Mơ hình tài trợ chuỗi cung ứng hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 80 - 86)

- Dịch vụ ngân hàng online: Để gia tăng tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời

gian khách hàng đi lại và cung cấp chứng từ, ACB cần triển khai các tiện ích thơng

Tài trợ nhà cung cấp Tài trợngười mua hàng

Khách hàng doanh nghiệp Nhà cung cấp chính Người mua Nhà cung cấp phụ Khách hàng

qua mạng internet từ dịch vụ kiểm tra số dư tài khoản đến dịch vụ chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn (tiền điện, nước,điện thoại...), dịch vụ mua bán ngoại tệ, gửi tiết kiệm, đầu tư...

3.3.2.6 Thâm nhập thị trường

Với thị trường hiện tại của ACB là 30 tỉnh thành có tình hình kinh tế phát triển

và năng động, được phủ bởi 186 chi nhánh và phòng giao dịch. Các sản phẩm dịch

vụ của ACB khá đa dạng và được đánh giá cao. Đây là lợi thế để ACB thực hiện

chiến lược thâm nhập vào thị trường hiện tại. Thực tế quan sát cho thấy, tại mỗi thị trường hiện tại ACB chưa sử dụng hết tiềm lực của thị trường như vốn nhàn rỗi, nhu cầu tín dụng, và nhu cầu thanh tốn. Giải pháp cho ACB là gia tăng cơng tác tiếp thị để đưa sản phẩm của ACB đến với khách hàng trong thị trường hiện tại nhiều hơn.

3.3.3 Nhóm giải pháp tài chính

3.3.3.1 Sử dụng hiệu quả tiềm lực tài chính

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối nhiều của pháp luật và các quy định, hướng dẫn của NHNN. Các quy định như huy động vốn, sử dụng vốn, phát triển mạng lưới chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn… tất cả những ràng buộc này đều xoay quanh một mẫu số chung là vốn tự có. Với mỗi mức vốn tự có thì ngân hàng sẽ huy động, cho vay, mở chi nhánh… ở một mức tối đa nhất định. Nếu giữ ở một

mức thấp hơn mức tối đa thì ngân hàng khơng phạm luật, gặp ít rủi ro, nhưng đi

kèm với nó là chưa phát huy hết tiềm lực tài chính, cụ thể là khả năng lợi nhuận mang lại.

Qua đánh giá về sử dụng tiềm lực tài chính của ACB ta thấy, ACB là ngân hàng thận trọng khi có tỷ lệ nợ quá hạn < 1%; không sử dụng vốn ngắn hạn để cho

vay dài hạn; tỷ lệ cho vay/tổng tài sản < 40%. Do đó, sử dụng tối đa tiềm lực tài

chính là giải pháp phát huy điểm mạnh của ACB. Khi thực hiện giải pháp này với số vốn tự có hiện tại 6.355,812 tỷ đồng (tính đến tháng 12 năm 2008) thì ACB sẽ huy động được nhiều hơn, cho vay nhiều hơn, số dư nợ cho vay một nhóm khách hàng nhiều hơn hiện tại… Giải pháp này sẽ phát huy hơn nữa khi ACB thực hiện giải pháp tăng vốn tự có trong thời gian tới.

Khi thực hiện được giải pháp này thì đặt ra cho ACB nhiều yêu cầu như : đa

dạng hoá sản phẩm để có thể thu hút thêm vốn huy động, gia tăng cho vay; xây

dựng các quy trình quản trị rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành.

3.3.3.2 Phát triển vốn

Với mức vốn như hiện nay, ACB còn khiêm tốn so các NHTMQD; mức vốn

này sẽ trở nên nhỏ đi tương đối nếu so với một số NHTMCP đang ráo riết tăng

cường năng lực tài chính; trong khi đó ngày càng có nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài mạnh về vốn gia nhập thị trường. Nếu đem so với ngoài “biển lớn” là các ngân hàng trên thế giới thì mức vốn này lại càng nhỏ bé.

