Thông tin mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ và chi phí tác động đến sự thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến tại TP HCM (Trang 36 - 38)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thông tin mẫu nghiên cứu

Như trên đã trình bày, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu n = 354. Ban đầu 400 mẫu được phát ra, trong vòng 30 ngày điều tra, nhập liệu thì kết quả có 354 mẫu hợp lệ và đúng mục đích khảo sát. Có 46 mẫu bị loại do người được khảo sát không đánh đầy đủ thông tin hay thông tin bị loại do người được điều tra đánh cùng một lựa chọn.

• Giới tính: Nam chiếm 49,7%; nữ chiếm 50,3%

• Độ tuổi của mẫu nghiên cứu: qua phân tích thơng tin ta nhận thấy đa số

những người sử dụng dịch vụ giải trí này đều là những người trẻ. Độ

Bảng 4.1: Độ tuổi của những người trong mẫu nghiên cứu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Duoi 20 tuoi 77 21.8 21.8 21.8

21 - 30 216 61.0 61.0 82.8

31 - 40 54 15.3 15.3 98.0

Tren 40 tuoi 7 2.0 2.0 100.0

Total 354 100.0 100.0

Qua bảng trên chúng ta thấy những người trong độ tuổi 21 – 30 chiếm 61%,

những người trong độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 21,8%. Điều này chứng tỏ những

người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến đa số là giới trẻ.

Nghề nghiệp: Chúng ta sẽ thấy rỏ hơn thông qua bảng sau

Bảng 4.2: Nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Sinh vien hoc sinh 140 39.5 39.5 39.5

Cong nhan vien van phong 160 45.2 45.2 84.7

Nghe nghiep khac 54 15.3 15.3 100.0

Total 354 100.0 100.0

Những người làm văn phòng chiếm (45,2%) đa số trong mẫu nghiên cứu, kế

đến là những bạn học sinh – sinh viên chiếm 39,5%.

Thu nhập: Thu nhập của những người sử dụng dịch vụ giải trí trực

tuyến được thể hiện rỏ hơn qua bảng sau

Bảng 4.3: Thu nhập của mẫu nghiên cứu

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Duoi 2 trieu 129 36.4 36.4 36.4

Tu 2 - 6 trieu 185 52.3 52.3 88.7

Tren 6 trieu 40 11.3 11.3 100.0

Qua bảng trên chúng ta thấy những người có thu nhập dưới 2 tiệu đồng/tháng chiếm 36,4%, những người có thu nhập từ 2 -6 triệu đồng/tháng chiếm 52,3%, và những người có thu nhập trung bình tháng trên 6 triệu đồng/tháng chiếm 11,3%.

Tóm lại, qua thơng tin có được từ mẫu nghiên cứu chúng ta thấy được rằng đa số những người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến đều là những trẻ, chủ yếu là

những người đã đi làm, có thu nhập trung bình tháng từ 2 – 6 triệu đồng/tháng

chiếm đa số, kế đến là học sinh – sinh viên, những người của thời đại công nghệ

thông tin nên vấn đề tiếp cận và sử dụng dịch vụ này là đều tất nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chất lượng dịch vụ và chi phí tác động đến sự thỏa mãn của người sử dụng dịch vụ giải trí trực tuyến tại TP HCM (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)