Đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83)

3.3 Các giải pháp hỗ trợ

3.3.2 Đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương

thương mại điện tử

Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa 11 thơng qua ngày 29-11-2005 và có hiệu lực kể từ ngày 1-3-2006, với nội dung trọng tâm là chữ ký điện tử (chữ

ký số) nhằm bảo đảm tính pháp lý cho tài liệu điện tử. Ngày 15-2-2007, Chính

phủ đã ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Giao dịch điện tử. Theo đó, “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, người có được thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của

người ký có thể xác định được chính xác việc biến đổi thơng điện dữ liệu được

tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa cơng khai trong cùng một cặp

khóa… Đi kèm với chữ ký số là một Trung tâm chứng thực có nhiệm vụ xác

nhận tính hợp lệ của chữ ký số.

Trên thực tế, các giao dịch thương mại điện tử cũng như các dịch vụ ngân

hàng phục vụ thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển do việc lập Trung tâm chứng thực chữ ký điện tử khá chậm chạp do ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có tổ chức chứng thực số công cộng (CA) phục vụ giao dịch điện tử. Mới chỉ có một số tổ chức, doanh nghiệp triển khai hệ thống CA nội bộ dùng riêng, như Ngân hàng Nhà nước, Ban Cơ yếu Chính phủ, cơng ty VDC, Ngân hàng Vietcombank và ACB, Công ty VASC...Nguyên nhân sự chậm trễ cho việc triển khai tổ chức chứng thực số công cộng chủ yếu là do chưa có sự quan tâm của Nhà Nước trong việc cấp các nguồn kinh phí kịp thời và cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thành lập và triển khai Trung tâm Chứng thực số gốc Quốc gia sắp, đây là nhu cầu không chỉ của các ngân hàng thương mại nhằm triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà còn là nhu cầu của xã hội. Như vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có lộ trình đầu tư cho Trung tâm này và tạo điều kiện cho Trung tâm hoạt động hiệu quả mang lại các bước tiến mới cho hoạt động kinh tế của Việt Nam trong đó có hoạt động cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)