IV/ Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của các quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt nam
3/ Một số kiến nghị
Chứng khoán hoá bất động sản
Theo quy định, các quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được phép đầu tư không quá 10% tổng tài sản của quỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Nguyên nhân dẫn đến quy định trên là do thị trường bất động sản (TTBĐS) bị đóng băng trong một thời gian dài cộng với tính thanh khoản của thị trường này không cao. Thế nhưng, trên thực tế tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc TTBĐS ràng buộc TTCK, sự tác động qua lại giữa hai thị trường này luôn luôn tạo nên những rủi ro đồng thời cũng kèm theo những cơ hội cho sư phát triển của hai thị trường này.
Tại Việt Nam, mặc dù sự tác động của hai thị trường này chưa thật sự rõ nét. Song trong khoảng thời gian cuối năm 2006, do sự phát triển mạnh mẽ của TTCK dẫn
đến một số lớn các nhà đầu tư chứng khoán đã đổ vốn vào đầu tư nhà đất khiến cho TTBĐS bắt đầu ấm dần lên. Vốn từ TTCK chảy về TTBĐS thông qua các Doanh nghiệp và các nhà đầu tư chính là một trong những xu hướng tất yếu. Ngược lại, bất động sản gồm đất và cơ sở hạ tầng luôn là những tài sản có giá trị lớn của mỗi Doanh nghiệp khi định giá tài sản để thực hiện cổ phần hoá và niêm yết trên TTCK.
Do vậy, giá trị bất động sản tại thời điểm định giá sẽ có tác động trực tiếp đến công tác định giá của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Mỗi biến động trên thị trường này sẽ đều có những tác động cụ thể lên thị trường kia, và rõ ràng là hai thị trường này sẽ ngày càng phải “nhìn nhau” để tự điều chỉnh. Vì vậy, một trong những giải pháp đưa TTBĐS vào quản lý để phát triển ổn định là tiến tới thực hiện mơ hình “chứng khốn hố các dự án đầu tư bất động sản”, đưa hàng hoá là nhà đất lên giao dịch trên TTCK tập trung. Đây là mơ hình kết hợp giữa hai hình thức đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản.
Khi mơ hình này được phép hoạt động, thì việc tách nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu bất động sản sẽ thu hút được lượng tiền lớn trong dân cư. Hơn thế nữa, các chứng chỉ bất động sản được niêm yết trên TTCK sẽ có tính thanh khoản cao làm tăng sản phẩm cho thị trường và giúp hoạt động của thị trường trở nên sơi động hơn. Vì vậy, tỷ lệ đầu tư quy định cho các quỹ đầu tư chứng khoán vào lĩnh vực bất động sản nên được nâng lên từ 20% đến tối đa 30% trong tương lai.
Phát triển cơng cụ các quyền chọn và phịng ngừa rủi ro trên TTCK Tại những nước có TTCK phát triển mạnh, một trong những biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường đó là các Hợp đồng quyền chọn “option” (quyền chọn mua, quyền chọn bán) và các Hợp đồng tương lai. Lẽ ra các công cụ phái sinh này phải được hình thành và phát triển cùng lúc với TTCK. Thế nhưng, hiện nay ở Việt Nam các công cụ này chỉ được triển khai trên thị trường tiền tệ và thị trường vàng nhưng cũng rất hạn chế, các TCTD sử dụng những công cụ này
nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình. Cịn trong lĩnh vực chứng khốn thì các cơng cụ này chỉ có trong sách vở.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do chưa có Tổ chức nào có thể xác định được giá trị của các công cụ nêu trên, Ngân hàng TMCP ACB và Ngân hàng TMCP EXIM có triển khai cơng cụ option vàng nhưng thực hiện bằng cách đối ứng. Ngân hàng sẽ thực hiện option với một Tổ chức nước ngồi và sau đó thực hiện option với các khách hàng trong nước với một khoảng chênh lệch nhằm hưởng phí. Hơn nữa, trước những diễn biến phức tạp khó lường, thơng tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư, giao dịch nội gián và đặc biệt hệ thống pháp luật chưa được hoàn chỉnh của TTCK Việt Nam thì rất khó khăn trong việc xác định giá trị của các cơng cụ nêu trên.
Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và góp phần phát triển lành mạnh – ổn định TTCK. Trước mắt, phải gấp rút xây dựng văn bản luật điều đỉnh cho các công cụ này. Chỉ định một hay hai Tổ chức (Ngân hàng) triển khai thực hiện thí điểm các cơng cụ này, tun truyền và phổ biến các công cụ này đến đông đảo các nhà đầu tư đang và sẽ tham vào TTCK.