Mục tiêu, chiến lược phát triển hoạt động tại NHTMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

------------------

3.1 MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TẠI NHTMCP Á CHÂU Á CHÂU

3.1.1 Mục tiêu

Ngay từ những ngày đầu thành lập, NH Á Châu đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam vào thời điểm đó, “ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như NHTMCP Á Châu.

3.1.2 Chiến lược

Chiến lược hoạt động qua các năm là :

 Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

 Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

 Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh ngân hàng chưa hoàn hảo ở Việt Nam.

 Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn bộ hệ thống một cách xuyên suốt.

 Có chiến lược chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo q trình vận hành hệ thống thơng suốt và hiệu quả.

ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.

3.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng ngang :

Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động

Hiện nay trên phạm vi tồn quốc, NH Á Châu đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong điều kiện yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Mỹ.

Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược

ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, ví dụ như các Tổ chức Thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các Công ty Bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v…

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới, ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng.

Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là NH Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm ngân hàng bán lẻ. ACB cũng đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực canh tranh của mình trong quá trình hội nhập.

Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập

ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất, sáp nhập khi điều kiện cho phép.

3.1.2.2 Chiến lược đa dạng hóa

Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện. ACB đã có Cơng ty chứng khốn ACB (ACBS), Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Cơng ty Cho th tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tồn diện thơng qua các hoạt động sau đây :

 Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

 Nghiên cứu thành lập Công ty thẻ (phát triển từ Trung tâm thẻ hiện nay), và Công ty tài trợ mua xe.

 Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.

 Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng ln nhận thức rằng thách thức vẫn cịn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-2011) và tầm nhìn 2015.

Ban lãnh đạo ACB đã vạch ra kế hoạch phát triển trung hạn năm 2008 – 2015 cho ngân hàng. Theo đó đến năm 2015 phấn đấu để ACB trở thành tập đồn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam và từ nay đến đó được chia làm hai giai đoạn ngắn 2008 – 2010 và 2011-2015, giai đoạn trước làm tiền đề phát triển cho giai đoạn sau. Theo kế hoạch này, đến 2010 ACB có tổng tài sản trên 300.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận là 7.000 tỷ đồng, có hơn 10.000 nhân viên làm việc tại 350 đơn vị trên cả nước.

hóa doanh nghiệp, đến việc đầu tư đúng mức cho hệ thống công nghệ – thông tin để nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới.

3.1.3 Mục tiêu, chiến lược trong hoạt động cho vay mua Bất động sản tại

NHTMCP Á Châu

Sau khi thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010, các ngân hàng cho biết nhu cầu vay mua nhà tăng cao và đã chớp cơ đưa ra nhiều sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu cũng xác định được mục tiêu và chiến lược trong hoạt động cho vay mua BĐS để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

ACB đánh giá sản phẩm cho vay mua BĐS là một trong những sản phẩm chiến lược của ngân hàng. Dù được xem là ngân hàng có hoạt động cho vay mua BĐS mạnh trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, nhưng ACB vẫn đề ra những mục tiêu và chiến lược cụ thể để giữ vững vị thế này:

 Tăng cường nguồn vốn khả dụng đáp ứng cho nhu cầu vay mua BĐS đối với khách hàng.

 Thông qua các chủ đầu tư dự án có liên kết, ACB hỗ trợ cho khách hàng cá nhân có nhu cầu về nhà ở, căn hộ chung cư, sửa chữa nhà với hạn mức lên đến 70% hoặc cao hơn tùy vào giá trị tài sản đảm bảo.

 Thủ tục vay vốn đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt.

 Thời hạn cho vay kéo dài lên đến 10 – 15 năm, thay vì chỉ tối đa được 7 năm như thời gian trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay mua bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)