Mơ hình hoạt động đặc trưng của cơng ty chứng khốn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty chứng khoán việt nam (Trang 31)

2.2 Thực trạng ngành chứng khoán Việt Nam

2.2.2 Mơ hình hoạt động đặc trưng của cơng ty chứng khốn Việt Nam

Các cơng tư chứng khốn đặc biệt là các cơng ty chứng khốn hàng đầu hiện nay đều đang ráo riết hoàn thiện dần bộ máy hoạt động theo mơ hình ngân hàng đầu tư. Phần lớn các cơng ty chứng khốn Việt Nam đã chia các mảng nghiệp vụ chính gồm: Ngân hàng đầu tư, đầu tư tự doanh, môi giới, nghiên cứu (hoặc còn gọi là phân tích). Ở một số cơng ty chứng khốn cịn có thêm nghiệp vụ quản lý tài sản (điển hình là SSI). Tuy nhiên lưu ý rằng công ty chứng khoán muốn kinh doanh nghiệp vụ quản lý tài sản cần phải thông qua một công ty con (pháp nhân riêng) chứ cơng ty chứng khốn không được trực tiếp điều hành dịch vụ này.

Vì các cơng ty chứng khốn Việt Nam đều đi theo mô hình ngân hàng đầu tư của các nước tiên tiến trên thế giới, cho nên về định nghĩa, chức năng của mỗi nghiệp vụ về bản chất là tương tự mục 2.1 Tổng quan ngành chứng khoán. Tuy nhiên, tại một thị trường chứng khoán còn quá sơ khai như Việt Nam, mỗi nghiệp vụ kinh

doanh đều chỉ thực hiện được vài khâu đơn giản trong một chuỗi dịch vụ mà một ngân hàng đầu tư hồn thiện có thể cung cấp.

Bảng 2.2: Mảng kinh doanh chính của một số cơng ty chứng khốn Việt Nam

CTCPCK Thành phố Hồ Chí Minh CTCPCK Sài Gòn CTCPCK Thăng Long CTCPCK Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín

Ngân hàng đầu tư Ngân hàng đầu tư Tư vấn tài chính doanh nghiệp (*)

Ngân hàng đầu tư Nghiên cứu Phân tích Chứng khoán vốn Nghiên cứu Đầu tư tự doanh Đầu tư tự doanh Đầu tư tự doanh Đầu tư tự doanh

Môi giới Môi giới Môi giới Môi giới

Quản lý tài sản

Nguồn: website của các cơng ty chứng khốn trên

(*) Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp được ngầm hiểu tương đương nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.

2.2.3 Cấu trúc thu nhập đặc trưng của cơng ty chứng khốn Việt Nam

Xét trên tổng thể, nguồn thu của các công ty chứng khoán chủ yếu được tạo ra từ hoạt động môi giới và tự doanh. Theo thống kê báo cáo tài chính của 25 cơng ty chứng khoán đang niêm yết trên 3 sàn (HOSE, HNX và UPCOM) mảng tự doanh vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu doanh thu với mức đóng góp 46% trong năm 2008 sau đó tăng vọt lên 59% trong năm 2009. Tính trong 6 tháng đầu năm 2010, mảng tự doanh vẫn tiếp tục dẫn đầu với tỷ trọng 50% đóng góp cho doanh thu.

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu của 25 cơng ty chứng khốn Việt Nam đang niêm yết

Đơn vị tính: Triệu đồng 2008 2009

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Ngân hàng đầu tư 20,257 1% 23,504 1%

Đầu tư (tự doanh) 929,252 52% 1,976,087 56%

Quản lý danh mục đầu tư 62,512 3% 50,840 1%

Môi giới 328,488 18% 850,093 24%

Với tỷ trọng hoạt động tự doanh chiếm vị trí độc tơn trong cơ cấu doanh thu ngành chứng khốn đang cịn non trẻ của Việt Nam, vai trò của một định chế tài chính trung gian bị lu mờ và cơng ty chứng khốn được xem như một nhà đầu tư lớn trên thị trường chứng khoán khi mà hoạt động tự doanh của họ lấn át các dịch vụ tài chính khác.

