Nhận dạng các rủi ro của thị trường tín dụng BĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản việt nam đến năm 2015 (Trang 25 - 27)

Chương 1 : Tổng quan về thị trường bất động sản và thị trường tín dụng BĐS

1.2 Thị trường tín dụng bất động sản

1.2.4 Nhận dạng các rủi ro của thị trường tín dụng BĐS

Hoạt động cho vay bất động sản cũng tiềm năng những rủi ro vốn có như trong hoạt động cho vay thông thường như rủi ro pháp lý, rủi ro trong thẩm định, rủi ro do không thực hiện đúng các quy định của ngân hàng, rủi ro do khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích…. Các rủi ro này được nhìn nhận ở hai yếu tố sau:

1.2.4.1 Yếu tố chủ quan:

- Từ phía Ngân hàng:

+ Cách quản trị, quản lý của Ngân hàng khơng đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và lỏng lẽo trong việc kiểm tra kiểm soát.

+ Năng lực thẩm định hồ sơ vay của nhân viên ngân hàng thấp, khơng đánh giá đúng tính khả thi của phương án vay.

+ Chú trọng tăng trưởng dư nợ cho vay mà không quan tâm đến chất lượng của khoản vay.

+ Do mối quan hệ thân tín đối với người đi vay mà xem xét cấp tín dụng, không chú ý đến các điều kiện mà người đi vay không đáp ứng được.

+ Thiếu thông tin về người đi vay dẫn đến đánh giá khơng chính xác về năng lực trả nợ của người đi vay.

+ Không theo dõi sâu sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, khơng hiệu quả.

+ Khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn, một số ngân hàng thường áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng. Chính yếu tố này là nguyên nhân làm phát sinh các trường hợp rủi ro trong một số ngân hàng thương mại như khách hàng thiếu vốn đầu tư và phải cân đối vốn để trả trước hạn so với dự tính ban đầu.

+ Cấp tín dụng để đầu tư vào bất động sản với trên 90% tài sản đảm bảo cũng là bất động sản nên rủi ro phát sinh trong việc đầu tư bất động sản mang tính dây chuyền dễ làm phát sinh rủi ro đối với tài sản đảm bảo là bất động sản khó phát mãi để xử lý thu hồi nợ.

- Từ phía khách hàng:

+ Che dấu kết quả hoạt động thua lỗ của doanh nghiệp bằng các báo cáo có lợi nhuận cao nhằm tăng niềm tin cho vay của Ngân hàng.

+ Sử dụng vốn vay vào mục đích khác có nhiều rủi ro như đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán…

1.2.4.2 Yếu tố khách quan:

- Sự biến động của nền kinh tế - xã hội:

Thời hạn cho vay bất động sản thường là trung và dài hạn, do vậy nếu lãi suất cho vay bất động sản không linh hoạt, khơng tính đến tính khả biến của thị trường sẽ dễ dẫn đến rủi ro thua lỗ do huy động lãi suất cao nhưng cho vay lãi suất thấp. Thực tế, thị trường cho vay của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh, có những thời điểm lãi suất đã có sự biến động đột biến, tăng trên 50% so với đầu năm 2008. Và đã có trường hợp một số Ngân hàng đã gặp rủi ro lãi suất đối với các khoản cho vay bất động sản do không thể điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng đã được cố định trước đó.

Đồng thời, sự biến động theo hướng tăng cao của lãi suất đã gây khó khăn cho người đi vay bởi phải gánh chịu áp lực trả lãi tăng cao tương ứng. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính khả thi của phương án vay ban đầu do chi phí đội lên đột biến, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay có thể dẫn đến mất khả năng thanh tốn.

Ảnh hưởng từ tình hình lạm phát của nền kinh tế với chi phí tiêu dùng tăng cao, chi phí đầu tư tăng cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Sự khan hiếm của thị trường nguồn vốn do tác động của những chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước dẫn đến trường hợp vốn tín dụng khan hiếm hoặc có lãi suất khá cao làm tăng chi phí cho người đi vay.

- Về hành lang pháp lý:

Các quy định điều tiết thị trường bất động sản hiện nay chưa rõ ràng, đồng bộ. Việc có được một cơ chế ràng buộc để bảo đảm nhu cầu vay vốn và thu hồi nợ một cách dễ dàng chưa được như mong muốn. Cụ thể, các quy định cấm bán nền đất của

Nghị định 181 làm cho việc huy động vốn của chủ đầu tư gặp khó khăn, đặc biệt khi chủ đầu tư dự án lớn cần có cơ chế huy động vốn linh hoạt, không chỉ dựa vào vốn tự có và vốn Ngân hàng. Trong khi đó, một loạt vấn đề về điều kiện pháp lý để chấp nhận, định giá tài sản đảm bảo cũng như đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hợp đồng bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ... cũng làm gia tăng mức độ rủi ro và hạn chế hoạt động cho vay bất động sản của Ngân hàng. Những quy định liên quan đến việc quy hoạch, sử dụng đất còn cồng kềnh. Các bước tiến hành bồi thường, giải toả để thực hiện các dự án đầu tư bất động sản còn kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Rủi ro từ các điều kiện tự nhiên:

Đó là các hiện tượng như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy nổ… ngày càng có tính ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân nói riêng và các hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế nói chung dễ dẫn đến trường hợp khơng cịn khả năng trả nợ do lũ quét hay do mất mùa...

- Xuất phát từ đặc tính của thị trường bất động sản:

Lĩnh vực đầu tư bất động sản là lĩnh vực đầu tư dễ tổn thương bởi tính khó dự đốn. Yếu tố đầu cơ, làm giá dẫn đến giá bất động sản tăng ảo luôn ngự trị trên thị trường bất động sản. Kỳ hạn cho vay bất động sản rất dài, phần lớn từ 3 năm đến 10 năm, thậm chí đến 25 năm, trong đó nhiều khoản vay có 3 năm ân hạn khơng trả tiền gốc, chỉ trả lãi. Trong khi đa số nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn của các Ngân hàng thương mại chiếm đến hơn 50% là ngắn hạn. Điều này thể hiện rõ khả năng thanh khoản của Ngân hàng khá thấp nếu duy trì việc lấy ngắn ni dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản việt nam đến năm 2015 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)