ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

Theo Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành ngày ngày 11

tháng 01 năm 2006, quan điểm phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam như sau:

9 Phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng,

đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh

xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.

9 Phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ sản

xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Trên cơ sở đó, định hướng phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 như sau:

9 Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.

9 Đa dạng cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất

một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

9 Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven

bờ, phát triển mạnh ni trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu

giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nơng thơn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu

Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, từ nay đến năm 2020, thế giới cần khoảng 183,3 triệu tấn, trong đó các nước đang phát triển chiếm 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản tồn cầu, trung bình mỗi người cần khoảng 19,1kg/năm. Như vậy, xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra của nước ta đang được nhiều quốc gia quan tâm và xem là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cả hợp lý mà chất lượng lại thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại châu âu cũng rất cần nguyên liệu cá tra và cá ba sa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặt khác, thị trường tiêu thụ cá tra, cá ba sa đang

được mở rộng sang Ba Lan, Nga, các nước Nam Mỹ.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước cũng tăng mạnh trong thời gian tới, đặc

biệt là những mặt hàng tươi sống và chế biến sẵn. Từ năm 2010 - 2020, nếu mức tiêu thụ thuỷ sản tăng lên 22kg/người/năm thì lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước sẽ lên tới 1,95 triệu tấn vào năm 2010, 2,18 triệu tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 2, 61 triệu tấn. Năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 - 5,0 tỷ USD; Năm 2015, sản lượng tăng

2,76%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ USD; Đến năm 2020, kim ngạch

xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD.

Để đạt mục tiêu trên thì cần phải đầu tư một khoản vốn lớn, lên tới hơn 67.000 tỷ đồng với khoảng 20 chương trình và đề án sẽ được đầu tư như: chương trình phát

triển khai thác hải sản bền vững, chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, chương trình đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản, chương trình phát triển khoa học cơng nghệ phục vụ phát triển thủy sản…

Từ những số liệu trên, có thể nhận thấy rằng, các Cơng ty thủy sản đứng trước cơ hội rất lớn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất. Dĩ nhiên, tư liệu sản xuất sẽ đến tay nhưng người quản lý tốt nhất để tạo ra được giá trị gia tăng cao nhất cho xã hội. Do đó, Cơng ty sẽ phải phát huy tối đa năng lực của mình nhằm thu hút được nguồn vốn đầu tư để phát triển Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)