Một số nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thương mại hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 62)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ

2.2. Đánh giá chung về cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam

2.2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt trong cán cân thương mại hàng hóa

hàng hóa Việt Nam

Mặc dù nhập siêu có nhiều ưu và nhược điểm, nhưng để có thể đưa ra hệ thống giải

pháp đồng bộ để khắc phục nhập siêu thời gian tới, cần thiết phải tìm hiểu những

nguyên nhân đã gây ra tình trạng nhập siêu trong thời gian qua. Qua quá trình nghiên

cứu thực tế, kết hợp với lý thuyết các nhân tố tác động đến cán cân thương mại trong chương 1, tác giả nhận thấy có những yếu tố chính sau gây ra sự thâm hụt của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thời gian qua:

2.2.3.1. Tác động của lạm phát

Tỷ lệ lạm phát trong nước cao sẽ khiến cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước có khuynh hướng mua hàng nhiều hơn từ nước ngồi vì hàng nước ngồi

trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước, nhập khẩu tăng. Và số liệu thực tế

cũng chứng minh mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ lạm phát và kim ngạch nhập siêu ở

Việt Nam. Từ 2001 đến 7/2010, Việt Nam luôn xảy ra lạm phát theo chiều hướng tăng,

và điều tương tự cũng xảy ra cho nhập siêu. Cụ thể, từ 2001 – 2006, tỷ lệ lạm phát của

Việt Nam chỉ dừng lại ở 1 con số, đỉnh là 9,5% năm 2004, thì nhập siêu giai đoạn này cũng tương đối thấp, bình quân -4 tỷ USD và đỉnh nhập siêu là -5,5 tỷ USD năm 2004. Nhưng từ 2007 đến 2008, tỷ lệ lạm phát Việt Nam tăng nhanh lên 2 con số, (12,6%

năm 2007 và 19,9% năm 2008), thì nhập siêu của Việt Nam cũng tăng nhanh kỷ lục (-

14,2 tỷ năm 2007 và -18 tỷ năm 2008). Từ 2009 đến nay, khi tỷ lệ lạm phát giảm, Việt

Nam cũng chứng kiến nhập siêu giảm dần.

Hình 2-3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm

Đơn vị: % 0,8 4 3 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,52 4,84 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 31/ 7/ 10Năm %

Nguồn: [24] – sử dụng chỉ số CPI tính theo tháng 12 hàng năm để tính tỷ lệ lạm phát

Như vậy có thể kết luận, lạm phát là một trong những nguyên nhân tạo ra nhập

2.2.3.2. Tác động của chính sách thương mại quốc tế

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ chịu tác động bởi chính sách thương mại trong nước, mà cịn bởi chính sách thương mại của các nước đối tác.

- Tác động bởi chính sách xuất nhập khẩu Việt Nam:

Để hạn chế nhập khẩu, trước đây Việt Nam thường tập trung sử dụng các công cụ

thuế quan. Nhưng kể từ khi Việt Nam tham gia các hiệp định song phương và đa phương thì hàng rào thuế quan buộc phải giảm dần theo cam kết. Chẳng hạn: với

CEPT/AFTA: Việt Nam phải giảm thuế suất nhập khẩu còn 0-5% kể từ 2006, với

APEC: Việt Nam phải bỏ hạn ngạch và giảm thuế suất từ 2000-2010, với WTO: Việt

Nam phải giảm thuế suất bình qn hiện hành xuống cịn 13,4% sau 7 năm gia nhập

(tức 2014) – [2]. Vì vậy mà kể từ 2006, khi thuế suất nhập khẩu bắt đầu phải giảm

mạnh thì kim ngạch nhập khẩu cũng bắt đầu tăng cao.

Trong khi đó, các hàng rào phi thuế của Việt Nam hi ệu lực thấp. Đơn cử như các

biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế đối kháng) vốn là những biện pháp mà WTO khơng cấm sử dụng, thì Việt Nam

vẫn chưa tận dụng. Việt Nam đã có Pháp lệnh chống bán phá giá (5/2004), Pháp lệnh

chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (8/2004) nhưng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một cuộc điều tra chống bán phá giá hay chống trợ cấp nào được

khởi phát (trong khi các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan đều đã sử

dụng biện pháp này từ lâu), nhất là với các mặt hàng Trung Quốc vốn giá rất rẻ.

