Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào nhật bản của các doanh nghiệp (Trang 67 - 70)

3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐẦU TƯ VÀO

3.1.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh nội địa tạo đà cho đầu tư ra nước ngoài. Cần định hướng và xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển lâu dài trên cơ sở đánh giá chính xác thị trường mục tiêu và duy trì uy tín, thương hiệu của cơng ty trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần phải nâng cao năng lực, xây dựng những hệ thống sản xuất mang chuẩn mực quốc tế. Tập trung phát triển và chủ cơng nghệ lõi riêng có của mình. Sẵn sàng cạnh tranh, nắm bắt thời cơ và chủ động đối phó với thách thức. Một chiến lược con người đúng đắn sẽ khiến cho công ty mạnh hơn trong cạnh tranh trong nước và tạo đà cho đầu tư ra nước ngoài nhờ vào sức sáng tạo con người.

™ Nâng cao năng lực tài chính

Nguồn lực tài chính doanh nghiệp Việt Nam vốn cịn yếu so với các tập đoàn đa quốc gia nên các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh được năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án kinh doanh và khả năng trả nợ vay của mình. Chính vì vậy, giải pháp quan trọng nhất là các DN cần nâng cao năng lực tài chính, có phương án sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu sản phẩm trên thị trường Nhật Bản để chủ động đầu tư, mở rộng mạng lưới và quan hệ kinh tế với thị trường nước ngoài sao cho phù hợp. Qua đó, luồng vốn sẽ được tăng cường lưu chuyển hai chiều, đảm bảo sự liên thông thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.

™ Hoàn thiện kỹ năng quản lý, nâng cao năng lực chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải hoàn thiện kỹ năng quản lý để đáp ứng được những thách thức về tính chuyên nghiệp hiện đại và sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Nhật Bản bởi những đối thủ mạnh. Việc tham gia đầu tư vào thị trường Nhật Bản đồng nghĩa với việc tất cả các doanh nghiệp phải chuyển mình thật sự, tư duy cũ buộc phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải.

Chẳng hạn, CNTT là lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, mà nổi bật là các doanh nghiệp trong ngành buộc phải đi tiên phong trong vấn đề bản quyền phần mềm, đòi hỏi phải được trang bị ở cả ba mặt : nhận thức, kinh phí, và chun gia tư vấn cho mình lẫn khách hàng của mình.

Về góc độ thị trường, các doanh nghiệp buộc phải chuyển động để hội nhập, trong đó CNTT là cơng cụ để nâng cao năng lực quản lý và cung cấp dịch vụ. Điều này mở ra thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp phát huy tiềm năng. Nếu trước đây, các nhà cung cấp chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng, thì trong giai đoạn tới họ sẽ hướng đến các ứng dụng và dịch vụ giá trị gia tăng. Thách thức lớn nhất là năng lực tư vấn triển khai dịch vụ để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải đầu tư chuyên sâu để nâng cao năng lực mới có thể giữ được thế cạnh tranh, khi các nhà cung cấp nước ngoài vào Nhật Bản với lợi thế năng lực cung cấp dịch vụ chuyên sâu, thương hiệu mạnh và khả năng tài chính dồi dào. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sự hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ của mình. Điều cốt lõi là các doanh nghiệp phải có năng lực chuyên nghiệp để tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ và tận dụng những cơ hội mới.

™ Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Xây dựng chiến lược marketing nước ngoài để đầu tư hiệu quả. Đầu tư vào thị trường Nhật Bản là hình thức xâm nhập thị trường ở bậc cao. Thông thường các công ty xuyên quốc gia thường thực hiện xuất khẩu sản phẩm, marketing sản phẩm tại thị trường nước ngoài trước cho thị trường quen với sản phẩm của mình rồi mới tiến hành đầu tư hay nếu có tiềm lực hơn thì vừa đầu tư vừa tiến hành marketing sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Marketing nước ngoài là chiến lược hồn tồn phù hợp với mục đích ngắn hạn của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp này tiến đến đầu tư ra nước ngồi. Chẳng hạn gần đây, thơng qua Hội chợ thương mại Việt Nam 2004 được tổ chức tại Trung tâm hội chợ quốc tế Phnom Penh (Campuchia), một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã mở văn phịng đại diện tại thủ đơ Phnom Penh như Trung Nguyên, Biti’s, Vinamilk, Vifon, Miliket… chuẩn bị cho chiến dịch mở rộng thị trường.

™ Chú trọng chất lượng sản phẩm

Chú trọng hơn nữa lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ đa dạng, mới và hiện đại với chất lượng và uy tín.

Để khẳng định vị thế của sản phẩm, dịch vụ các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến để tối ưu hóa chi phí quản lý, chi phí sản xuất cùng với việc tăng cường các dịch vụ sau bán hàng. Xu hướng của sản phẩm, dịch vụ trong những năm tới là hàm lượng cơng nghệ cao, năng động, thời trang, thể hiện tính tiện nghi và cá tính của người sử dụng. Kỳ vọng những bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh để cung cấp cho người tiêu dùng Nhật Bản những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng quốc tế nhưng giá cả phù hợp.

Việc Việt Nam ký kết Hiệp định đầu tư với Nhật Bản đã mang đến nhiều cơ hội nhưng sẽ làm gia tăng áp lực rất nhiều lên các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề phải đối mặt là thị phần bị chia sẻ bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn thương hiệu, sản phẩm, đòi hỏi nhiều hơn về dịch vụ và thái độ ứng xử của nhà cung cấp Việt Nam.

™ Nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu thị trường

Hàng hoá cung cấp cho thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Một số hàng hoá bị điều tiết theo quy chế sản phẩm, nghĩa là sản phẩm muốn vào thị trường Nhật Bản phải được các bộ ngành có liên quan của nước này cho phép, đặc biệt phải tuân thủ các hệ thống nguyên tắc áp dụng đối với các loại hàng hố cơng nghiệp, nông nghiệp, hay thực phẩm chế biến v.v…

Bên cạnh đó thị trường Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo.

Do đó, tích cực tìm hiểu tất cả các thơng tin về chính sách, pháp luật cũng như qui định mà Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng khi đầu tư vào thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào nhật bản của các doanh nghiệp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)