2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM
2.2.3.3 Chiến lược xúc tiến thương mại và hoạt động marketing
Các doanh nghiệp ở TPHCM đều có những hình thức xúc tiến thương mại và markerting như thiết kế trang web, sản xuất catalogue, brochure giới thiệu cho khách, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, thu thập thông tin từ các tổ chức xúc
tiến thương mại của nhà nước…Tuy nhiên, đây vẫn bị đánh giá là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp may thành phố.
Theo kết quả điều tra, 100% doanh nghiệp may đều có catalogue, brochure (50 doanh nghiệp) nhưng catalogue này chỉ có thể được giới thiệu khi khách tới làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp đã thiết kế website để giới thiệu sản phẩm và giao dịch với khách, tìm kiếm đối tác trên mạng. Tuy nhiên, số lượng các công ty thiết kế trang web để quảng bá thương hiệu còn khá nhỏ, chiếm 20% trong tổng số các doanh nghiệp may TPHCM. Hầu hết trang web của các doanh nghiệp mới chỉ đăng các thông tin giới thiệu tổng quát về công ty (giới thiệu, sản phẩm, năng lực SXKD, liên hệ) mà chưa cập nhật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các tháng, các năm.
Bảng 2.12: Hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm may của các doanh nghiệp TPHCM
STT Các hoạt động quảng bá Tỷ lệ (%)
1 Quảng bá qua website 20%
2 Quảng bá qua catalogue, brochure 100% 3 Qua tổ chức xúc tiến thương mại 12%
4 Qua hội trợ triển lãm 50%
5 Khác 8%
Nguồn: điều tra cá nhân
Cũng theo kết quả điều tra, có khoảng 50% các doanh nghiệp đã thực hiện quảng bá sản phẩm qua hội trợ triển lãm. Từ hội trợ triển lãm trong nước, các doanh nghiệp có thể mua bán ngay được thiết bị máy móc nước ngồi chào bán. Cịn đối với hội trợ triển lãm quốc tế, hiệu quả chưa thực sự cao. Vì một thực tế cần nhìn nhận rằng, cơng tác tiếp thị của các doanh nghiệp cịn yếu kém khi khơng tìm hiểu kỹ nhu cầu, quy luật của thị trường, không nắm được thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhìn chung, đây là khâu bị đánh giá là yếu kém nhất của các doanh nghiệp may TPHCM, cần có sự hỗ trợ đáng kể từ phía chính quyền thành phố trong việc xúc tiến thương mại với các đối tác nhập khẩu nước ngoài.
2.2.4 Thực trạng về thương hiệu sản phẩm may mặc
Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành may đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng uy tín thương hiệu để phát triển hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đối với thị trường xuất khẩu, khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức trong đó chỉ có một số ít doanh nghiệp dệt may được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn.
Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu của mình (như cơng ty SCAVI đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE) còn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm vẫn dựa vào nhãn hiệu và thương hiệu mà đối tác đặt hàng yêu cầu, trên sản phẩm chỉ gắn nhãn mác nước ngoài và ghi xuất xứ sản phẩm.
Theo kết quả điều tra, có tới 90% các doanh nghiệp may TPHCM xuất khẩu sản phẩm gắn nhãn mác của đối tác nhập khẩu, 10% cịn lại sử dụng chính nhãn hiệu đăng ký của cơng ty.
Bảng 2.13 : Nhãn hiệu hàng may mặc
10%
90%
Nhãn hiệu của cơng ty
Nhãn hiệu của đối tác nước ngồi
Nguồn: điều tra cá nhân
Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp may TPHCM ra thị trường nước ngồi cịn rất ít. Ngun nhân chính của tình trạng này là các doanh nghiệp khơng đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi thì khơng quan tâm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngồi. Thứ hai là vì tính an tồn của phương án kinh doanh hiện tại (xuất khẩu theo hình thức gia cơng CMPT hoặc FOB dưới thương hiệu nước ngồi và đối tác của cơng ty sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tại thị trường của họ). Thứ ba là sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nên các đối tác đặt hàng sẽ khó tiêu thụ sản phẩm, và có thể khơng chấp nhận sản phẩm thương hiệu Việt Nam.
2.2.5 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may TPHCM
2.2.5.1 Yếu tố biến động từ thị trường dệt may thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho doanh nghiệp may đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi nhiều nhà nhập khẩu giảm đơn hàng, ngưng đặt hàng, doanh thu thấp nên phải cắt giảm chi tiêu và lao động để giảm chi phí sản xuất. Tại TPHCM đã có một số doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, Hàn Quốc ngưng sản xuất do khơng có đơn hàng và bị tác động từ cơng ty mẹ. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã xuất hiện tình trạng thu hẹp quy mơ sản xuất, cắt giảm lao động để giảm áp lực khó khăn về tài chính. Ngành may Việt Nam và TPHCM cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường dệt may thế giới.
Thứ nhất, kinh tế Mỹ và EU yếu đi làm cho các đơn hàng mua của họ thấp đi, điều này làm cho các nhà cung cấp chính đang phụ thuộc nặng nề vào hai thị trường này trong đó có Việt Nam và các nước đang phát triển khác.