Việt Nam cũng đã cố gắng nhiều trong việc đẩy mạnh xuất hàng ra thế giới thông

qua phá giá nội tệ, chủ động tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa

phương (AFTA, APEC, WTO) để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy

nhiên, với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam - tỷ trọng hàng thô và sơ chế cao

(nhóm hàng này rất dễ bị ép giá do đối thủ cạnh tranh nhiều) và công tác dự báo thị

trường của Chính phủ và doanh nghiệp yếu, nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

vẫn chưa đúng với mong đợi.

Các chính sách thương mại của các nước đối tác đều ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thơng qua chính sách quản lý nhập khẩu của họ, chẳng hạn:

o EU: EU thường sử dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, chống hàng

giả (để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ) và các hàng rào kỹ thuật như quy định khắt

khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và quyền lợi của

người lao động v.v… Bởi vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này gặp

khá nhiều khó khăn. Trong lịch sử, nhiều mặt hàng Việt Nam đã bị EU khởi kiện và áp thuế như: xe đạp, chốt cài inox, đèn huỳnh quang (2004), giày mũ da (2006) – [26].

Ngoài ra, kể từ 1/1/2009, EU cũng đã loại mặt hàng giày dép của Việt Nam ra khỏi

danh sách các sản phẩm được hưởng chế độ GSP dành cho các nước đang phát triển

khiến kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2009 giảm -14,7%.

oMỹ: Mỹ là một quốc gia chủ trương nhập khẩu những mặt hàng rẻ tiền, cần

nhiều sức lao động, đây là một lợi thế cho hàng Việt Nam nên thời gian qua, Việt Nam thường xuất siêu với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng là quốc gia thường xuyên sử dụng các

công cụ bảo v ệ thương mại tạm thời để hạn chế hàng nhập khẩu có khả năng ảnh

hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước như đã từng áp dụng với hàng xuất

khẩu của Việt Nam: cá da trơn (2002), tơm (2003), lị xo khơng bọc (2008), túi nhựa

PE (2009), và hiện nay đang điều tra chống lẩn tránh thuế đối với mắc treo quần áo

bằng thép – [26].

Một số quốc gia khác thì áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào Việt Nam như Trung Quốc (thơng qua chính sách hàng xuất khẩu giá rẻ, phát triển hình

thức biên mậu), khối ASEAN thông qua CEPT/AFTA v.v…

Trong số các chính sách thương mại trong và ngồi nước, thì chính sách quản lý

nhập khẩu của Việt Nam là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng nhập siêu vì hiệu quả quản lý nhập khẩu còn thấp, trong khi năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước (về giá, chất lượng, mẫu mã) chưa cao. Vì vậy, cải thiện hiệu quả các công cquản lý

nhập khẩu là một vấn đề bức thiết trong thời gian tới, đặc biệt khi thời hạn cuối của các cam kết quốc tế ngày càng gần.

2.2.3.3. Mất cân đối thương mại lớn với một số thị trường đặc biệt

Qua phân tích về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, tác giả nhận

thấy Việt Nam hiện đang mất cân đối thương mại lớn với 02 thị trường: ASEAN và

Trung Quốc. Cụ thể:

Bảng 2-9 Mất cân đối thương mại lớn của Việt Nam phân theo thị trường

Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Nhập siêu cả nước -5,2 -5,47 -4,36 -5,09 -14,16 -18,01 -12,85 -7,26 ASEAN -KNXK 2,95 4,06 5,74 6,63 8,11 10,19 8,69 6,2 -KNNK 5,95 7,77 9,33 12,55 15,91 19,57 13,81 8,89 -Nhập siêu với ASEAN -3 -3,71 -3,59 -5,92 -7,8 -9,38 -5,12 -2,69 -Nhập siêu với ASEAN

so với cả nước (%) 57,69 67,82 82,34 116,31 55,08 52,08 39,84 37,05 Trung Quốc -KNXK 1,88 2,9 3,22 3,24 3,65 4,54 4,91 3,43 -KNNK 3,14 4,6 5,9 7,39 12,71 15,65 16,44 10,78 -Nhập siêu với TQ -1,26 -1,7 -2,68 -4,15 -9,06 -11,11 -11,53 -7,35 -Nhập siêu với TQ so với cả nước (%) 24,23 31,08 61,47 81,53 63,98 61,69 89,74 101,24

