Dự báo lạm phát Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để kiểm soát lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 74)

3.1 .Phương pháp luận

4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Dự báo lạm phát Việt Nam trong thời gian tới

Phân tích và dự báo kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng. Bất kỳ các quyết định, chính sách kinh tế nào đều phải dựa trên cơ sở phân tích thơng tin và triển vọng của các biến số kinh tế (cả tầm vĩ mô và vi mô). Trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mơ và diễn biến tiền của những tháng đầu năm, NHNN dự báo kinh tế năm 2009, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 5%, lạm phát khoảng 6%-8%, năm 2010, tăng trưởng và lạm phát sẽ diễn ra theo 2 kịch bản sau:

- Kịch bản thứ nhất: Tăng trưởng kinh tế khoảng 6%-6,5%, lạm phát khoảng dưới 10% trong điều kiện sau: Tốc độ tăng của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2009 khoảng 30%, năm 2010 khoảng 25%-27%; hiệu quả đầu tư giảm nhẹ so với năm 2008, ICOR đạt khoảng 7,7 năm 2009-2010 do đầu tư mở rộng theo chính sách kích cầu, giá dầu thế giới tăng trở lại và đạt mức bình quân 64 USD/thùng năm 2009 và 70-75 USD/thùng năm 2010, giá gạo thế giới có xu hướng tăng và đạt mức bình quân 570 USD/tấn năm 2009 và 750USD/tấn năm 2010.

- Kịch bản thứ 2: tăng trưởng kinh tế khoảng 6,2%-7%, lạm phát khoảng 7,5%-8,5% trong điều kiện sau: Tốc độ tăng của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2009 khoảng 25-27%, năm 2010 khoảng 23%-25%, hiệu quả đầu

tư tương ứng năm 2008, ICOR đạt khoảng 7-7,5, giá dầu thế giới bình quân 60 USD/thùng năm 2009 và 70-75 USD/ thùng năm 2010, giá gạo thế giới có xu hướng tăng và đạt mức bình quân 565 USD/tấn năm 2009 và 600 USD/ tấn năm 2010.

Mục tiêu tổng quát năm 2010 là nỗ lực phấn đấu hồi phục đà tăng trưởng đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế...

Các chỉ tiêu kinh tế năm 2010: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội bằng khoảng 41% GDP, chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.

Trong năm 2010, lạm phát có nguy cơ trở lại do có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố:

Thứ nhất, các khoản tiết kiệm với lãi suất trên dưới 19%/năm đã đến kỳ đáo hạn, được người gửi rút ra. Có thể một phần trong tổng số tiền này tiếp tực được gửi lại ngân hàng, nhưng chủ yếu là số tiền nhỏ, số tiền của những người tích cóp cho những việc lớn hơn; số tiền của các nhà đầu tư ở kênh tiết kiệm để nhảy vào kênh đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Thứ hai, là lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khố từ cuối năm 2008 đến nay và việc đưa ra các gói kích cầu tiêu dùng (tính đến nay có 4 quyết định của Thủ tướng về hỗ trợ lãi suất (131, 443, 497, 579), trong đó gói kích cầu đầu tiên với lượng vốn 17.000 tỷ đồng đến giữa tháng 05/2009 đã giải ngân là 291.886 tỷ đồng

Thứ ba là việc tăng lương tối thiểu từ đầu tháng 5 đối với công chức, viên chức, tăng trợ cấp cho người nghỉ hưu và các đối tượng hưởng từ nguồn ngân sách sẽ làm tăng sức mua có khả năng thanh tốn của một bộ phận dân cư.

Thứ tư là việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hố, dịch vụ, trong đó có giá điện, xăng dầu, nước sạch cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên.

Thứ năm là người tiêu dùng đã bắt đầu chi tiêu cao hơn, thể hiện ở tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố tăng giá đã tăng cao hơn những tháng trước và quan trọng hơn là cao hơn mức tăng trưởng kinh tế (tháng một tăng 4%, hai tháng tăng 5%, ba tháng tăng 6,6%, bốn tháng tăng 7,4%) .

Thứ sáu là lượng hàng hoá nhập siêu giảm mạnh so với năm trước. Bốn tháng đầu năm 2009 Việt Nam xuất siêu 801 triệu đô la Mỹ, trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu 11,57 tỷ đô la.

Thứ bảy là giá hàng hố nhập khẩu tăng có xu hướng tăng trở lại theo giá thế giới, cùng với sự tiềm ẩn lạm phát khi các gói kích thích kinh tế khổng lồ của các nước đưa ra từ cuối năm 2008 đến nay.

Thứ tám là nhu cầu sản xuất và tiêu dùng có thể tăng lên khi nền kinh tế có dấu hiệu thốt “đáy’ từ q II. Từng yếu tố trên tác động đến tái lạm phát và khi nó cộng hưởng nhau trong khoảng thời gian nhất định, thường là dịp cuối năm, thì nguy cơ tái lạm phát là không thể coi thường.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015: Các chỉ tiêu chủ yếu là GDP bình quân 5 năm tăng 7%-8%/năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-

41%GDP. GDP năm 2015 đạt khoảng 200 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.100 USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp để kiểm soát lạm phát ở việt nam trong giai đoạn hiện nay , luận văn thạc sĩ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)