ đạt đến mức 500,000 doanh nghiệp.

- Về qui mô vốn: Tuy nhiên, ta thấy rằng tuy có sự tăng trưởng cao về mặt số lượng

doanh nghiệp, mức đóng góp vào GDP (Trung bình 40% mỗi năm), số lao động sử dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động, nhưng về mặt chất phải nói rằng nhóm doanh nghiệp này vẫn chưa có những bước tiến rõ nét. Theo quy định, DNNVV vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng xem ra các DNNVV đang hoạt động hiện nay có quy mơ vốn khá thấp, có rất ít doanh nghiệp chạm đến ngưỡng tối đa của quy định này. Theo một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành vào năm 2005 với sự tham gia của hơn 63,000 doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc đã cho thấy, quy mơ vốn của các doanh nghiệp cịn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Thống kê năm 2006 của Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới cho thấy, trên cả nước số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ chiếm 41,8%, từ 1 – 5 tỷ chiếm 37,03%, 5 – 10 tỷ chiếm 8,18%. Cịn theo kết quả điều tra được cơng bố tại một hội thảo do VCCI tổ chức, nếu năm 2000, Về tài sản, năm 2000 DN tư nhân chỉ chiếm

9,6%, DNNN là 68,4%, thì tới hết năm 2008, DN tư nhân đã chiếm 38,9%, tỷ lệ tài sản của các DNNN giảm xuống còn 20,32%, phần còn lại thuộc về khối các DN có vốn FDI. Năm 2008, DN tư nhân chiếm tới 95,2% về số lượng DN, nhưng chỉ chiếm có 34% về vốn chủ sở hữu, DNNN chỉ còn chiếm 1,8% về số DN, nhưng nắm giữ 43% vốn chủ sở hữu. Một điều tra của VCCI cho thấy, có đến 80% DN tư nhân VN chỉ có quy mơ nhỏ. Có 80% số DN vốn kinh doanh dưới mức 5 tỷ VND, ngoài ra, có 87% số DN tư nhân chỉ sử dụng dưới 50 lao động. Cịn theo tính tốn của một nhóm nghiên cứu độc lập do Tổng cục Thống kê thành lập, trong giai đoạn 2001-2009, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của khu vực DN tư nhân tăng từ 4,4% lên 7,1%, DNNN tăng từ 7,9% lên 12,4%. Nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của khu vực DN tư nhân lại chỉ từ 1,63% vào năm 2000 lên 1,76% năm 2008. Trong khi tỷ lệ này của khối DNNN tuy tăng chậm, nhưng cũng từ mức 2,35% (2000) lên 3,38% (2008)…

- Về số lao động: Về quy mô lao động ở mỗi doanh nghiệp vẫn rất thấp, số doanh

nghiệp dưới 10 lao động chiếm 51,3%, từ 10 - 200 lao động chiếm 44,07%, từ 200 - 300 lao động chỉ chiếm 1,43%. Còn theo điều tra của VCCI thì năm 2000 DN tư nhân mới sử dụng 9,6% tổng số lao động tại các DN, thì tới năm 2008, tỷ lệ này đã là 66,06%. Điều này chứng tỏ mặc dù các DNNVV sở hữu ít lao động trong mỗi doanh nghiệp nhưng xét về tổng số thì loại hình doanh nghiệp dang thu hút một số lượng lớn lao động của cả nước.

- Về chất lượng nguồn nhân lực: Khả năng quản lý ở các DNNVV còn hạn

chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc DNNVV chưa được đào tạo bài bản về kiến thức quản lý kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh.

Cuộc điều tra 63.000 DN của Cục phát triển DNNVV cũng đã cho thấy một kết quả phản ánh thực trạng nêu trên của loại hình DNNVV là 55,63% số chủ doanh

nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn phổ thơng các cấp. Trong số các cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, thì cũng ít người được đào tạo có hệ thống kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh. Cũng có tới 63% doanh nghiệp đang vướng phải chuyện không tuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi.

- Về trình độ sử dụng công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất,

kinh doanh và quản lý ở các DNNVV cịn yếu, trang bị máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại rất hạn chế, mức độ đầu tư vào tài sản cố định thấp. Chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng cơng nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp. Số doanh nghiệp có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11,55% doanh nghiệp có sử dụng mạng nội bộ, số doanh nghiệp có Website là rất thấp chỉ 2,16%.

- Về tình hình phát triển: Khơng chỉ phát triển nhanh về số lượng, các DNNVV

có nhịp độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của các doanh nghiệp này gia tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trên 30%/năm. Nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 2001-2005 thì các DNNVV là nhóm doanh nghiệp có nhịp độ tăng trưởng cao nhất. Nếu năm 2000, loại hình DN này chiếm 24.6% trong giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của tồn ngành cơng nghiệp, năm 2003 là 27.5%, năm 2004 tăng lên 28.5% thì đến năm 2005 vọt lên tới 37%.

Nguồn: (Bài viết “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Lớn nhưng chưa mạnh!” của Thúy Hải, đăng trên website báo Sài Gịn Giải Phóng, www.sggp.org.vn, ngày 17/06/2008)

Đánh giá mức độ hiệu quả của các DNNVV trên phương diện trả nợ đúng hạn của các DNNVV có quan hệ tín dụng với các NHTM cho thấy: 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn, trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất

vốn. Một số con số thống kê nêu trên, phần nào đã bộc lộ được thực trạng về hoạt động của các DNNVV ở nước ta.

