Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 63)

3.2 .1Giải pháp thuộc về cơ chế chính sách và năng lực tài chính của OCB

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cần quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Con người ln là yếu tố quan trọng và quyết định, con người luôn đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của một tổ chức. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao tính sẵn sàng đáp ứng và năng lực phục vụ của nhân viên ngân hàng, theo đó sự tin tưởng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng sẽ không ngừng gia tăng. Để có một đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ chun mơn cao, có tác phong chun nghiệp và đạo đức nghề nghiệp… đòi hỏi Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng phải có các giải pháp cụ thể và thực hiện triệt để nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Tăng cường đội ngũ lãnh đạo cấp cao và các chi nhánh

- Đẩy mạnh việc đào tạo nhân viên, trong đó chú trọng đội ngũ nhân viên tín dụng

và marketing để đáp ứng những thách thức trong tương lai. Chỉ tăng thêm nhân sự cho các chi nhánh và phòng giao dịch mới.

- Thực hiện chính sách điều chuyển cán bộ: Giám đốc chi nhánh và nhân viên không đạt chỉ tiêu kế hoạch và các yêu cầu cơ bản sẽ bị điều chuyển sang cơng việc khác có chức vụ thấp hơn.

- Tổ chức những buổi tập huấn chuyên đề trong nội bộ Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông, đưa một số cán bộ chủ chốt đào tạo các lớp nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Kết hợp với các trường đại học, các trung tâm để mở các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp đội ngũ nhân viên nâng cao các kỹ năng phục vụ và bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng. . 3.2.6 Phát triển mạng lưới giao dịch

Mạng lưới hoạt động giao dịch có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mạng lưới càng nhiều, càng tiếp cận tốt hơn, thuận tiện hơn với các loại khách hàng, không những cho công tác huy động vốn, mà cả cho vay khách hàng. Chính vì vậy, việc phát triển mạng lưới là hết sức cần thiết

Trong năm 2010 , Ngân hàng Phương Đơng có kế hoạch thành lập mới 6 chi nhánh (trong đó nâng cấp 3 phòng giao dịch liền kề là PGD Đồng Tháp , PGD Vĩnh Long , PGD Sóc Trăng ) và 14 phịng giao dịch (trong đó nâng cấp 4 quỹ tiết kiệm). Nâng hệ thống mạng lưới ngân hàng Phương Đông lên 85 điểm giao dịch vào cuối năm 2010 . Phấn đấu đến năn 2012 có 120 điểm giao dịch , đến cuối năm 2015 sẽ có 150 điểm giao dịch

Phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng, khơng những phải gia tăng vốn tự có mà cịn phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên sẵn sàng đi “ công tác Vùng Xa, vùng sâu ”. Động viên bằng lợi ích vật chất, để động viên cán bộ, chuyên viên ủng hộ và thực hiện chính sách của lãnh đạo trong bố trí sắp xếp nhân lực

3.2.7 Mở rộng quan hệ hợp tác với các định chế tài chính:

Tăng cường quan hệ hợp tác với đối tác chiến lược như BNP – Paribas thơng qua việc tăng cường các hoạt động tín dụng của liên minh chiến lược OCB – BNPP để từng bước nối kết với BNPP mở hoạt động tín dụng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

Ngoài ra OCB đang là đối tác của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất- Nhập khẩu Viêt nam ( Eximbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ( EAB) và một số ngân hàng khác, vì vậy OCB nên mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác với các đối tác này trong hoạt động tín dụng

3.2.8 Đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng

Hồn thành dự án Core Banking system để nhanh chóng phát triển các dịch vụ tiện ích của dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngân hàng đa kênh ( SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking) tạo thêm thu nhập ngoài lãi và xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành , kiểm soát nội bộ kịp thời và chính xác .

Tiếp tục thực hiện các dự án công nghệ thông tin :

- Các dự án hỗ trợ dự án hệ thống ngân hàng lõi để thực hiện hệ thống E – Banking ,hệ thống quản lý quan hệ khách hàng .

- Các dự án công nghệ thơng tin ngồi dự án ngân hàng lõi : - Củng cố hệ thống an ninh , bảo mật .

- Hệ thống Video Conference.

