Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)

2.3.1. Dịch vụ lưu trú

Tính đến q I/2007, tồn tỉnh có trên 750 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số

11.000 phịng. Trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao với 1.761

phòng và hàng ngàn nhà trọ, nhà khách hỗ trợ cho việc đón khách du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm (Phụ lục 7). Các dịch vụ phục vụ trong cơ sở lưu trú gồm: nhà hàng, vũ trường, massage, sauna, karaoke, internet, tennis, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị – hội thảo…

Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Đà Lạt, ngoại trừ một số khách sạn được xếp hạng, còn lại phần lớn là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chưa đồng bộ, chủ yếu xây dựng một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể, tiêu chuẩn buồng phịng rất thấp, trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên điều hành, phục vụ còn nhiều yếu kém. Nhìn chung, chất lượng của các khách sạn, nhà nghỉ ở đây còn thấp, chưa đáp

ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế.

Bảng 2.2: Cơ sở lưu trú của Lâm Đồng giai đoạn 2001 – 2006

Danh mục Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số cơ sở lưu trú 400 434 550 679 690 750 Tổng số số phòng 4800 5300 7000 7826 8000 11000

Nguồn: Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng

Vào các dịp lễ, cung của dịch vụ lưu trú không đáp ứng đủ cầu của du khách dẫn đến hiện tượng giá leo thang đã ảnh hưởng xấu tới sự thiện chí của du khách về du lịch Đà Lạt.

Vào mùa thấp điểm, cung quá cầu khiến cho tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, hiện tượng cò chèo kéo khách diễn ra phổ biến, ảnh hưởng xấu tới môi

2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí

Tồn tỉnh hiện có 34 khu, điểm du lịch được đưa vào đầu tư khai thác, kinh

doanh phục vụ tham quan, vui chơi giải trí của du khách, trong đó có 17 điểm đã được Bộ Văn hóa Thơng tin cơng nhận di tích cấp quốc gia.

Đầu năm 2002, ngành du lịch Đà Lạt đưa hệ thống cáp treo vào sử dụng với

chiều dài 2.300m. Dịch vụ này đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách.

Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt với khn viên khoảng hơn 2000 m2, trong

đó chỉ có hơn 16 trò chơi dành cho trẻ em. Rõ ràng đây là một trung tâm giải trí quá

nhỏ về qui mơ và yếu kém về chất lượng. Chính vì vậy dịch vụ này chưa thu hút mạnh mẽ du khách cũng như người dân địa phương.

2.3.3. Dịch vụ lữ hành – vận chuyển

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển

trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung, hoạt

động kinh doanh lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ.... Hoạt động lữ

hành nội địa phát triển mạnh, trong đó đã ký kết nối tour với các tỉnh trong vùng

Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng

bằng sơng Cửu Long.

Trên địa bàn Đà Lạt hiện nay có 4 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển

khách du lịch, với hơn 42 xe du lịch và hơn 100 xe vận chuyển khách đường dài là: Xí nghiệp vận chuyển Du lịch Đà Lạt, Cơng ty TNHH Xuân Hương, công TNHH lữ hành Thành Bưởi và Công ty du lịch & vận tải Phương Trang. Hoạt động taxi nội

thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý. Tính đến hết

năm 2006, ở Lâm Đồng có hơn 200 đầu xe taxi phục vụ vận chuyển khách du lịch.

Đầu năm 2007, Đà Lạt đã có tuyến xe buýt nội thành và mở thêm tuyến Đà Lạt -

Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương… phục vụ thêm nhu cầu đi lại của

2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái

Các tour du lịch sinh thái được du khách các nước phát triển quan tâm, họ đến Ðà Lạt để tận hưởng khơng khí trong lành của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã... chứ khơng phải đi tìm tiện nghi vật chất. Ðối với các nước trong khu vực mà đặc biệt là Singapore, họ xem Ðà Lạt là một điểm đến có sức hút quan trọng để mở rộng và nối tour từ du lịch miền biển ở đất nước Singapore đến miền núi Ðà Lạt.

Một số khu du lịch có khả năng thu hút lượng lớn du khách như khu du lịch sinh thái Lang Biang, khu du lịch sinh thái Đa Mê, khu du lịch rừng Madagui...Tuy nhiên, do khả năng đầu tư còn hạn chế nên một số điểm du lịch được xác định có

tiềm năng và đã được tiến hành lập quy hoạch như khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia - Suối Vàng, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Bidoup - Núi

Bà...nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác phục vụ du lịch. Nói chung qui mô về sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh cịn nhỏ bé và đơn điệu.

2.3.5. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe

Với môi trường Đà Lạt, du khách có thể ở trong các khách sạn yên tĩnh để tận

hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, mơi trường xanh sạch, ngắm nhìn cảnh quan thơ mộng để phục hồi sức khoẻ sau thời gian lao động căng thẳng tại các đô thị, các khu cơng nghiệp ồn ào và nóng bức của mình. Thế nhưng Đà Lạt mới chỉ khắc phục được khâu cho du khách nghỉ ngơi là chủ yếu, còn phần nghỉ dưỡng cho đến nay

vẫn còn bỏ ngỏ. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Đà Lạt chưa cao. Đối với loại hình sản phẩm du lịch

này, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng cần phải khai thác lợi thế về khí hậu, tài nguyên nhân văn để có thể đưa du lịch nghỉ dưỡng trở thành một trong những sản phẩm du lịch chính của Đà Lạt - Lâm Đồng.

2.3.6. Loại hình du lịch hội nghị - hội thảo

Với ưu thế về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, mơi trường …, Đà Lạt thực sự là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc hội nghị kết hợp với du lịch mang tính quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, du lịch hội nghị ở Đà Lạt chưa phát triển, chưa khai thác được lợi thế này. Chỉ mới có một số khách sạn có phịng họp lớn như: Khách sạn Sofitel

Dalat Palace, Khách sạn Cơng đồn, Khách sạn Vietso Petro, khu resort Hoàng Anh Gia Lai, khu resort Ana Mandra và hội trường của một số cơ quan quản lý tại địa

phương… Hiện tại toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở có tổ chức hoạt động hội nghị, qui mô vừa và nhỏ với tổng sức chứa khoảng 1.500 chỗ ngồi. Những cơ sở này chủ yếu là kết hợp giữa kinh doanh lưu trú với hội nghị. Việc tổ chức hội nghị cịn thiếu tính chun nghiệp, chưa kết hợp tốt hội nghị với các dịch vụ dã ngoại, ẩm thực ngoài

trời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh lâm đồng đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)