Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 67 - 72)

3.2 .1Giải pháp thuộc về cơ chế chính sách và năng lực tài chính của OCB

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam

+ Vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành thông tư

số 13/ 2010/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng . Hiệu lực thi hành Thông tư này bắt đầu từ 01/10/2010.

Qua nghiên cứu các nội dung quy định trong thông tư này, thấy rằng tư tưởng chỉ đạo chung của Ngân hàng Nhà nước là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại theo hướng an tồn. Vì chỉ đạo theo hướng an toàn nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong đó, điều 18 của Thơng tư này quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là không quá 80% ( Đối với ngân hàng) không quá 85 % ( đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng) . Trong đó nguồn vốn huy động theo thông tư này không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước

Quy định này đã tạo ra một cú sốc đối với hoạt động tín dụng của các NHTM., mặc dù hiểu rằng điều này tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng, nhưng tỷ lệ như vậy là quá “cứng “ tôi xin mạnh dạn kiến nghị :

- Nội dung nguồn vốn huy động cần được mở rộng cho cả tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, nhưng được tính với tỷ lệ 30 % ( NHNN đã chỉnh sửa lại là 25 %). Sở dĩ kiến nghị sử dụng 30 % vốn huy động không kỳ hạn, vì vốn khơng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 40 % nguồn vốn huy động từ khách hàng. Nếu được sử dụng 30 % để cho vay, thì phần cịn lại 70% sẽ là khoản dự trữ thanh khoản. Tính ra, dự trữ thanh khoản sẽ chiếm tỷ lệ gần 30 %

( 70% x 40% tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn = 28%) tổng vốn huy động. Theo thống kê kinh nghiệm, dự trữ thanh khoản chiếm tỷ trọng khoảng 30 % nguồn vốn huy động, được coi là an tồn. Chính vì vậy em mạnh dạn đề xuất như trên

- Tỷ lệ dư nợ / nguồn vốn huy động nên điều chỉnh từ 80 % lên 85 % vì thực tế hiện nay tại OCB cũng như nhiều ngân hàng khác, tỷ lệ thực tế phần lớn đều trên 80%

+ Để từng bước hạ lãi suất tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ ( Bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ) Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng tín dụng cho các ngân hàng thương mại thông qua cửa sổ chiết khấu ( 7 % năm) và tái cấp vốn ( 9 % năm) Đây là nguồn rẻ hơn huy động, qua đó mở rộng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, hiện đang “ khát “ vốn

+ Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các khách hàng vay, cảnh báo tín dụng và đánh giá tín dụng cho các ngân hàng tham khảo. Tuy nhiên, thông tin cung cấp từ cơ quan này vẫn cịn nhiều bất cập như chưa cập nhật thơng tin khách hàng kịp thời do các báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại chưa gửi đầy đủ và chính xác, hoặc việc xếp loại nhóm nợ khách hàng vay chưa đảm bảo chính xác hồn tồn có thể do các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. NHNN cần củng cố chức năng của Trung tâm thơng tin tín dụng bằng cách khắc phục các hạn chế trên nhằm cung cấp các thơng tin chính xác và kịp thời để đảm bảo các khoản vay tại các ngân hàng có chất lượng hơn

3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt nam

+ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam cần hoạt động tốt hơn, để liên kết chặt chẽ các ngân hàng thương mại trong việc cắt giảm lãi suất huy động. Điều này giúp các ngân hàng giảm chi phí huy động, để từ đó giảm lãi suất cho vay, đồng thời qua đó góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất tín dung

+ Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp liên kết các tổ chức tín dụng để tăng cường hợp tác hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, Đấu trnh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức tín dụng. Làm cầu nối giữa các tổ chức tín dụng, hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả an toàn và bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Tổ chức cho các tổ chức tín dụng quán triệt, trao đổi và thực hiện các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tập hợp ý kiến phán ánh

của các tổ chức tín dụng về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.

