Một số yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào nhật bản của các doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẦU TƯ CỦA NHẬT

2.1.2.2.2. Một số yếu tố bên trong

Bên cạnh 2 yếu tố bên ngồi nêu trên, cịn có cả những yếu tố bên trong bản thân nước Nhật cũng góp phần thúc đẩy gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Nhật Bản. Trước hết, đó là do nhu cầu về vốn nước ngoài của Nhật Bản. Do đồng Yên lên giá, sự trống rỗng của các ngành sản xuất trong nước đã làm cho sản xuất trong nước hồn tồn bị đình trệ do nguồn vốn chảy ra ngoài lớn hơn nhiều so với nguồn vốn đầu tư trong nước. Bởi vậy, xét về điều kiện khách quan thì đối với bản thân Nhật Bản, vốn và kỹ thuật nước ngồi là vơ cùng cần thiết để tạo nên sự cân bằng trong đầu tư.

Đầu tư nước ngoài rất cần thiết để tạo nên sức mạnh kinh tế của Nhật Bản. Mặc dù vậy, với vị thế của mình, nền kinh tế Nhật Bản cần nhiều hơn nữa sự tích cực của các nguồn lực về cơng nghệ và bí quyết quản lý mà hiện khơng có ở Nhật Bản từ các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy việc tái cấu trúc lại nền kinh tế và đem lại những triển vọng mới cho nền kinh tế Nhật Bản. Việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI ở Nhật Bản đang là một giải pháp đem lại nhiều hiệu quả.

FDI của Nhật Bản đã tăng đáng kể từ nửa sau của những năm 90. Những yếu tố đã góp phần tạo sự gia tăng này là việc mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chào đón các doanh nghiệp nước ngoài bằng việc bãi bỏ nhiều rào cản, việc giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các công ty Nhật Bản tạo điều kiện cải thiện điều kiện cho việc liên doanh và sáp nhập (M&A) của các công ty và đây được xem như là một xu hướng toàn cầu nhằm tái cấu trục lại ngành công nghiệp, hay sự sửa đổi về luật liên quan đến các vụ việc phá sản hay hợp tác kinh doanh cũng tạo cho thị trường Nhật Bản tăng thêm sự hấp dẫn của nó.

Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản mà đứng đầu là sự lãnh đạo của thủ tướng Koizumi đã thành công trong việc tăng nguồn vốn FDI, 11.9 nghìn tỷ yên cổ phần FDI vào cuối năm 2005, gấp 1.8 lần so với năm 2001.

Hình 2.1: Giá trị nguồn vốn FDI ở Nhật Bản.

“Nguồn: JETRO, World Economic Outlook Database (April, 2006), IMF” [7]

Tuy nguồn vốn FDI tăng trong những năm gần đây nhưng tỷ lệ của nó so với GDP vẫn còn rất thấp so với các nước phát triển mạnh khác. Hiện tại, tỷ lệ này ở Nhật Bản 2.2% (2005), trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ là 11.6%, Italy là 12.4%, Đức là 18.0%, Pháp là 28.5%, Anh là 37.1% và Mỹ là 13.0%. Theo như báo cáo tình hình đầu tư của thế giới của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development), Nhật Bản được xếp hạng rất thấp, vị trí 134 trong 140 quốc gia về tỷ lệ FDI so với GDP, mặc dù vậy chỉ số tiềm năng thu hút FDI của Nhật Bản lại xếp hạng 22.

Hình 2.2: Tỷ lệ nguồn vốn FDI so với GDP của một số quốc gia phát triển (2005)

“Nguồn: JETRO, World Economic Outlook Database (April, 2006), IMF” [7]

Bảng 2.5: Xếp hạng chỉ số thực hiện thu hút nguồn vốn FDI (2003-2005)

1 Azerbaijan 78 United Kingdom

2 Belgium and Luxembourg 80 France 3 Brunei Darussalam 98 Italy

4 Angola 111 Turkey

5 Ireland 114 United States

6 Gambia 118 Germany

7 Hong Kong, China 134 Japan

8 Singapore

9 Mongolia

10 Congo

“Nguồn: JETRO, World Economic Outlook Database (April, 2006), IMF” [7]

Bảng 2.6: Xếp hạng chỉ số tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI (2002-2004)

1 United States 16 France

2 United Kingdom 22 Japan

3 Canada 28 Italy 4 Luxembourg 33 China 5 Singapore 68 Turkey 6 Norway 7 Sweden 8 Germany 9 Ireland 10 Quatar

“Nguồn: JETRO, World Economic Outlook Database (April, 2006), IMF” [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào nhật bản của các doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)