Hiện tại các cơng ty chứng khốn Việt Nam đang rất nỗ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu doanh thu của mình. Các cơng ty đều ra sức củng cố các dịch vụ hỗ trợ để nâng cao tỷ trọng đóng góp của các mảng dịch vụ khác như dịch vụ mơi giới hoặc ngân hàng đầu tư. Vì các mảng dịch vụ này sẽ là hoạt động mang nguồn thu khá ổn

định và có thể bảo đảm được các chi phí cho cơng ty chứng khốn nếu công ty chứng khốn có hệ thống cơng nghệ tốt và kèm theo các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư.

2.2.4 Mức độ cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Sự bùng nổ về số lượng cơng ty chứng khốn này là điều dễ hiểu ở một thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh doanh dịch vụ chứng khoán là điều tất yếu. Ưu điểm của sự cạnh tranh này là lượng và chất của các dịch vụ chứng khoán đều tăng lên rõ rệt. Và nhược điểm cũng khơng ít, với nhiều chiêu thức cạnh tranh lách luật, lũng đoạn thị trường của nhiều cơng ty chứng khốn.

Theo đánh giá chủ quan của người làm đề tài, cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán Việt Nam đã trải qua hai làn sóng cạnh tranh chủ đạo. Làn sóng cạnh tranh thứ nhất là cạnh tranh về dịch vụ công nghệ thông tin trong ngành chứng khốn. Làn sóng cạnh tranh thứ hai là cạnh tranh về dịch vụ lõi của ngành chứng khốn (mơi giới, tư vấn, phân tích).

Theo phân tích về quy mơ thị trường, tính đến ngày 30/6/2010 thị trường đã có tổng cộng trên 926,000 tài khoản. Với làn sóng thành lập cơng ty chứng khốn ồ ạt vào cuối năm 2006, đầu năm 2007. Số lượng cơng ty chứng khốn tăng vọt, từ 15 cơng ty chứng khoán vào cuối năm 2005 đã lên đến con số 105 cơng ty chứng khốn vào giữa năm 2010. Hiện nay số lượng các cơng ty chứng khốn đã được cấp phép và đi

vào hoạt động đã lên đến trên 105 cơng ty với đủ các loại hình hoạt động như công ty con của các ngân hàng thương mại và của các tập đồn tài chính, cơng ty do các cá nhân góp vốn, cơng ty có sự tham gia của các định chế đầu tư nước ngoài... Mặt khác, công cụ cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn có nhiều ưu điểm lẫn nhược điểm. Đánh giá về hoạt động môi giới, thị trường sẽ dần hướng đến các hình thức đầu tư phái sinh như futures, options, giao dịch ký quỹ, và kể cả bán khống nếu Nhà nước cho phép... Tuy nhiên cũng chính mơi trường cạnh tranh gay gắt đã khiến các cơng ty chứng khốn phải tìm mọi cách thức gia tăng thị phần trên tất cả các dịch vụ chứng khốn mà cơng ty cung cấp, kể cả những chiêu thức bất hợp pháp. Đối với hoạt động môi giới: hiện tại, việc phân định ngơi vị của các cơng ty chứng khốn dựa trên tiêu chí duy nhất là thị phần mơi giới của các cơng ty chứng khốn. Đồng thời, việc nâng cao thị phần môi giới cũng sẽ tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho các dịch vụ khác của cơng ty chứng khốn. Chính vì vậy, các cơng ty chứng khốn sử dụng nhiều biện pháp, kể cả những biện pháp gây hại cho sự lành mạnh của thị trường chứng khoán để gia tăng thị phần môi giới cho cơng ty mình. Những biện pháp đó có thể liệt kê ra như tăng tỷ lệ phần trăm cho môi giới đến ưu ái gia tăng các mức độ đòn bẩy hay câu kéo nhân sự của các cơng ty chứng khốn lớn về làm việc nhằm mục đích hút lượng khách “đại gia”. Ngoài ra, một số công ty chứng khốn cịn chấp nhận cho nhà đầu tư mua bán T+1, T+2. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên tiếng, hiện tượng này đã lắng xuống.

