Kết quả XLNX qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59 - 63)

2.2. Thực trạng nợ xấu và công tác XLNX tại VCBL

2.2.4. Kết quả XLNX qua các năm

Bảng 2.4: Tình hình XLNX qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

Nợ xấu cuối năm 2005 23,116 10,008 5,183 5,009

Nợ xấu phát sinh năm 2006 9,416 5,037 3,706

Nợ xấu phát sinh năm 2007 97,129 42,251

Nợ xấu phát sinh năm 2008 129,151

Tổng cộng 23,116 19,424 107,349 180,117

Nguồn: VCBL

Số liệu trên cho thấy, Cơng ty cũng đã có những nổ lực nhất định trong việc xử lý xấu. Những khoản nợ đọng kéo dài dây dưa có dấu hiệu giảm thể hiện ở số dư nợ xấu phát sinh ở năm trước đã giảm đi vào năm sau.

Mặc dù vậy, số nợ xấu phát sinh mới mỗi năm đều tăng mạnh làm tổng số nợ xấu tăng và những khoản nợ xấu gần đây đa số tập trung ở các khách hàng có dư nợ cho thuê lớn. Điều này cho thấy cơng tác giám sát khách hàng cịn yếu kém, thiếu quan tâm xử lý kịp thời đối với các khoản nợ cần chú ý. Ngoài ra, việc cơ cấu nợ tràn lan thiếu thận trọng trong giai đoạn trước đã làm nhiều khoản nợ bị chuyển sang nợ xấu sau khi NHNN VN ban hành Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

2.3. Đánh giá về công tác XLNX tại VCBL

2.3.1. Những mặt đạt được

2.3.1.1. Việc phân loại nợ tại VCBL đã dần được hoàn thiện, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ của NHNN VN và đánh giá đúng thực chất tình trạng nợ xấu. Điều này tạo cơ sở và áp lực cho VCBL phải đưa ra các giải pháp xử lý nợ

kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là cuối năm 2007, VCBL đã mạnh dạn thực hiện việc kiểm toán kết quả phân loại nợ trước khi năm tài chính kết thúc để đảm bảo phân loại nợ đúng và trích lập đủ DPRR theo quy định. Mặc dù đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh cuối năm cũng như hình ảnh của VCBL nhưng về lâu dài thì đó là việc làm cần thiết để tình hình nợ xấu được nhìn nhận đúng đắn, kịp thời và giảm thiểu những tổn thất càng lớn về sau.

2.3.1.2. VCBL đã có những cải cách đáng kể trong việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hướng đến mục tiêu chun mơn hóa cơng việc; tách bạch các khâu trong q trình cấp tín dụng; tăng cường chức năng kiểm tra, kiểm soát và quản trị rủi ro; tập trung mạnh cho công tác XLNX. Cụ thể:

• Tháng 06/2006, VCBL chính thức hoạt động theo mơ hình có HĐQT, tn thủ các quy định tại Quyết định số 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26/05/2003 của Thống đốc NHNN VN về ban hành “Quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD phi ngân hàng”.

• Tháng 12/2006, cơ cấu tổ chức tại trụ sở chính chuyển đổi từ mơ hình 5 phịng (Phịng Kinh doanh, Phòng Kế tốn, Phịng Kiểm tra nội bộ, Phịng Tổng hợp, Phịng hành chính nhân sự và ngân quỹ) thành mơ hình 7 phịng do chia tách Phòng Kinh doanh (thành 2 phòng QHKH và QLN) và Phịng Hành chính nhân sự và ngân quỹ (thành 2 phịng Hành chính ngân quỹ và Nhân sự đào tạo).

• Tháng 05/2008, Phịng Kinh doanh tại Chi nhánh tiếp tục được chia tách thành hai phòng là QHKH và QLN.

• Tháng 07/2008, cơ cấu và chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại trụ sở chính tiếp tục có sự thay đổi: bộ phận XLNX trực thuộc Phòng QLN được tách thành phòng XLNX độc lập; chuyển đổi chức năng của Phòng Tổng hợp thành Phòng Quản trị rủi ro; thành lập mới Phịng Kiểm tốn nội bộ trực thuộc ban kiểm soát HĐQT.