- Thiết bị dự phòng cho hệ thống ngân hàng

Dịch vụ Home-banking (Internet banking, Cash Management, SMS banking, phone-banking) ngày càng phát triển và trở thành một công cụ đắc lực cho các ngân hàng mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ. Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông đã triển khai dịch vụ Home Banking, nhưng chưa đầy đủ, chỉ truy vấn và thông báo số dư, tỷ giá, lãi suất… Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông cần mở rộng và đẩy mạnh loại hình dịch vụ này với sự hỗ trợ của cơng nghệ tin học, để có thể gia tăng doanh số giao dịch cũng như số lượng khách hàng giao dịch, nhất là khách hàng cá nhân

3.2.9 Hoàn thiện hệ thống quản kinh doanh và tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ kiểm soát nội bộ

Hiệu quả trong hoạt động tín dụng của OCB khơng tách rời khỏi sự an toàn và tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước VN. Hiệu quả hoạt động tín dụng và sự an tồn trong hoạt động tín dụng mới đảm bảo tính bền vững trong phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, vì vậy đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, hồn thiện hệ thống quản lý rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo sự phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông:

Ngân hàng phương Đông đã thành lập Ủy ban Quản trị Tài sản – Nợ ( ALCO) và đã đi vào hoạt động để quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường một cách hiệu quả hơn. Ngân hàng Phương Đông cũng đã thành lập Ban Quản lý rủi ro và hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro một cách tập trung và hiệu quả, đáp ứng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Ngân hàng. Điều này rất có ích trong thực tiễn khi đối phó với những biến động liên tục và khó dự đốn trước được trên thị trường hiện nay. Qui trình này là thực tiễn tốt nhất do sự kết hợp của hàng loạt các nghiệp vụ cân đối: các nguồn vốn tiềm tàng nên được cân đối với nhu cầu sử dụng vốn; độ nhạy của lãi suất của tài sản nên được cân đối với độ nhạy của lãi suất của nợ phải trả; và cả hai vấn đề này nên được cân đối với các mục tiêu lợi nhuận của OCB

Ban Kiểm soát nội bộ của Hội sở phải thường xuyên kết hợp với các Ban chuyên đề Hội sở kiểm tra tình hình chấp hành quy định của chi nhánh nhằm bảo đảm sự tuân thủ quy định trong hoạt động tín dụng theo quy định nội bộ Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông cũng như tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước VN. Không để xảy ra tình trạng vì chạy theo lợi nhuận mà các chi nhánh vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động tín dụng, gây ảnh hưởng lâu dài cũng như tính bền vững trong phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông.

3.2.10 Phát triển thương hiệu Ngân Hàng Phương Đông - OCB

Xây dựng chiến lược và truyền bá hình ảnh OCB, đầu tư mạnh cho việc phát triển thương hiệu , thực hiện các thủ tục để niêm yết cổ phần Ngân hàng Phương Đông trên HOSE trong thời gian sớm nhất có thể. Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh 2010 – 2015 và những năm tiếp theo

3.2.11 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị

Hoạt động tiếp thị được đặc biệt chú trọng nhất là trong bối cảnh các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt. Một số giải pháp đặt ra nhằm thúc đẩy hoạt động marketing tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông:

+ Xây dựng các chương trình khuyến mại về các dịch vụ tiền gửi, tiền vay nhằm giữ lại các khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.

+ Thực hiện các chương trình quảng cáo về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông trên các phương tiện thông tin đại chúng, viết bài trên các báo, tạp chí để quảng bá hình ảnh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông ra công chúng.

+ Xây dựng đội ngũ nhân viên phụ trách nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ có trình độ chun mơn nhất định. Hiện nay, bộ phận này tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông chưa được chú trọng đầu tư về nhân sự nên hoạt động tiếp thị chưa đạt hiệu quả cao. Bộ phận này chỉ dừng lại ở việc tạo lập kế hoạch hoạt động, chưa phát huy được chức năng đẩy mạnh hoạt động tiếp thị. Chính vì vậy cũng dẫn đến sự hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam

+ Vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư

số 13/ 2010/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng . Hiệu lực thi hành Thông tư này bắt đầu từ 01/10/2010.