2.2.5 Các thành tựu và hạn chế của cơng ty chứng khốn Việt Nam 2.2.5.1 Thành tựu của các cơng ty chứng khốn Việt Nam 2.2.5.1 Thành tựu của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Thứ nhất, các cơng ty chứng khốn đã thực hiện tương đối tốt vai trò của định chế

tài chính trung gian của thị trường tài chính. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 700 doanh nghiệp được niêm yết tại hai sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khốn Hà Nội. Ngồi ra q trình cổ phần hóa được tiến hành rộng rãi với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân đã được chuyển sang công ty cổ

phần. Trong hai trường hợp trên, cơng ty chứng khốn đã đóng vai trị tư vấn tích cực để tạo thêm hàng hóa vốn cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Thứ hai, các cơng ty chứng khốn giúp Nhà nước thự hiện chiến lược huy động vốn

phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơng ty chứng khoán giúp huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp cổ phần mà ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng được. Là phương tiện thu hút vốn nước ngồi thơng qua các nhà đầu tư nước ngồi mua chứng khốn Việt Nam.

Thứ ba, cơng ty chứng khốn hỗ trợ xác định giá trị doanh nghiệp chính xác hơn.Thị trường chứng khoán thúc đẩy các cơng ty cổ phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Từ đó, tạo thói quen cơng khai hố thông tin, đổi mới quản lý để lành mạnh hố tình hình tài chính, góp phần trong sạch hố mơi trường kinh doanh trong xã hội.

Thứ tư, công ty chứng khốn với chức năng mơi giới đã giúp chuyển thành tiền dễ

dàng, lưu động hoá các nguồn vốn trong xã hội. Thông qua công ty chứng khoán, , một mặt doanh nghiệp huy động được vốn, mặt khác cũng thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào quản lý doanh nghiệp. Đây là động lực của tăng trưởng, là cơ sở cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành.

2.2.5.2 Hạn chế của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Thứ nhất, hạn chế trong quá trình quản lý tài khoản. Nhiều cơng ty chứng khốn Việt Nam đã khơng tách biệt tài khoản nhà đầu tư và tài khoản công ty. Trong nhiều trường hợp, cơng ty chứng khốn quản lý và kiểm sốt nội bộ khơng tốt đã tạo điều kiện nhân viên sử dụng tài khoản nhà đầu tư vào mục đích cá nhân.

Thứ hai, hạn chế trong quá trình thực hiện lệnh giao dịch. Một số công ty chứng

khốn đã khơng cung cấp sao kê tài khoản và trạng thái tài khoản thường xuyên hoặc cung cấp sao kê khơng rõ ràng. Ngồi ra, q trình lưu giữ hồ sơ cũng như lịch sử giao dịch của khách hàng không đầy đủ

Thứ ba, hạn chế về lợi ích vì cơng ty chứng khoán cũng là 1 nhà đầu tư. Hạn chế này xuất phát từ hoạt động tự doanh của các cơng ty chứng khốn. Tính đến nay,

hoạt động tự doanh vẫn đóng góp hơn 50% doanh thu cũng như lợi nhuận cho các cơng ty chứng khốn Việt Nam. Do đó đã hạn chế đến chất lượng các dịch vụ khác của công ty chứng khốn. Tình trạng ưu tiên nhập lệnh mua/bán của bộ phận tự doanh trước khách hàng đã, đang và sẽ xảy ra. Ngồi ra, cơng ty chứng khốn khuyến nghị khơng khách quan với những mã cổ phiếu riêng biệt chỉ vì cổ phiếu này có trong danh mục tự doanh của công ty.

Thứ tư, hạn chế lợi ích vì cơng ty chứng khốn có khách hàng tư vấn tài chính

doanh là doanh nghiệp niêm yết. Xung đột đã xảy ra khi cơng ty chứng khốn đóng vai trị nhà bảo lãnh phát hành cho các cơng ty niêm yết. Với trách nhiệm của người bảo lãnh, nhiều thông tin tốt của công ty niêm yết bị đánh bóng q mức trong khi nhiều thơng tin xấu bị ém nhẹm, hoặc đề cập sơ lược nhằm đạt được giá mục tiêu đã đề ra.