+ Tăng cường liên kết các tổ chức tín dụng Hội viên để hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển, ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh. Thúc đẩy việc liên kết, hợp tác để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đi tới một hệ thống giao dịch tự động được kết nối thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phục vụ chung cho các tổ chức tín dụng, thuận lợi cho khách hàng và tiết kiệm được chi phí. Quan tâm hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn khi xảy ra sự cố đột xuất, nhằm đảm bảo khả năng chi trả, ổn định tình hình để tiếp tục hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng lan truyền cho cả hệ thống.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngân hàng, giúp các ngân hàng Hội viên tiếp cận quản lý nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Kết luận chương III

Chương III trình bày định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng Phương Đông trong năm 2010, cũng như trong giai đoạn 2010 đến 2015

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu đó, bản luận văn đề xuất và trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của OCB. Các giải pháp này liên quan đến hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng ( Cho vay, chiết khấu chứng từ có giá…)

Các giải pháp được trình bày dưới góc độ nghiệp vụ chun mơn, có kết hợp với giải pháp dưới góc độ tổ chức quản lý. Dù dưới góc độ nào, tác giả vẫn ln bám sát thực tiễn choạt động tín dụng của OCB, tuy nhiên do những hạn chế về trình độ, và thời gian nên tác giả khó diễn đạt nội dung đầy đủ và do đó khó có được sự hồn chỉnh trong nội dung của chương này.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, đứng trên góc độ của bản thân ngân hàng cũng như của toàn bộ nền kinh tế, đều có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, không những là yêu cầu bức thiết đối với từng ngân hàng mà còn là đòi hỏi của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Đối với ngân hàng thương mại, hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, vịng quay vốn tín dụng, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ trọng lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ, lãi suất bình quân đầu vào, lãi suất bình quân đầu ra, tỷ suấ lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suấ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…

Qua phân tích số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông giai đoạn năm 2007-2009, tác giả nhân thấy :

Về mặt huy động vốn, nguồn vốn huy động đạt được mức độ phát triển nhất định, khơng có nhiều biến động lớn. Về mặt hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông luôn chú trọng việc mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng đến mọi loại hình doanh nghiệp và cả nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, chất lượng tín dụng ln được bảo đảm, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đã giảm dần qua các năm từ 2007- 2009. Về cung cấp dịch vụ ngân hàng khác, Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông đang từng bước đẩy mạnh hoạt động thanh tốn trong nước theo hướng ngày càng hồn thiện quy trình xử lý nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, để hỗ trợ tối đa cho hoạt động tín dụng. Ngồi ra, Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng đã triển khai hàng loạt chương trình ứng tin học vào hệ thống quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh nói chung

Tuy nhiên, xét trên nhiều phương diên, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đơng cịn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới tiến kịp các ngân hàng trong khu vực TP HCM cũng như các ngân hàng lớn khác trong nước

Từ thực tế như vậy, việc đề ra và tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian tới của OCB là rất cần thiết, nếu muốn tồn tại và phát triển. Trên cơ sở thực tiễn, luận văn đã đề xuất những giải pháp để thực hiện mục tiêu của đề tài luận văn.

Để có thể đứng vững trong mơi trường cạnh tranh của lĩnh vực tài chính ngân hàng, địi hỏi Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đơng phải có định hướng phát triển phù hợp, đồng thời áp dụng những giải pháp, hy vọng OCB sẽ đứng vững và phát triển cùng hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông năm 2007-2009.

2. Báo cáo kiểm toán độc lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông năm 2007-2009.

3. Biên bản hội nghị Ban điều hành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương

Đông các năm 2007-2009.

4. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 và định hướng đến 2015 của Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Phương Đông

5 Luật Tổ chức tín dụng. NXB Chính trị quốc gia, năm 2010

6 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.Trường Đại học Kinh tế TP HCM.

Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn

Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM., năm 2009

7 Nguyễn Thị Hương- ĐH Đà Nẵng, “Phân tích tài chính trong ngân hàng thương mại”

8 “Phương pháp xác định chi phí huy động vốn và sử dụng các thước đo chi phí huy động vốn”, Tạp chí Kế tốn (05/06/2006).

9 Quản trị ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Chủ biên PGS.TS. Trần Huy Hoàng. Nhà xuất bản Lao động -Xã hội. năm 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần phương đông (OCB) (Trang 67 - 72)