Qua nghiên cứu các nội dung quy định trong thông tư này, thấy rằng tư tưởng chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà nước là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng an tồn. Vì chỉ đạo theo hướng an toàn nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong đó, điều 18 của Thơng tư này quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là không quá 80% ( Đối với ngân hàng) không quá 85 % ( đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng) . Trong đó nguồn vốn huy động theo thông tư này không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước

Quy định này đã tạo ra một cú sốc đối với hoạt động tín dụng của các NHTM., mặc dù hiểu rằng điều này tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng, nhưng tỷ lệ như vậy là quá “cứng “ tôi xin mạnh dạn kiến nghị :

- Nội dung nguồn vốn huy động cần được mở rộng cho cả tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, nhưng được tính với tỷ lệ 30 % ( NHNN đã chỉnh sửa lại là 25 %). Sở dĩ kiến nghị sử dụng 30 % vốn huy động khơng kỳ hạn, vì vốn khơng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 40 % nguồn vốn huy động từ khách hàng. Nếu được sử dụng 30 % để cho vay, thì phần cịn lại 70% sẽ là khoản dự trữ thanh khoản. Tính ra, dự trữ thanh khoản sẽ chiếm tỷ lệ gần 30 %

( 70% x 40% tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn = 28%) tổng vốn huy động. Theo thống kê kinh nghiệm, dự trữ thanh khoản chiếm tỷ trọng khoảng 30 % nguồn vốn huy động, được coi là an tồn. Chính vì vậy em mạnh dạn đề xuất như trên

- Tỷ lệ dư nợ / nguồn vốn huy động nên điều chỉnh từ 80 % lên 85 % vì thực tế hiện nay tại OCB cũng như nhiều ngân hàng khác, tỷ lệ thực tế phần lớn đều trên 80%

+ Để từng bước hạ lãi suất tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ ( Bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ) Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng tín dụng cho các ngân hàng thương mại thông qua cửa sổ chiết khấu ( 7 % năm) và tái cấp vốn ( 9 % năm) Đây là nguồn rẻ hơn huy động, qua đó mở rộng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, hiện đang “ khát “ vốn

+ Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các khách hàng vay, cảnh báo tín dụng và đánh giá tín dụng cho các ngân hàng tham khảo. Tuy nhiên, thông tin cung cấp từ cơ quan này vẫn cịn nhiều bất cập như chưa cập nhật thơng tin khách hàng kịp thời do các báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại chưa gửi đầy đủ và chính xác, hoặc việc xếp loại nhóm nợ khách hàng vay chưa đảm bảo chính xác hồn tồn có thể do các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. NHNN cần củng cố chức năng của Trung tâm thơng tin tín dụng bằng cách khắc phục các hạn chế trên nhằm cung cấp các thơng tin chính xác và kịp thời để đảm bảo các khoản vay tại các ngân hàng có chất lượng hơn

3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt nam

+ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cần hoạt động tốt hơn, để liên kết chặt chẽ các ngân hàng thương mại trong việc cắt giảm lãi suất huy động. Điều này giúp các ngân hàng giảm chi phí huy động, để từ đó giảm lãi suất cho vay, đồng thời qua đó góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất tín dung

+ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp liên kết các tổ chức tín dụng để tăng cường hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, Đấu trnh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Làm cầu nối giữa các tổ chức tín dụng, hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả an toàn và bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Tổ chức cho các tổ chức tín dụng quán triệt, trao đổi và thực hiện các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tập hợp ý kiến phán ánh

của các tổ chức tín dụng về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.

+ Tăng cường liên kết các tổ chức tín dụng Hội viên để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh. Thúc đẩy việc liên kết, hợp tác để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đi tới một hệ thống giao dịch tự động được kết nối thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phục vụ chung cho các tổ chức tín dụng, thuận lợi cho khách hàng và tiết kiệm được chi phí. Quan tâm hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn khi xảy ra sự cố đột xuất, nhằm đảm bảo khả năng chi trả, ổn định tình hình để tiếp tục hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng lan truyền cho cả hệ thống.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngân hàng, giúp các ngân hàng Hội viên tiếp cận quản lý nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Kết luận chương III

Chương III trình bày định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng Phương Đông trong năm 2010, cũng như trong giai đoạn 2010 đến 2015

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu đó, bản luận văn đề xuất và trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của OCB. Các giải pháp này liên quan đến hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng ( Cho vay, chiết khấu chứng từ có giá…)

Các giải pháp được trình bày dưới góc độ nghiệp vụ chun mơn, có kết hợp với giải pháp dưới góc độ tổ chức quản lý. Dù dưới góc độ nào, tác giả vẫn ln bám sát thực tiễn choạt động tín dụng của OCB, tuy nhiên do những hạn chế về trình độ, và thời gian nên tác giả khó diễn đạt nội dung đầy đủ và do đó khó có được sự hoàn chỉnh trong nội dung của chương này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 63)