Nguồn: [24] cho giai đoạn 2007-2008 và [27] cho giai đoạn 2009-2010

Theo bảng 2-9, nhập siêu của Việt Nam với khu vực ASEAN ngày càng giảm

dần cả về kim ngạch lẫn tỷ trọng. Ngược lại, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc

lại rất đáng báo động. Kể từ 2005, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc luôn trên

50%, riêng năm 2009 thì chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập siêu của cả nước. Năm

2010 tuy chưa kết thúc nhưng chỉ tính đến tháng 7, thì tỷ lệ này đã vượt 100%. Tình

trạng này sẽ cịn trầm trọng hơn trong tương lai khi mà Việt Nam chính thức gỡ bỏ

hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ 2015 theo khn khổ Hiệp định

Như vậy, có thể kết luận, một ngun nhân chính khiến cho kim ngạch nhập siêu

của Việt Nam thời gian qua tăng cao là do sự mất cân đối thương mại nặng nề với một vài thị trường, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, để giảm nhập siêu, nhất thiết cần phải

có biện pháp cải thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với các thị trường này.

2.2.3.4. Tác động của đầu tư quốc tế

Sự luân chuyển vốn quốc tế cũng góp phần tác động đến hoạt động xuất nhập

khẩu của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, trong các dòng vốn đầu tư quốc tế,

đáng kể nhất là 02 dòng vốn FDI và ODA. Và cả 02 dịng vốn này đều góp phần tạo ra

nhập siêu ở Việt Nam thời gian qua. Cụ thể:

Hình 2-4: Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua

- Tác động của vốn FDI: 02 02 02 02 03 03 03 03 04 08 12 10 05 05 03 03 03 03 03 05 07 12 21 64 21 08 -024 -001 003 002 006 002 008 016 024 096 044 -014 -25 0 25 50 75 100 125 150 00 10 20 30 40 50 60 70 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6 t háng 2010 % Tỷ USD Năm FDI thực hiện FDI đăng ký

Tốc độ tăng FDI thực hiện (%)

Nguồn: [24] và [28]

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài, FDI thực hiện của

Việt Nam tăng trưởng cao nhất là năm 2007, đạt 95,85%. Năm này tốc độ thu hút lẫn

thực hiện FDI cao là vì Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường chứng khoán

bùng nổ, tương lai đất nước phát triển tốt đã giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào một sự

giới đã khiến FDI thực hiện ở Việt Nam giảm. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh

vực bất động sản lại tăng. Nếu như năm 2007, FDI vào bất động sản chiếm tỷ trọng

khoảng 25%; thì con số này là 36.8% năm 2008, và 60% trong 6 tháng đầu năm

200936

Bảng 2-10: Nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 2005 – 7/2010

Đơn vị: tỷ USD

. Đó là các dự án đầu tư vào cao ốc văn phòng, các khu du lịch, resort, và sân

golf. FDI vào bất động sản không đẩy mạnh xuất khẩu nhầu, mà lại tạo ra nhu cầu nhập

khẩu máy móc và nguyên vật liệu xây dựng.

Nhìn chung, nếu khơng tính đến kim ngạch xuất khẩu dầu thơ, thì khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài thường xuyên nhập siêu. Cụ thể:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Kim ngạch xuất khẩu (khơng tính dầu thơ)

Cả nước 25,1 31,5 40,1 52,3 50,9 35,6

Khu vực kinh tế trong nước 13,9 16,9 20,6 28,2 27,2 17,9

Khu vực có vốn ĐTNN 11,2 14,6 19,5 24,2 23,7 17,7

Kim ngạch nhập khẩu

Cả nước 36,8 44,9 62,7 80,7 69,9 45,8

Khu vực kinh tế trong nước 23,1 28,4 41,0 52,8 45,0 26,4

Khu vực có vốn ĐTNN 13,7 16,5 21,7 27,9 24,9 19,5

Nhập siêu (tỷ USD)

