Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 58)

- Tác động của vốn FDI: 02 02 02 02 03 03 03 03 04 08 12 10 05 05 03 03 03 03 03 05 07 12 21 64 21 08 -024 -001 003 002 006 002 008 016 024 096 044 -014 -25 0 25 50 75 100 125 150 00 10 20 30 40 50 60 70 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6 t háng 2010 % Tỷ USD Năm FDI thực hiện FDI đăng ký

Tốc độ tăng FDI thực hiện (%)

Nguồn: [24] và [28]

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài, FDI thực hiện của

Việt Nam tăng trưởng cao nhất là năm 2007, đạt 95,85%. Năm này tốc độ thu hút lẫn

thực hiện FDI cao là vì Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường chứng khoán

bùng nổ, tương lai đất nước phát triển tốt đã giúp các nhà đầu tư tin tưởng vào một sự

giới đã khiến FDI thực hiện ở Việt Nam giảm. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh

vực bất động sản lại tăng. Nếu như năm 2007, FDI vào bất động sản chiếm tỷ trọng

khoảng 25%; thì con số này là 36.8% năm 2008, và 60% trong 6 tháng đầu năm

200936

Bảng 2-10: Nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 2005 – 7/2010

Đơn vị: tỷ USD

. Đó là các dự án đầu tư vào cao ốc văn phòng, các khu du lịch, resort, và sân

golf. FDI vào bất động sản không đẩy mạnh xuất khẩu nhầu, mà lại tạo ra nhu cầu nhập

khẩu máy móc và ngun vật liệu xây dựng.

Nhìn chung, nếu khơng tính đến kim ngạch xuất khẩu dầu thơ, thì khu vực có vốn

đầu tư nước ngồi thường xuyên nhập siêu. Cụ thể:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 7/2010 Kim ngạch xuất khẩu (khơng tính dầu thơ)

Cả nước 25,1 31,5 40,1 52,3 50,9 35,6

Khu vực kinh tế trong nước 13,9 16,9 20,6 28,2 27,2 17,9

Khu vực có vốn ĐTNN 11,2 14,6 19,5 24,2 23,7 17,7

Kim ngạch nhập khẩu

Cả nước 36,8 44,9 62,7 80,7 69,9 45,8

Khu vực kinh tế trong nước 23,1 28,4 41,0 52,8 45,0 26,4

Khu vực có vốn ĐTNN 13,7 16,5 21,7 27,9 24,9 19,5

Nhập siêu (tỷ USD)

Cả nước -11,73 -13,39 -22,63 -28,37 -19,00 -10,24

Khu vực kinh tế trong nước -9,18 -11,49 -20,42 -24,66 -17,82 -8,46

Khu vực có vốn ĐTNN -2,55 -1,90 -2,21 -3,71 -1,18 -1,78

Tỷ trọng nhập siêu (%)

Khu vực kinh tế trong nước 78,26 85,81 90,23 86,91 93,79 82,62

Khu vực có vốn ĐTNN 27,79 16,54 10,82 15,06 6,62 21,04

Nguồn: [28]

Mặc dù có nhập siêu, song tỷ trọng của khu vực này khơng lớn và có xu hướng giảm dần kể từ 2005. Vì vậy, tác giả cho rằng ngun nhân chính gây ra tình trạng

nhập siêu của Việt Nam thời gian qua không nằm ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Thay vào đó, muốn giảm nhập siêu, cần tập trung hơn trong giảm nhập khẩu của khu

vực kinh tế trong nước.

Hình 2-5: Dịng tài trợODA ước tính

- Tác động của vốn ODA:

Việt Nam là quốc gia nhận nhiều vốn ODA, đặc biệt là từ Chính phủ Nhật Bản

và Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB.

37

Đơn vị: triệu USD

Vốn ODA nước ngoài cam kết vào Việt Nam đã tăng từ 3,7 tỷ USD năm 2006 lên 5,4 tỷ USD năm 2008. Tài trợ của Nhật Bản là quan trọng nhất, theo sau là Ngân

Hàng Phát Triển Châu Á (đây cũng là một tổ chức do Nhật Bản lãnh đạo). Ngân hàng

Thế giới cũng cam kết tài trợ 1,6 tỷ USD từ chương trình Tài trợ quốc tế cho năm tài

chính 2009. Trong tháng 8/2008, Hàn Quốc cam kết tài tr ợ cho Việt Nam bằng các

khoản vay ưu đãi trị giá 1 tỷ USD trong suốt 3 năm 2008-2011, tham gia vào nhóm các

nhà tài trợ chính.

Việt Nam sử dụng ODA để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng mà nếu khơng có ODA sẽ phải dùng tiền của chính phủ hoặc sử dụng các kiểu mơ hình BOT (Xây dựng-

Vận hành - Chuyển giao). Chẳng hạn, ODA của Nhật Bản đã chi trả cho các dự án xây

dựng lớn như cầu Bãi Cháy ở Quảng Ninh, nhà ga mới trong Sân bay quốc tế Tân Sơn

Nhất, đại lộ Đông-Tây, hầm Hải Vân và các nhà máy nhiệt điện Phả Lại và Phú Mỹ.