Thứ năm, hạn chế vì mục tiêu doanh thu về phí giao dịch. Để tăng phí mơi giới, rất

nhiều cơng ty chứng khốn cài đặt thống lọc lệnh ưu tiên cho những khách hàng VIP đua lệnh, gây ra sự không công bằng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thứ sáu, hạn chế trong quy trình bảo mật thông tin. Xung đột này xuất phát từ việc

phân quyền trong hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn thấp, một nhân viên thông thường cũng có thể lấy báo cáo số dư tài khoản của tất cả khách hàng. Ngoài ra, nhiều nhân viên cung cấp danh mục đầu tư của khách hàng cho nhà đầu tư khác.

2.3 Hoạt động M&A cơng ty chứng khốn tại Việt Nam thời gian qua

2.3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động M&A cơng ty chứng khốn tại Việt Nam

Thứ nhất, các hoạt động M&A công ty chứng khoán được điều chỉnh bởi các điều

luật có liên quan đến hoạt động M&A chung cho các doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh. Hiện tại, mặc dù Luật chứng khốn 2006 ra đời nhưng khơng có những điều khoản cụ thể quy định về hoạt động mua bán, sáp nhập cơng ty chứng khốn. Vì thế, khung pháp lý cho M&A cơng ty chứng khốn chưa có quy định rõ ràng.

sẽ được thành lập chi nhánh ở những loại hình như cung cấp dịch vụ quản lý tài sản như quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác; dịch vụ tư vấn, trung gian và các dịch vụ phụ trợ liên quan đến chứng khoán, bao gồm tư vấn và nghiên cứu đầu tư, danh mục đầu tư, tư vấn về mua lại công ty, lập chiến lược và cơ cấu lại công ty. Như vậy, thời điểm quan trọng nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đến trong ít nhất 5 năm tới, khi Việt Nam cho phép thành lập các cơng ty chứng khốn 100% vốn nước ngồi.

Cịn trước mắt, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khốn nước ngồi chỉ được phép được thành lập văn phịng đại diện và cơng ty liên doanh với đối tác Việt Nam. Và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngồi trong liên doanh đó khơng vượt quá 49%.

Thứ ba, theo thông báo của báo chí, sẽ có khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A cho các công ty chứng khốn. Đây là dự thảo Thơng tư hướng dẫn việc mua bán lại, hợp nhất, sáp nhập tự nguyện giữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam.Dự kiến, việc bán tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được thực hiện với điều kiện có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên. Việc hợp nhất, sáp nhập phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Cổ đông, thành viên góp vốn tại tổ chức kinh doanh chứng khoán được quyền tiếp cận như nhau về việc hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia hợp nhất, sáp nhập có chứng khốn đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn thì phải làm thủ tục hủy niêm yết. Tuy nhiên, thơng cáo báo chí này đã ra đời được hơn 1 năm (tháng 10/2009) nhưng Thông tư hướng dẫn mua bán lại, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn chưa ra đời.

2.3.2 Động lực cho hoạt động M&A các cơng ty chứng khốn tại Việt Nam 2.3.2.1 Động lực từ phía người mua

Thứ nhất, đánh giá triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam

trong tương lai là rất lớn. Quy mô tài khoản mới chỉ chiếm khoảng 1,5% dân số (trong khi đó, tại các nước láng giềng số tài khoản xấp xỉ bằng số dân). Các cơng cụ

giao dịch trên thị trường cịn sơ khai; tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nhiều khả năng sẽ được tái khởi động. Trong khi châu Âu nền kinh tế lắng dịu trở lại, Mỹ đang cố gắng kết hợp giải quyết vấn đề phát triển kinh tế với vấn đề việc làm, thì Việt Nam có ổn định chính trị, có ổn định kinh tế. Sự tăng trưởng đều đặn của Việt Nam vẫn là lực hút mạnh mẽ đến tất cả các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khốn, từ cơng ty niêm yết, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị thị trường 40% GDP hiện nay mới chỉ là khởi đầu. Trong các năm tới, sau thời kỳ chạm đáy của nền kinh tế thế giới cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trở lại mức tăng trưởng ấn tượng của thời kỳ trước khủng hoảng, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán niêm yết sẽ lên 70% GDP.

Thứ hai, tại thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, ngành kinh doanh dịch

vụ chứng khoán với tỷ lệ lợi nhuận gộp của ngành chứng khoán Việt Nam lên đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty chứng khoán việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)