2.3.1.3. Hệ thống các văn bản về chính sách chế độ, quy trình, quy chế, quy định nội bộ đã được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn, bảo đảm tính chặt chẽ khách quan trong quy trình cấp và quản lý tín dụng, tăng cường quản trị rủi ro và chun mơn hố cơng việc. Cụ thể là chỉ trong vòng hơn hai năm từ đầu năm 2007 cho đến nay, Công ty đã sửa đổi ban hành hàng loạt văn bản quan trọng như sau:

• Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT

• Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành

• Quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng tín dụng

• Quy định về thẩm quyền và trình tự ra quyết định cho th

• Quy định về chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại trụ sở chính và chi nhánh (theo mơ hình tổ chức mới)

• Quy định về CTTC đối với khách hàng

• Quy trình CTTC

• Quy định về khung lãi suất cho thuê đối với khách hàng

• Quy định về hạn mức CTTC, tỷ lệ ký quỹ và lãi suất cho thuê đối với khách hàng

2.3.1.4. Trong những năm gần đây, VCBL đã chú trọng hơn đến công tác nhân sự. Việc tuyển dụng nhân sự hàng năm đã được tổ chức công khai, minh bạch và khách quan hơn. Mặt bằng đội ngũ nhân sự hiện nay của Công ty khá trẻ và có trình độ. Đây là yếu tố nền tảng quan trọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của VCBL trong tương lai.

2.3.1.5. Hoạt động của Chi nhánh VCBL tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển lớn mạnh cả về dư nợ và chất lượng các khỏan cho thuê. Tính đến cuối năm 2008, dư nợ của Chi nhánh chiếm 42,21% tổng dư nợ tịan Cơng ty, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,36% và nợ xấu là 0,26% trên tổng dư nợ của Chi nhánh. Chính chất lượng tín dụng tốt tại Chi nhánh đã góp phần cải thiện kết quả hoạt động chung của tịan Cơng ty.

2.3.2. Những mặt còn tồn tại

2.3.2.1. Tốc độ XLNX còn chậm, trong khi việc kiểm soát và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh chưa được chú trọng đúng mức làm cho tổng số nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng.

2.3.2.2. Tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng năm 2008 và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu cho thấy công tác XLNX chưa hiệu quả.

2.3.2.3. Nhân sự cho cơng tác XLNX cịn yếu cả về số lượng và chất lượng. XLNX là mảng công việc mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi cán bộ làm cơng tác XLNX phải có sự dày dạn kinh nghiệm nhất định. Nhưng hiện nay tổng số nhân sự cho phịng XLNX chỉ có 5 người bao gồm cả lãnh đạo phịng, trong đó cả 4 cán bộ cịn lại đều là nhân sự mới được tuyển dụng, hầu như chưa có kinh nghiệm về hoạt động CTTC.

2.3.2.4. Việc xử lý bán phát mãi tài sản cho thuê tại VCBL đối với một số khoản nợ gặp nhiều khó khăn, thậm chí khơng thể thực hiện được do hậu quả từ chính sách cho thuê thiếu thận trọng và những sai sót trong q trình thẩm định cho thuê ở giai đoạn trước. Hầu hết các trường hợp tài sản cho thuê bị nâng giá, tài sản có tính chun dùng cao, tài sản cho thuê đã qua sử dụng đều gây khó khăn trong việc thu hồi và phát mãi tài sản.

2.3.2.5. Giải pháp chuyển giao tài sản cho đơn vị khác thuê tiếp trong một số trường hợp được thực hiện khơng dựa trên nhu cầu th tài chính thật sự mà chỉ mang tính chất đảo nợ. Đây là giải pháp xử lý nợ khơng triệt để, mang tính đối phó và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai.

2.3.2.6. Việc ban hành các quy trình, quy chế hoạt động nội bộ của Cơng ty cịn chậm và chưa theo kịp với các thay đổi về cơ cấu tổ chức. Đặc biệt là các văn bản về hướng dẫn XLNX hầu như chưa có. Ngồi ra VCBL cũng chưa có cán bộ có trình độ hoặc am hiểu về luật cũng làm cho công tác xử lý nợ gặp nhiều lúng túng.

2.3.2.7. Mặc dù cơ cấu tổ chức đã có những cải cách đáng kể nhưng chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban còn chồng chéo, đặc biệt là các phịng ban có liên

quan đến cơng tác XLNX. Tuy đã thành lập phòng XLNX nhưng số nợ xấu hiện tại của VCBL vẫn đang chia làm hai phần do Phòng QHKH và Phòng XLNX độc lập xử lý. Điều này vừa gây chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, lại vừa làm cho hoạt động của Phịng QHKH bị phân tán và khơng hiệu quả.

2.3.2.8. Sự phối hợp giữa các phòng ban tại trụ sở chính chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến kết quả công việc chung và xuất hiện tâm lý đùn đẩy trách nhiệm. Điều này tất yếu làm công tác quản lý, thu hồi nợ bị buông lỏng và việc phát hiện, ngăn ngừa nợ xấu kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)