ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh bến thành (Trang 55 - 60)

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008-2010

a. Về kinh tế

- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

- Tỉ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%. - Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP.

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt tương đương 1.050 - 1.100 USD.

b. Về xã hội

- Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5%. - Tỉ lệ hộ nghèo còn 10 - 11%.

- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%.

- Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội.

- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20%

- Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

- Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính theo hướng tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống cho DNNVV và dịch vụ phát triển kinh doanh phát triển.

- Thực hiện các chính sách phù hợp để hồn thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến kích phát triển các quỹ dành cho DNNVV, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng cho các DNNVV. - Xúc tiến phổ biến thông tin, kỹ thuật – công nghệ tới các DNNVV, cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp này trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với cơng nghệ.

- Khuyến kích các DNNVV tham gia vào liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp.

- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế.

- Khuyến kích phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) theo định hướng của nền kinh tế thị trường, tách chức năng trực tiếp cung cấp dịch vụ ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.

- Phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, khuyến khích khởi sự doanh nghiệp.

3.1.3 Định hướng phát triển ngành Ngân hàng đến 2010

Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mơ lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Cơ cấu lại hệ thống NHTM, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, đảm bảo quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết song phương và đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế, tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống TCTD theo các đề án đã được phê duyệt, cụ thể là:

- Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn để tiếp tục tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lợi, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM

- Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo ổn định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực về tài chính, cơng nghệ, quản lý và uy tín được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành NHTM tại Việt Nam;

- Tuân thủ các quy định của các Hiệp định song phương với các nước và quy định của WTO về mở cửa dịch vụ ngân hàng.

- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng cơng nghề cao.

Với phương châm hành động của Ngành Ngân Hàng là "An toàn - Hiệu quả

- Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế".

Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng giai đoạn 2008 - 2010

1. Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán

(M2)(%/năm) 18 - 20 2. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010(%) 100 - 115 3. Tỷ trọng tiền mặt lưu thơng ngồi hệ thống ngân

hàng/M2 đến năm 2010(%) Không quá 18 4. Tăng trưởng bình qn tín dụng(%/năm) 18 - 20 5. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8 6. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010(%) Dưới 5 ( Nguồn : Số liệu từ Website: http://.www.Chinhphu.vn )

3.1.4 Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010 đến 2010

Theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối

DNNVV trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm bình qn 40% tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ.

Ngành ngân hàng đưa ra những định hướng phát triển TDNH như sau :

- Các TCTD sớm tham gia vào vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp DNNVV theo tinh thần của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của

Chính phủ và Thơng tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện cho các quỹ đi vào hoạt động.

- Triển khai các thể chế, chính sách liên quan đến tín dụng của Chính phủ và của NHNN Việt Nam.

- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và cho vay, ngồi việc cho vay vốn lưu động, ngân hàng còn tài trợ tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho DNNVV nâng cao năng suất sản xuất của doanh nghiệp.

- Lãi suất cho vay mang tính linh hoạt theo thị trường. Đôi khi ngân hàng cũng áp dụng cho vay ưu đãi đối với DNNVV theo chính sách chế độ của nhà nước, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực.

- Cơ cấu lại dư nợ, phù hợp chính sách phát triển của nền kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh nợ xấu, xử lý có hiệu quả các khoản nợ khó địi, tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

- Tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa hoạt động, nâng cao năng lực và trình độ chun mơn của cán bộ ngân hàng, đặc biệt cán bộ làm cơng tác tín dụng.

- Các TCTD cần phải cải tiến quy trình thủ tục trong quan hệ tín dụng nhằm đảm bảo nhanh chóng, thực hiện khơng gây phiền hà cho khách hàng.

3.1.5 Định hướng phát triển tín dụng của NHNTVN- CNBT đến 2010

NHNTVN- CNBT đề ra định hướng phát triển trong giai 2008-2010 tăng mức huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế tăng bình quân 20-30%, dư nợ vay tăng trung bình 20 -30%/năm. Tín Dụng đối với DNNVV cụ thể như sau:

- Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp DNNVV đến 2010 lên là 150 doanh nghiệp.

- Doanh số hoạt động tín dụng của DNNVV chiếm khoảng 40-50% doanh số tín dụng của Ngân hàng. Số dư nợ vay chiếm 40-50% tổng số dư nợ vay .

- Ngân hàng đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng cả về lĩnh vực tiền gửi, tín dụng, dịch vụ nâng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ngân hàng đưa ra mục tiêu thực hiện bảo lãnh cho DNNVV tăng về số lượng cũng như giá trị bảo lãnh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh bến thành (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)