Thứ hai là áp lực về giá hàng may mặc trên thị trường, xuất phát từ các nguyên nhân:
(1) Các nhà bán lẻ đang cố gắng cắt giảm chi phí mua để tăng bán hàng.
(2) Giá hàng may mặc tăng cao trong thời gian qua là do sự biến động mạnh trên thị trường năng lượng mà điển hình là giá dầu liên tục ghi các kỷ lục mới cộng với tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi cũng làm cho chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng may tăng cao. Do đó, sức cạnh tranh của sản phẩm may được sản xuất ra sẽ bị giảm sút đáng kể
Thứ ba là trên thị trường nguyên liệu, giá bông tăng mạnh trong thời gian qua cũng đang ảnh hưởng tới tăng trưởng của ngành may. Việc suy giảm kinh tế Mỹ và EU có thể dẫn tới tiêu thụ bông thấp hơn dự kiến và do vậy gây áp lực đối
với giá bông. Theo ủy ban tư vấn bông quốc tế, sản lượng bông nguyên liệu tại Mỹ trong năm 2008 giảm tiếp 15% so với 2007. Diện tích trồng bơng tại Mỹ dự kiến chỉ còn 9,5 triệu mẫu, so với mức 10,8 triệu năm 2007 và 15 triệu năm 2006. Cơ quan này dự báo, giá bông trên thế giới sẽ tăng hơn 8% lên mức 80 US cent/lb. Đối với các doanh nghiệp may TPHCM thì sản lượng bơng nhập khẩu hàng năm chiếm tới 90% nhu cầu cho sản xuất, thị trường nhập khẩu bơng lớn nhất là từ Mỹ. Vì vậy, xu hướng tăng giá bông trên thế giới và sự sụt giảm cung ứng bông của Mỹ khiến ảnh hưởng rất lớn tới việc cung cấp bông cho ngành may thành phố.
Thứ tư, các doanh nghiệp may cũng đang phải đối mặt với nguy cơ giá vải và quần áo leo thang. Việc giá và thực phẩm tăng mạnh dẫn tới các cuộc đình cơng và chi phí lao động cao hơn. Tại Bangladesh, xuất khẩu may mặc đang giảm sút do chậm giao hàng sau khi các cuộc đình cơng liên tiếp làm gián đoạn sản xuất. Tại Trung Quốc, chi phí lao động tăng dự kiến 20% với tình trạng giá vải tăng như hiện nay. Các doanh nghiệp may của ta cũng khơng nằm ngồi những trường hợp này.
2.2.5.2 Yếu tố biến động từ thị trường dệt may trong nước
Ngoài các áp lực về giá hàng may mặc, biến động lao động và biến động của nguồn nguyên phụ liệu trên thị trường thế giới như phân tích mục trên, ngành may TPHCM và Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
Thứ nhất, về khía cạnh tài chính, nhà nước đang áp dụng chính sách siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát khiến các doanh nghiệp may lao đao, không xoay sở kịp vốn để nhập khẩu nguyên phụ liệu quay vòng cho sản xuất. Các doanh nghiệp may đang phải rất vất vả để vật lộn với nguồn vốn ít ỏi của mình.
Thứ hai, xuất phát từ việc yếu kém của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong nước. Điển hình nhất là thực trạng thiếu điện và cúp điện liên tục thời gian qua,
cũng như một số vấn đề nổi cộm khác như hệ thống vận chuyển giao thông, cầu cảng quá tải, chậm trễ hay các hình thức thu thuế, phí bất hợp lý gây nhiều phiền phức cho doanh nghiệp.
Thứ ba, đồng USD liên tục tăng giá so với đồng VND, hiện đang giao động ở mức 17.800VND/USD trong khi những năm trước đây chỉ dao động quanh mức 15.000 VND/USD, điều này cũng làm cho kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may sụt giảm trong sáu tháng đầu năm 2009.
2.2.6 Yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển ngành may ở những điểm sau:
- Tạo điều kiện thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trang thiết bị ngành và may.
- Với những phát minh và sáng chế ra những nguyên phụ liệu mới đã giúp các công ty may thiết kế nhiều chủng loại sản phẩm mới, đa dạng hóa mặt hàng để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngồi nước.
- Những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin giúp các cơng ty tiếp cận nhanh chóng với thơng tin trên thị trường thế giới để có những phương án hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, khi hệ thống thương mại điện tử phát triển mạnh sẽ là cơ hội và thách thức cho các cơng ty may trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Do khoa học kỹ thuật phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào các ngành, sẽ phát sinh vấn đề ô nhiễm môi trường và từ đó làm cho nhu cầu về các loại trang phục bảo hộ lao động tăng nhanh.
