Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố HCM (Trang 61 - 64)

3.2. Các giải pháp kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản của các NHTM

3.2.1.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Cần rà sốt và hồn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản. Tạo một hệ thống pháp lý đồng bộ, tránh chồng chéo, góp phần ổn định, lành mạnh hoá thị trường bất động

sản. Xúc tiến các giải pháp nhằm tăng cung bất động sản đáp ứng cầu thật sự về bất động sản:

Rút ngắn các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng. Vừa qua Bộ Xây dựng và Hiệp hội bất động sản đang trình Chính phủ rút ngắn thời gian phê duyệt dự án xây dựng còn tối đa 01 năm. Quy trình mẫu về thủ tục thực hiện dự án xây dựng do Bộ Xây dựng đề xuất gồm 8 bước:

- Cung cấp thông tin quy hoạch.

- Giao cho nhà đầu tư lập QHCT 1/2000. - Giao chủ đầu tư.

- Lập, thẩm định phê duyệt QHCT 1/500 của dự án. - Lập, thẩm định, phê duyệt dự án.

- Giao đất, cho thuê đất.

- Bồi thường, giải phóng mặt bằng. - Thiết kế, khởi công, động thổ.

Nếu thực theo quy trình trên sẽ rút ngắn rất nhiều các thủ tục hành chính phức tạp, mất thời gian trước đây. Góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án bất động sản.

Xây dựng quy định cụ thể để khuyến khích xây dựng và quản lý thị trường bất động sản lành mạnh, phản ánh đúng thực trạng về cung – cầu của thị trường.

Đưa ra các chính sách thuế phù hợp cho các đối tượng tham gia trên thị trường bất động sản. Việc giá bất động sản bị đẩy lên rất cao phần nhiều do tác động từ các đối tượng đầu cơ, kinh doanh bất động sản. Việc ban hành các chính sách thuế phù hợp, để hạn chế tình trạng đầu cơ sẽ góp phần đáng kể vào việc lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giúp thị trường này phát triển một cách bền vững.

Thực hiện các giải pháp để hỗ trợ các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng bất động sản:

Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường bất động sản phải tăng cường công tác phổ biến, cập nhật thông tin về thị trường bất động sản, thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực này cho các đối tượng liên quan, các TCTD để nâng cao sự hiểu biết về thị trường bất động sản, tình hình biến động của thị trường; đồng thời giúp các TCTD cập nhật những thông tin về chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh và định giá bất động sản sát giá thực tế hơn.

UBND các tỉnh, thành phố cần thường xuyên cập nhật và điều chỉnh khung giá đất sát với giá thị trường, tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu rủi ro cho các NHTM trong việc định giá bất động sản.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về bảo đảm tiền vay bằng QSD đất và tài sản gắn liền trên đất phù hợp quy định của Luật Đất đai và Bộ Luật dân sự mới.

Hướng dẫn quy định về thủ tục, trình tự cơng chứng hồ sơ đăng ký thế chấp, bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

Điều chỉnh quy định về thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm là QSD đất, tài sản gắn liền với đất không bị hạn chế trong vịng 05 ngày kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng mà có thể kéo dài hơn, tạo điều kiện cho các NHTM hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp lý về TSĐB.

Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký GDBĐ cho các cán bộ địa chính các cấp để thực hiện đúng quy định về đăng ký GDBĐ.

Cơ quan đăng ký GDBĐ cần nghiên cứu rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký GDBĐ, thực hiện nối mạng giữa Phịng Cơng chứng, UBND quận/huyện với các Phòng đăng ký hồ sơ nhà đất để có thể vừa cơng chứng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm ngay trong ngày hoặc chuyển lại chức năng này cho UBND cấp phường xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố HCM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)