3.1 .Phương pháp luận
4. Ýù nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2 Các giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
3.2.4 Doanh nghiệp tự kiểm soát lạm phát
Kiểm sốt lạm phát khơng chỉ là nhiệm vụ của các nhà hoạch định, điều hành chính sách nữa, nó đã trở thành điều thường trực trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Lạm phát khơng bao giờ tan biến đi, nó chờ cơ hội để xuất hiện. Vì vậy, các doanh nghiệp và bản thân mỗi người dân cũng phải có ý thưc về lạm phát, cùng với Chính phủ, NHNN để các biện pháp kiểm sốt lạm phát có hiệu quả hơn.
3.2.4.1 Doanh nghiệp tiết kiệm, (cắt giảm) chi phí
Trong tình hình lạm phát xảy ra có phần do chi phí đẩy, để chống lại lực đẩy của chi phí, lực tác dụng ngược trở lại là giảm chi phí. Các doanh nghiệp cần rà soát lại các khâu, các bộ phận, triệt để cắt giảm chi phí. Việc cắt giảm chi phí khơng chỉ đặt ra trong tình hình lạm phát tăng cao mà là một trong những biện
pháp lâu dài, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập.
Để cắt giảm chi phí, biện pháp cơ bản lâu dài là các doanh nghiệp phải ứng dụng cơng nghệ hiện đại, qua đó vừa làm giảm chi phí sản xuất vừa làm tăng năng suất lao động. Công nghệ hiện đại không chỉ là việc sử dụng các thiết bị, máy móc tiên tiến vào sản xuất mà các doanh nghiệp cịn phải nghiên cứu sử dụng các mơ hình quản trị thích hợp. Trong q trình vận hành, cần phải quan tâm đến việc thường xuyên cải tiến quy trình sản xuất cho phù hợp với điều kiện mới phát sinh.
Một trong những biện pháp được nhắc đến thường trực trong tình hình giá cả tăng cao là cắt giảm chi phí, song cắt giảm chi phí cũng có giới hạn của nó, vấn đề là doanh nghiệp phải có biện pháp phịng ngừa rủi ro tăng giảm bất thường của giá cả. Những năm trước đây, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam chưa sâu lắm, Việt Nam vẫn còn ở sân chơi khu vực và một số các nước bạn hàng truyền thống, mới chỉ có hội nhập bấy nhiêu thơi, nền kinh tế Việt Nam đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là từ năm 2001 trở lại đây, con thuyền Việt Nam lần đầu tiên đi ra khơi chứ khơng cịn ở quanh bờ nữa. Rồi đây các doanh nghiệp sẽ phải trực diện với sự thay đổi giá cả của tất cả các mặt hàng chứ khơng chỉ riêng gì giá xăng dầu, đơla, vàng, sắt, thép, phân bón … sự thay đổi giá cả giống như một điện tâm đồ lên xuống hàng ngày. Đến một lúc nào đó có lẽ khơng xa lắm, Nhà nước sẽ khơng cịn giữ giá năng lượng nữa, chi phí đầu vào tăng cao thì làm sao?… Và cịn rất rất nhiều thay đổi nữa khi chúng ta bước ra “Đại dương”.
3.2.4.2 Xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài
Hiện nay, vấn đề xây dựng kế hoạch và hoạch định chiến lược đang là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới việc hoạch định một chiến lược và chính sách kinh doanh trong xu thế mở cửa hội nhập, cạnh tranh ngày càng gây gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh hợp lý: như đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để ổn định nền tài chính, giảm thiểu rủi ro, sử dụng quyền chọn tiền tệ (OPTION) để phòng ngừa rủi ro tỷ giá… trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn là doanh nghiệp đã thành cơng một nửa trong q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Việc hoạch định giúp các doanh nghiệp có thể tiên liệu trước những rủi ro có khả năng xảy ra và dự phịng để đối phó với rủi ro gây ra. Ví dụ, hiện nay giá xăng dầu tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng thì doanh nghiệp cần tính trước khả năng chịu đựng thì doanh nghiệp có thể chịu đựng thêm trong bao lâu, cuối cùng phải tăng giá đầu ra, khi đó ảnh hưởng đến tiêu thụ như thế nào… lưỡng trước được những vấn đề trên là đã thành công phần nào trong thương trường.
