- 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 07 /2 00 9
Số lượt du khách nước ngoài
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Eliss (CBRE Việt Nam), từ nay đến năm 2020, nhu cầu về phòng khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung lại rất hạn chế. Hiện lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ đạt khoảng gần 5.000 phòng và khách sạn tiêu chuẩn 1 - 2 sao gần 6.300 phịng. Trong khi đó, theo khảo sát của CBRE, nhu cầu về phòng khách sạn 3 - 5 sao đến năm 2020 sẽ vào khoảng 11.100 phòng và khách sạn 1 - 2 sao khoảng hơn 20.000 phòng.
Cũng theo số liệu của CBRE , đến năm 2012, các khu vực phía Bắc sẽ có thêm khoảng 970 biệt thự và 565 căn hộ, tại khu vực miền Trung sẽ có khoảng 1.085 biệt thự và 510 căn hộ, riêng khu vực phía Nam sẽ có lượng hàng nhiều hơn khoảng 5.100 biệt thự. Hiện, các dự án bất động sản du lịch đang tập trung đầu tư từ khu vực miền Trung như Đà Nẵng trở vào đến Phú Quốc, trong đó tập trung nhiều ở những tỉnh thành ven biển là Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản Châu Á, Đông Nam Á sẽ là điểm thu hút du lịch mới trong tương lai. Tiếp đó là sự thay đổi
lớn trong xu hướng lựa chọn điểm nghỉ dưỡng của du khách thay vì ở khách sạn hoặc resort hạng sang như trước sẽ chuyển dần sang các khu villa riêng biệt. Tại Việt Nam, bất động sản du lịch cũng đang xuôi theo sự thay đổi trong tương lai của dịch vụ phòng ốc cung ứng trong ngành du lịch trên khu vực.
Tuy Việt Nam đã cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, nhưng, dựa vào tình hình thực tế trên thị trường căn hộ để ở, đất nền, thị trường nhà nghỉ dưỡng vẫn là “mảnh đất” của người Việt Nam. Người nước ngồi cịn chần chừ việc mua nhà tại Việt Nam vì giá cả những căn hộ nghỉ dưỡng tại Việt Nam cao không thua kém với các dự án bất động sản du lịch của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines...
Thị trường bất động sản khu công nghiệp – khu chế xuất: Với việc gia nhập
WTO, và sự tăng không ngừng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nươc ngoài vào Việt Nam sẽ thúc đẩy thị trường khu công nghiệp phát triển hơn nữa trong những năm tới. Hiện các khu công nghiệp đang đua nhau mở rộng phạm vi trên toàn cả nước. Theo đánh giá của Công ty CB Richard Ellis Việt Nam, ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia quan tâm nhiều hơn vào mảng thị trường này, các nhà đâu tư quốc tế khác cũng quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư phát triển và mở rộng các khu cơng nghiệp vì các lý do sau: Các chính sách ưu đãi đầu tư (thuế suất ưu đãi, cắt giảm thuế,...); tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực dồi dào (chi phí đầu vào thấp); giá thuê rẻ (so với giá thuê đất khu công nghiệp tại hầu hết các quốc gia châu Á khác); thời hạn thuê ổn định (thông thường là dài hạn) ; trong khu cơng nghiệp đã có cơ sở hạ tầng hoàn thiện; thị trường trong nước đang dần phát triển.
3.2 Dự báo nhu cầu tín dụng của thị trường bất động sản
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước, cho nên, nhu cầu vốn trong tương lai là rất lớn. Hiện nay nhu cầu vốn của các đối tượng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khu vực tư nhân ... được đáp ứng chủ
yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật nói chung và hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khốn nói riêng nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn là điều rất quan trọng.
Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007.