Tóm lại, sự phát triển khoa học kỹ thuật vừa tạo cho ngành may những cơ hội phát triển nhưng cũng tạo ra khơng ít nguy cơ như chi phí đầu tư để tiếp cận, sử
dụng công nghệ trang thiết bị mới sẽ cao, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn…
2.2.7 Yếu tố đối thủ cạnh tranh 2.2.7.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài 2.2.7.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Tại thị trường EU, hàng may mặc Việt Nam và TPHCM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc. Tại thị trường Mỹ, hàng may mặc Việt Nam sẽ chịu nhiều áp lực giảm giá, phải cạnh tranh rất cao với hàng giá thấp của các đối thủ cung cấp hàng may mặc chính vào thị trường này. Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực do thuế suất đã được hạ xuống 0% do đáp ứng được xuất xứ hai cơng đoạn. Có thể điểm qua một số nước xuất khẩu may mặc mạnh dưới đây là những nước được đánh giá là các đối thủ nặng ký đối với may mặc Việt Nam trên bình diện thế giới. Đó là:
- Trung Quốc: Trung Quốc có năng lực cạnh tranh rất lớn do chủ động được
nguyên liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Hơn nữa, trong năm 2008, liên minh EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với Trung Quốc nên các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Như vậy, không chỉ riêng các doanh nghiệp xuất khẩu may Việt Nam, mà các doanh nghiệp của nhiều quốc gia xuất khẩu may lớn khác như Aán Độ, Bangladesh… cũng lo ngại trước sức cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường EU năm nay.
Theo số liệu của bộ thương mại Mỹ thì hàng may mặc Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ cũng đã bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2008. Trung Quốc có lợi thế về nhờ hạn ngạch đã được xóa bỏ, các chi phí đi cùng hạn ngạch sẽ khơng cịn, giá hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ giảm và Trung Quốc có thể lấy bớt thị phần của các nhà cung cấp hàng đầu khác trên thị trường Mỹ. Giá hàng may mặc của Trung
Quốc xuất khẩu vào Mỹ chỉ có 1.57 USD/m2 trong khi của Việt Nam là 3.03 USD/m2. Do đó sức cạnh tranh của Trung Quốc rất lớn so với Việt Nam.
- Ấn Độ: Cũng giống như Trung Quốc, Aán Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên
phân đoạn thị trường hàng giá trung bình. n Độ là nước có sự xác định rõ và phát huy thế mạnh của mình bằng việc thành lập riêng Bộ Dệt May để chuyên trách lo về chính sách và thị trường cho sản phẩm mũi nhọn này. Ngồi ra, n Độ cịn có Viện thời trang quốc tế gia nhằm thiết kế mẫu mã, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng toàn thế giới.
Aán Độ cũng là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới, chiếm 25% thị phần thế giới đồng thời cũng là nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu. Trong hai năm qua, các công ty dệt may Aán Độ đã đầu tư khoảng 700 triệu USD vào nhà máy và thiết bị mới, sẽ đầu tư thêm khoảng 2,5 tỷ USD để tăng sản lượng thu hút các nhà bán lẻ ngoại quốc đến đặt hàng. Và với lực lượng lao động có tay nghề dồi dào, Aán Độ hiện là nước có lợi thế cạnh tranh rất lớn, thậm chí hơn Trung Quốc đối với mặt hàng vải bông xù, vải bơng chéo. Như vậy, họ có nguồn ngun liệu ổn định, phong phú cấp cho các nhà máy, thậm chí một số nhà máy cịn bán nguyên liệu cho thị trường Trung Quốc.
Ngồi ra, n Độ có thể được lợi từ việc đồng RUPEE giảm giá cuối năm 2008, trong khi giá các sản phẩm cùng loại của các nhà xuất khẩu Bangladesh đưa ra các mức giá khá hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
- Bănglađét: Ưu thế lớn nhất là chi phí đầu vào sản xuất thấp, tay nghề cơng
nhân khá cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Đây là nước được các nhà phân tích dự đốn sẽ là đối thủ đáng gờm trên thị trường may mặc thế giới sau khi bãi bỏ hạn ngạch ngày 01/01/2005.
- Indonexia: là quốc gia đạt doanh số xuất khẩu lớn nhất hàng dệt may vào thị
lợi thế về giá nhân công và nguồn nguyên liệu dồi dào nên đây là một đối thủ cạnh tranh khá mạnh đối với Việt Nam.
Có thể nói mỗi đối thủ của ngành may Việt Nam có những điểm mạnh riêng khác nhau nhưng thị trường xuất khẩu chủ lực thì gần như trùng với thị trường xuất khẩu của ngành may Việt Nam. Điều đó cho thấy, sự cạnh tranh trên những thị trường này sẽ rất quyết liệt và điều quan trọng nhất đối với ngành may Việt Nam hiện nay là chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như phát huy hết tiềm năng bản thân để giành thắng lợi.
2.2.7.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi 100% đang phát triển tại khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố. Các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp may mặc của Việt Nam như: nguồn vốn đầu tư lớn, máy móc thiết bị hiện đại hơn, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường nhiều hơn. Ngồi ra, các cơng ty này cịn được hưởng ưu đãi từ luật đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, một số khách hàng nước ngồi có quan hệ mua bán với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trước đây đã chuyển tới đầu tư ngay bên