Như vậy, một phần không nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là dành cho

nhập khẩu các nguyên vật liệu xây dựng theo các điều kiện cam kết kèm theo ODA.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy hoạt động đầu tư quốc tế có làm

tăng nhập siêu của Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là

nguyên nhân chính của tình trạng trên.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn 1998- 2010, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thường

xuyên thâm hụt , và nhập siêu đặc biệt tăng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập

WTO. Có nhiều nguyên nhân gây ra điều này như lạm phát cao; chính sách quản lý

nhập khẩu của Việt Nam yếu; mất cân đối thương mại với một số thị trường lớn; cơ cấu hàng xuất khẩu còn nhiều hàng thơ, sơ chế; chính sách quản lý nhập khẩu chặt chẽ

và tinh vi của các đối tác thương mại lớn v.v… Nhập siêu lớn khiến Việt Nam hàng

năm mất một lượng lớn ngoại tệ và giảm khả năng dự trữ ngoại hối, trong khi chất lượng máy móc thiết bị nhập khẩu chưa tương xứng với mong đợi. Việc phụ thuộc quá

nhiều vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp bị động và

ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển yếu. Hơn nữa, Việt Nam còn nhập

nhiều mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là ô tô nguyên chiếc trong khi quốc gia còn nghèo v.v…

Mặc dù nhập siêu của Việt Nam còn nhiều vấn đề phải điều chỉnh, nhưng cịn

đó nhiều điểm sáng như hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dành cho tư liệu sản xuất, tỷ

trọng nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần và cố gắng khống chế ở mức

20%, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu cũng giảm v.v…

Để cải thiện cán cân thương mại hàng hóa trong thời gian tới, cần phải có các giải pháp đồng bộ với lộ trình phù hợp để lành mạnh hóa hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị cho các

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG

HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015

Từ những đánh giá về cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam 1998 - 7/2010

trong chương 2, tác giả đề xuất một vài giải pháp cải thiện trong chương này. Tuy

nhiên, để những giải pháp đề xuất thực sự phát huy hiệu quả, tác giả sẽ dựa trên các mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất giải pháp, sau đó đề xuất các giải pháp dựa trên

mơ hình SWOT, cuối cùng là đánh giá chọn lọc những giải pháp khả thi nhất để

khuyến nghị thực hiện.

3.1. Quan điểm, mục tiêuvà căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp

Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Phải liên kết được doanh nghiệp và Nhà nước, trong đó Nhà nước đóng vai trị

tạo mơi trường, cịn doanh nghiệp phải nỗ lực tự tìm cách phát triển và nâng cao hiệu

quả hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

- Phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và phù hợp với đường lối phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới, tạo điều kiện cho Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định,

bền vững và hiệu quả.

- Phải phù hợp tinh thần tự do hóa thương mại cũng như các quy định về sử dụng

các công cụ quản lý nhập khẩu của các tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là Tổ chức

Thương Mại Thế giới WTO.

- Phải phát huy được các lợi thế so sánh của Việt Nam: lao động rẻ, vị trí địa lý

thuận lợi v.v…

-Phải được thực hiện thống nhất bình đẳng đối với mọi doanh nghiệp thuộc các

- Phải giúp khắc phục được các nhược điểm lẫn phát huy ưu điểm của cán cân

thương mại hàng hóa cả nước hiện tại, đồng thời tận dụng được các thời cơ, hạn chế

các thách thức do bối cảnh kinh tế đem lại.

3.1.2. Mục tiêu của các giải pháp

Các giải pháp tác giả sẽ trình bày trong chương 3 này chủ yếu phục vụ cho các

mục tiêu sau:

- Mục tiêu tổng qt: góp phần kìm chế và giảm nhập siêu, từ đó tiến tới cân bằng cán cân thương mại hàng hóa đến năm 2015

- Mục tiêu cụ thể:

oNâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua các giải pháp về thị trường xuất khẩu.

o Hạn chế các nhược điểm chính của nhập siêu như chất lượng hàng tư liệu sản

xuất nhập khẩu thấp (thông qua đề xuất về nâng cao hiệu lực các công cụ quản lý nhập khẩu); phụ thuộc quá nhiều và nguyên vật liệu nhập khẩu (thông qua các giải

pháp về phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ).

o Khắc phục các nguyên nhân gây ra nhập siêu của Việt Nam thời gian qua, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế.