Cả nước -11,73 -13,39 -22,63 -28,37 -19,00 -10,24

Khu vực kinh tế trong nước -9,18 -11,49 -20,42 -24,66 -17,82 -8,46

Khu vực có vốn ĐTNN -2,55 -1,90 -2,21 -3,71 -1,18 -1,78

Tỷ trọng nhập siêu (%)

Khu vực kinh tế trong nước 78,26 85,81 90,23 86,91 93,79 82,62

Khu vực có vốn ĐTNN 27,79 16,54 10,82 15,06 6,62 21,04

Nguồn: [28]

Mặc dù có nhập siêu, song tỷ trọng của khu vực này khơng lớn và có xu hướng giảm dần kể từ 2005. Vì vậy, tác giả cho rằng ngun nhân chính gây ra tình trạng

nhập siêu của Việt Nam thời gian qua khơng nằm ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Thay vào đó, muốn giảm nhập siêu, cần tập trung hơn trong giảm nhập khẩu của khu

vực kinh tế trong nước.

Hình 2-5: Dịng tài trợODA ước tính

- Tác động của vốn ODA:

Việt Nam là quốc gia nhận nhiều vốn ODA, đặc biệt là từ Chính phủ Nhật Bản

và Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB.

37

Đơn vị: triệu USD

Vốn ODA nước ngoài cam kết vào Việt Nam đã tăng từ 3,7 tỷ USD năm 2006 lên 5,4 tỷ USD năm 2008. Tài trợ của Nhật Bản là quan trọng nhất, theo sau là Ngân

Hàng Phát Triển Châu Á (đây cũng là một tổ chức do Nhật Bản lãnh đạo). Ngân hàng

Thế giới cũng cam kết tài trợ 1,6 tỷ USD từ chương trình Tài trợ quốc tế cho năm tài

chính 2009. Trong tháng 8/2008, Hàn Quốc cam kết tài tr ợ cho Việt Nam bằng các

khoản vay ưu đãi trị giá 1 tỷ USD trong suốt 3 năm 2008-2011, tham gia vào nhóm các

nhà tài trợ chính.

Việt Nam sử dụng ODA để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng mà nếu khơng có ODA sẽ phải dùng tiền của chính phủ hoặc sử dụng các kiểu mơ hình BOT (Xây dựng-

Vận hành - Chuyển giao). Chẳng hạn, ODA của Nhật Bản đã chi trả cho các dự án xây

dựng lớn như cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh, nhà ga mới trong Sân bay quốc tế Tân Sơn

Nhất, đại lộ Đông-Tây, hầm Hải Vân và các nhà máy nhiệt điện Phả Lại và Phú Mỹ.

Như vậy, một phần không nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là dành cho

nhập khẩu các nguyên vật liệu xây dựng theo các điều kiện cam kết kèm theo ODA.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy hoạt động đầu tư quốc tế có làm

tăng nhập siêu của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là

ngun nhân chính của tình trạng trên.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn 1998- 2010, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thường

xuyên thâm hụt , và nhập siêu đặc biệt tăng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập

WTO. Có nhiều nguyên nhân gây ra điều này như lạm phát cao; chính sách quản lý

nhập khẩu của Việt Nam yếu; mất cân đối thương mại với một số thị trường lớn; cơ cấu hàng xuất khẩu còn nhiều hàng thơ, sơ chế; chính sách quản lý nhập khẩu chặt chẽ

và tinh vi của các đối tác thương mại lớn v.v… Nhập siêu lớn khiến Việt Nam hàng

năm mất một lượng lớn ngoại tệ và giảm khả năng dự trữ ngoại hối, trong khi chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu chưa tương xứng với mong đợi. Việc phụ thuộc quá

nhiều vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp bị động và

ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển yếu. Hơn nữa, Việt Nam còn nhập

nhiều mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là ơ tơ ngun chiếc trong khi quốc gia cịn nghèo v.v…

Mặc dù nhập siêu của Việt Nam còn nhiều vấn đề phải điều chỉnh, nhưng cịn

đó nhiều điểm sáng như hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dành cho tư liệu sản xuất, tỷ

trọng nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần và cố gắng khống chế ở mức

20%, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu cũng giảm v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)