3.2.4.3 Doanh nghiệp cần sử dụng các cơng cụ phịng chống rủi ro
Thị trường tài chính vẫn cịn trầm lắng và buồn tẻ, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp vẫn quen với kiểu làm ăn truyền thống, đã đến lúc các doanh nghiệp phải tự bảo vệ, phịng chống rủi ro cho mình bằng cách sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh. Các doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu, có thể ngay bây giờ chưa cần dùng nhưng cùng với mức độ hòa nhập, mở cửa lĩnh vực dịch vụ tài chính, doanh nghiệp nào quay lưng, thờ ơ với các công cụ bảo hiểm, doanh nghiệp đó sẽ bị lao đao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III đưa ra những dự báo về tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đưa ra những giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để kiểm soát lạm phát một cách hiệu quả trong tình hình hiện nay cần hệ thống giải pháp đồng bộ ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mơ. Trong đó, vai trị và sự phối hợp của NHNN, Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành và các doanh nghiệp là hết sức quan trọng.
KẾT LUẬN
Lạm phát là biểu hiện của vấn đề mất cân đối vĩ mô rất phức tạp. Mỗi lần xuất hiện ở mỗi hồn cảnh và điều kiện khác nhau thì khác nhau nên cũng mang màu sắc mn hình, mn vẽ. Lạm phát hiện nay đang gây lo ngại lớn cho các cấp hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cho người dân. Tìm hiểu nguyên nhân, những biểu hiện của lạm phát để tìm ra biện pháp kiểm sốt lạm phát, góp phần vào ổn định tình hình kinh tế – xã hội là vấn đề cấp bách.
Qua 3 chương, luận văn đã tóm lược một số vấn đề lý luận về lạm phát và khái quát lại diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam từ 1976 đến 2008 và các biện pháp kiểm sốt ở từng thời kỳ, trong đó nhấn mạnh đến tình hình lạm phát những năm gần đây. Trên cơ sở phân tích tình hình lạm phát Việt Nam, vận dụng lý luận về lạm phát vào thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, luận văn bước đầu đã đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần kiểm sốt lạm phát tốt hơn để ổn định kinh tế.
Với yêu cầu của một luận văn cao học, và với trình độ của một học viên cao học, đặc biệt lạm phát là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, thường xuyên biến động nên có nhiều vấn đề luận văn chưa đi sâu vào phân tích, nhiều vấn đề chưa thể đề cập tới như mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá, lãi suất… cho đến sự tác động qua lại theo một vịng trịn khép kín giữa các nhân tố. Trong tương lai, hy vọng với sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô, em sẽ cố gắng đi vào nghiên cứu sâu hơn nữa để luận văn khắc phục được những thiếu sót và khơng chỉ dừng lại ở những vấn đề đã đề cập mà còn mở rộng ra nhiều vấn đề khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TS Phạm Đỗ Chí, Từ lạm phát đến kích cầu, NXB Trẻ 2. TS. Nguyễn Trọng Hồi, Kinh tế vĩ mơ. Kinh tế phát triển 3. TS. Trương Thị Hồng, Tiền tệ và ngân hàng
4.TS Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, NXB Thống kê 5. TS. Ung Thị Minh Lệ, Tài chính cơng
6. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS. Nguyễn Ngọc Định, Tài chính quốc tế, Nxb Thống Kê
7. TS. Thân Thị Thu Thủy, Thị trường tài chính 8. Nhiều tác giả, Đối mặt với lạm phát, NXB Trẻ. 9. Tạp chí phát triển kinh tế
Các website:
1. Website của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 2. Website của Bộ tài chính: www.Mof.gov.vn
3. Website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 4. Website của Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn 5. Website của Báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn