Mơ hình nghiên cứu 16 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)

Gần đây, xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học đã nhận được sự thích thú đáng kể của các nhà nghiên cứu (Tkachev & Kolvereid, 1999; Autio và ctg, 2001; Vecian và ctg, 2005 ). Nghiên cứu trước đây cho rằng các doanh nhân cần được trau dồi trong suốt cuộc đời của họ, và giáo dục là rất quan trọng để xây dựng tinh thần kinh doanh trong tâm trí của người làm chủ (Lee và ctg, 2006). Bởi vì quá trình đào tạo giáo dục là một biến quan trọng, nó thường bao gồm trong phân tích của các nhà nghiên cứu (Davidsson, 1995; Linán & Chen, 2006; Kolvereid & Isaksen, 2006). Như đã trao đổi ở trên, kỹ năng chính trị là dạng kỹ năng có thể được giảng dạy, và sinh viên có thể học tập và bồi dưỡng thêm kỹ năng này trong quá trình học tập. Và theo kết quả nghiên cứu của Kaplan (2008) có đề cập “Sinh viên kinh doanh dường như sử dụng công khai kỹ năng chính trị hơn”, tức là việc sử sụng kỹ năng chính trị của các sinh viên ngành kinh doanh là cao. Khơng những thế, kỹ năng chính trị đang bắt đầu được công nhận trong lý thuyết

17

quản lý và như các yếu tố của quản lý hiệu quả tại nơi làm việc trong lĩnh vực tư nhân và lĩnh vực công (Harley, 2007). Và cũng như trong nghiên cứu Moss (2006) cũng chứng minh rằng kỹ năng chính trị có liên quan đến thành cơng và hiệu quả của lãnh đạo, mà cá nhân có xu hướng khởi nghiệp kinh doanh để trở thành nhà doanh nghiệp, người tự làm chủ thì chắc hẳn ln gắn với cá nhân đó sẽ là một nhà lãnh đạo. Vì lẽ đó, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như hình 2.1 và các giả thuyết đưa ra ở trên cũng có thể được xem xét trong phần nghiên cứu tiếp theo.

Hình 2.1. Mơ hình đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)