- Q trình hoạt động có những thuận lợi như:

+ Có sự quan tâm, ủng hộ của nhà nước. Nhà nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách và hoạt động cụ thể nhằm giúp đỡ và khuyến khích DNNVV phát triển + Về phía Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các DNNVV từ vị trí khách hàng tiềm năng ngày càng tiến gần hơn đến vị trí khách hàng trọng tâm

+ DNNVV có khả năng thích nghi cao, linh hoạt biến đổi theo những biến đổi của thị trường và môi trường kinh tế chung

- Bên cạnh đó DNNVV cịn gặp khó khăn trong q trình hoạt động như:

+ Tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, trình độ cơng nghệ, kinh nghiệm thương trường, khả năng tiếp cận các nguồn lực của các DNNVV còn hạn chế.

+ DNNVV gặp nhiều khó khăn về đất đai, vốn trong đó khó khăn lớn nhất là khó khăn về nguồn vốn. Trong báo cáo “đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2005” do CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) kết hợp với nhóm nghiên cứu kinh tế học phát triển, khoa kinh tế đại học Tổng hợp Copenhagen, đã miêu tả năm khó khăn lớn nhất mà các DNNVV tại Việt Nam gặp phải như sau: khó khăn về việc thiếu vốn vẫn ln là khó khăn lớn nhất tồn tại trong nhiều năm qua. Nguồn vốn sở hữu thấp, các DNNVV hầu như khơng đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khốn. Các doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn như: ngân hàng, bản thân chủ doanh nghiệp, người thân, bạn bè, thậm chí vay nặng lãi.

Xem xét một cách tổng quan về đặc điểm cũng như tình hình hoạt động cả về thuận lợi và cả khó khăn của DNNVV trong thời gian, có thể đưa kết luận rằng các doanh nghiệp có sự phát triển đáng kể về mặt số lượng, tuy nhiên về chất lượng của sự tăng trưởng đó vẫn cịn thấp, những điểm yếu, khó khăn gặp phải trong q trình hoạt động, đặc biệt là khó khăn về vốn vẫn chưa được khắc phục một cách rõ nét và hiệu quả.

2.2 Thực trạng về khả năng tiếp cận các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam hiện nay.

2.2.1 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn từ NHTM.

Một đặc trưng của các DNNVV ở nước ta là khi doanh nghiệp hình thành nguồn vốn tự có rất ít, vốn để sản xuất kinh doanh chủ yếu là đi vay.

Bang 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguồn vốn Tỷ lệ %

- Vốn tự có 36,25

- Vốn vay ngân hàng 45,31

- Vốn khác 18,44

Nguồn: Báo cáo TD NHNN, 2008.

Trong cơ cấu vốn của DNNVV thì tỷ trọng vốn vay ngân hàng lên đến trên 45%, điều này cho thấy vốn tín dụng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng đối với DNNVV. Ngoài ra DNNVV gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng. một số khó khăn được tổng hợp như sau:

Bang 2.3 Những kho khăn khi tiếp cận vốn tín dụng NH.

Khó khăn Tỷ lệ % - Lãi suất vay cao 73,8 - Thiếu tài sản thế chấp 29,6 - Vướng mắc về thủ tục hành chính 23,7 - Khó khăn về lập phương án kinh doanh 19,1

Nguồn: VCCI, 2008

Theo kết quả điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp VN (VCCI) vừa tiến hành đối với các DNNVV năm 2008 thì có tới 74% số DNNVV cho rằng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn; tuy nhiên mức độ được đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đê giai quyêt khó khăn lại rât thâp. Thơng kê trên cũng tỏ ra khá phù hợp với kêt quả điều tra của Cục phát triển DNNVV (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư) tiến hành năm 2008 với sự tham gia của 63.000 DNNVV ở 30 tỉnh phía Bắc. Theo cuộc điều tra này, 66.95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính, hiện có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng. Tuy

nhiên, chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.

Bang 2.4 Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của DN Tỷ lệ %

- Đúng nhu cầu 10,5

- Thỏa mãn 75% nhu cầu 26,1 - Đáp ứng 50% nhu cầu 33,5 - Chỉ vay được 25% nhu cầu 29,8

Nguồn : VCCI, 2008

Nhu cầu về vốn của DNNVV chủ yếu là vốn vay ngân hàng nhưng mức độ đáp ứng vốn theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 10%. Khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì khơng phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để vay. Với nguồn vốn tự có hạn chế, khơng có tài sản đảm bảo, cơng nghệ sản xuất cịn thấp kém, khả năng lập dự án cịn yếu, trình độ quản lý chưa cao,…làm cho các ngân hàng không mạnh dạn cho DNNVV vay vốn vì chưa tin tưởng vào khả năng phát triển của doanh nghiệp dẫn đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng là rất khó khăn đối với các DNNVV. Về phía ngân hàng thì khi cho các doanh nghiệp lớn vay có lợi hơn khi cho DNNVV vay vì rủi ro về tín dụng giảm, chi phí quản lý khoản vay thấp ngồi ra cịn bán được nhiều sản phẩm dịch vụ cho nên doanh nghiệp lớn luôn là ưu tiên hàng đầu còn đối với DNNVV khi cho vay ngân hàng đối mặt một số khó khăn cụ thể như:

- Hầu hết các các DNNVV có tài sản đảm bảo khơng đủ giá trị thế chấp đảm bảo nhu cầu vốn vay.

- Rủi ro cho ngân hàng cao hơn so với doanh nghiệp lớn khi cấp tín dụng cho các DNNVV. Yếu tố rủi ro này lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án thấp, do đó ngân hàng gánh rủi ro cao nếu thực hiện cho vay, cách tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp thiếu bài bản (cả về kế hoạch kinh doanh cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)