Mức độ cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty chứng khoán việt nam (Trang 33 - 34)

2.2 Thực trạng ngành chứng khoán Việt Nam

2.2.4 Mức độ cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Sự bùng nổ về số lượng cơng ty chứng khốn này là điều dễ hiểu ở một thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam. Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh doanh dịch vụ chứng khoán là điều tất yếu. Ưu điểm của sự cạnh tranh này là lượng và chất của các dịch vụ chứng khoán đều tăng lên rõ rệt. Và nhược điểm cũng khơng ít, với nhiều chiêu thức cạnh tranh lách luật, lũng đoạn thị trường của nhiều công ty chứng khoán.

Theo đánh giá chủ quan của người làm đề tài, cạnh tranh giữa các cơng ty chứng khốn Việt Nam đã trải qua hai làn sóng cạnh tranh chủ đạo. Làn sóng cạnh tranh thứ nhất là cạnh tranh về dịch vụ công nghệ thông tin trong ngành chứng khốn. Làn sóng cạnh tranh thứ hai là cạnh tranh về dịch vụ lõi của ngành chứng khốn (mơi giới, tư vấn, phân tích).

Theo phân tích về quy mơ thị trường, tính đến ngày 30/6/2010 thị trường đã có tổng cộng trên 926,000 tài khoản. Với làn sóng thành lập cơng ty chứng khốn ồ ạt vào cuối năm 2006, đầu năm 2007. Số lượng cơng ty chứng khốn tăng vọt, từ 15 cơng ty chứng khoán vào cuối năm 2005 đã lên đến con số 105 cơng ty chứng khốn vào giữa năm 2010. Hiện nay số lượng các cơng ty chứng khốn đã được cấp phép và đi

vào hoạt động đã lên đến trên 105 công ty với đủ các loại hình hoạt động như cơng ty con của các ngân hàng thương mại và của các tập đồn tài chính, cơng ty do các cá nhân góp vốn, cơng ty có sự tham gia của các định chế đầu tư nước ngồi... Mặt khác, cơng cụ cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn có nhiều ưu điểm lẫn nhược điểm. Đánh giá về hoạt động môi giới, thị trường sẽ dần hướng đến các hình thức đầu tư phái sinh như futures, options, giao dịch ký quỹ, và kể cả bán khống nếu Nhà nước cho phép... Tuy nhiên cũng chính mơi trường cạnh tranh gay gắt đã khiến các công ty chứng khốn phải tìm mọi cách thức gia tăng thị phần trên tất cả các dịch vụ chứng khốn mà cơng ty cung cấp, kể cả những chiêu thức bất hợp pháp. Đối với hoạt động môi giới: hiện tại, việc phân định ngôi vị của các công ty chứng khốn dựa trên tiêu chí duy nhất là thị phần môi giới của các cơng ty chứng khốn. Đồng thời, việc nâng cao thị phần môi giới cũng sẽ tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho các dịch vụ khác của cơng ty chứng khốn. Chính vì vậy, các cơng ty chứng khốn sử dụng nhiều biện pháp, kể cả những biện pháp gây hại cho sự lành mạnh của thị trường chứng khoán để gia tăng thị phần môi giới cho cơng ty mình. Những biện pháp đó có thể liệt kê ra như tăng tỷ lệ phần trăm cho môi giới đến ưu ái gia tăng các mức độ đòn bẩy hay câu kéo nhân sự của các cơng ty chứng khốn lớn về làm việc nhằm mục đích hút lượng khách “đại gia”. Ngồi ra, một số cơng ty chứng khốn cịn chấp nhận cho nhà đầu tư mua bán T+1, T+2. Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lên tiếng, hiện tượng này đã lắng xuống.

2.2.5 Các thành tựu và hạn chế của cơng ty chứng khốn Việt Nam 2.2.5.1 Thành tựu của các cơng ty chứng khốn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty chứng khoán việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)