3.1.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp

Từ những mục tiêu và quan điểm đề xuất giải pháp đã nêu trên, tác giả sẽ chọn các căn cứ sau để làm cơ sở đề xuất giải pháp:

-Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và một số chiến lược liên quan đến hoạt động ngoại thương

- Ưu và nhược điểm của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam

-Dự báo về các cơ hội và thách thức do bối cảnh kinh tế quốc tế có thể tạo ra trong giai đoạn 2011- 2015

Nội dung cụ thể của các căn cứ đề xuất giải phápnhư sau: -

Do tới thời điểm hoàn thành đề tài, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

giai đoạn 2011-2020 vẫn còn ở dạng dự thảo. Theo đó, mục tiêu tổng quát của dự thảo được xác định là: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển

nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam trở thành

nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng

vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Dự thảo cũng xác định, phấn đấu

tốc độ tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm đạt 7-8%, và đến năm 2020 GDP bình

quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200USD; thu nhập thực tế của dân

cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010

Căn cứ 1: Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020:

38

o Chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất cơng nghiệp trong nước phù

hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến 2020 – [13]: Đối với nhóm

chính sách liên quan đến các biện pháp thuế và phi thuế, bên cạnh cắt giảm thuế theo lộ

trình cam kết, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các biện pháp bảo vệ thương mại tạm

thời, hàng rào kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ v.v… Việt Nam cũng sẽ tiến hành mạnh

cải cách chính sách và các quy định liên quan đến thủ tục hải quan; quản lý chặt chẽ

dịch vụ phân phối các mặt hàng quan trọng (xăng dầu, dược phẩm, phân bón, xi măng

v.v) và áp dụng các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

.

Ngồi ra, tác giả cũng tham khảo một số chiến lược cụ thể liên quan đến hoạt

động ngoại thương của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 gồm:

o Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015,

định hướng đến năm 2020 – [14]: Kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ;

nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, khắc phục những điểm yếu của sản phẩm về

mẫu mã, thương hiệu; mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa;

38

bảo vệ môi trường và chuyển các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động về nông thôn;

phát triển vùng nguyên liệu trong nước; phát triển nguồn nhân lực v.v…

-

Dựa vào tình hình diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới thời gian qua, có để dự đốn được những cơ hội và thách thức trong thời gian tới như sau:

Cơ hội:

Căn cứ 2: Dự báo về các cơ hội và thách thức do bối cảnh kinh tế quốc tế có thể

tạo ra trong giai đoạn 2011- 2015:

 20 nước thành viên của APEC vào tháng 11/2008 đã cam kết không xây

dựng thêm các rào cản thương mại nhằm kích thích sự phát triển xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, góp phần hồi phục kinh tế - [31]39

 Từ 2009, Mỹ bỏ cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam.

. Điều này sẽ khuyến khích thương mại giữa các thanh viên trong khối APEC, trong đó có Việt Nam.

 Vịng đàm phán DOHA của WTO có nhiều tri ển vọng thuận lợi để kết

thúc trong năm 2010, mở ra cơ hội tốt hơn cho xuất khẩu nông sản40

 Từ 01/01/2010, Hiệp định Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung

Quốc (ACFTA) sẽ chính thức hoạt động. Trung Quốc và 6 nước ASEAN là Brunei,

Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore, Thái Lan sẽ bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với

90% các nhóm hàng, dỡ bỏ các hàng rào đối với đầu tư song phương. Các thành viên

còn lại của ASEAN (trong đó có Việt Nam) sẽ áp dụng những biện pháp này kể từ

2015 – [27]

.

41. Như vậy, từ nay đến 201 5 là cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

vào Trung Quốc. Ngoài ra, kể từ 10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật

Bản cũng bắt đầu có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Nhật Bản xuống còn 0%42 39 link truy cập: . ập ngày 26/06/2010 40

Vòng đàm phán Doha được phát động từ năm 2001, với mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu:

ập ngày 26/06/2010 41 [27] – link truy cập: 42

 VN tiếp tục cải cách kinh tế, xây dựng mơi trường kinh doanh bình đẳng,

minh bạch, thủ tục hành chính đơn giản (đặc biệt là các thủ tục hải quan) theo các cam

kết quốc tế, tạo một môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Thách thức:

 Suy thoái ở những nền kinh tế lớn là thị trường xuất khẩu chủ lực của VN

như Mỹ, EU, Nhật… rất phức tạp. Khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ, rồi lan thành

khủng hoảng nợ tại EU (Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland) và Nhật Bản43

 Lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới dự kiến vẫn tiếp tục cao vì

nhiều lý do: hệ quả của chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng thời gian qua, bối cảnh

kinh tế thế giới vài năm tới vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi khủng hoảng khiến Việt

Nam khó mạnh tay thắt chặt 02 chính sách trên; thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp;

giá cả các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu đầu vào sản xuất, lương thực thực phẩm biến

động phức tạp, cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng khi nền kinh tế hồi phục v.v…

.

 Xu hướng tận dụng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời tại nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại hàng hóa của việt nam giai đoạn 2011 2015 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)