Bên cạnh đó, trong xu hướng các ngân hàng trung ương tăng cường giám sát

ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu từ mùa thu năm 2008, chắc chắn tại Việt Nam việc tính tốn trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an tồn tài chính sẽ ngày càng được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khi đó, vốn điều lệ và vốn tự có sẽ là các thành tố đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình.

Như vậy, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn (CAR) khi tăng trưởng tín dụng, và cải thiện định mức tín nhiệm. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện từ những nguồn chính sau đây:

Tăng vốn từ nội bộ ngân hàng

Đây là nguồn bổ sung vốn cơ bản của ngân hàng trích từ lợi nhuận khơng chia. Nguồn này có các thuận lợi sau:

- Khơng phụ thuộc vào thị trường vốn. Trong điều kiện thị trường vốn chưa

phát triển như Việt Nam, nguồn này tỏ ra có ưu thế rõ rệt.

- Chi phí huy động thấp.

- Không ảnh hưởng đến quyền kiểm sốt ngân hàng của các cổ đơng.

Tăng vốn từ bên ngoài

nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ở Việt Nam việc tăng vốn từ nguồn nội bộ cũng gặp khó khăn khơng ít. Phần lớn những người nắm giữ cổ phiếu ngân hàng không phải

là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu phân chia cổ tức thấp sẽ ảnh hưởng đến

tâm lý cổ đông, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng. Tại thời điểm hiện nay, việc khơng chia tồn bộ cổ tức bằng tiền mặt mà chia một phần cổ tức bằng cổ phiếu mới được các cổ đông hiện hữu rất ủng hộ.

Như vậy trong môi trường kinh tế – xã hội của Việt Nam, cách tăng vốn từ bên ngồi cũng có vị trí quan trọng giúp ngân hàng phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập.

Tăng vốn từ bên ngồi có thể thực hiện bằng các biện pháp sau:

- Bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư trong nước;

- Bán cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư nước ngoài;

- Phát hành trái phiếu dài hạn hoặc trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu thường.

Trong đó, việc bán cổ phiếu cho các tổ chức nước ngồi là có hiệu quả hơn đối với ACB do:

- ACB chủ động chọn cổ đơng nước ngồi phù hợp với chiến lược phát triển;

- Giá mua của cổ đông nước ngoài thường cao hơn thị giá;

- Sự hỗ trợ về công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các cổ đơng chiến lược

nước ngồi là các ngân hàng hoặc tập đồn kinh tế - tài chính.

Như vậy, ACB có thể bán cho các cổ đơng nước ngoài một phần vốn nữa để nâng tỷ lệ vốn góp của cổ đơng nước ngồi khơng q 30% vốn tự có của ACB theo như quy định hiện hành của NHNN. Tổng số vốn tối đa mà ACB có thể thu hút từ cổ đơng nước ngồi để tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2015 là 4.500 tỷ đồng.

Khả năng phát huy của việc tăng vốn tự có

Đến năm 2015, dự kiến tổng nguồn vốn tự có sẽ gia tăng lên con số 15.000 tỷ đồng. Với vốn tự có này, theo những quy định hiện nay của NHNN thì khả năng huy động và sử dụng vốn của ACB có thể đạt được thơng qua bảng 3.6 bên dưới.

Bảng 3.6: Khả năng ACB có thể đạt được khi vốn tự có tăng lên 15.000 tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Hệ số yêu cầu

so với vốn tự có (do NHNN quy định) Khả năng đạt được (Vốn tự có 15.000 tỷ đồng) So với số liệu thực tế năm 2008 1 Huy động vốn 5% 300.000 91.174

2 Tổng tài sản có rủi ro quy đổi 8% 187.500 51.091

3 Số dư cho vay tối đa một

khách hàng 15% 2.250 953 4 Số chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) 20 tỷ đồng/1 CN, PGD 750 CN, PGD 200

Ngồi ra khi tăng vốn tự có thì ACB cịn phát huy được các giải pháp quản trị nguồn vốn giữa ngoại tệ và nội tệ, quản trị lãi suất, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản… vì các vấn đề này liên quan đến việc gia tăng vốn huy động, gia tăng giá trị khoản cho vay.

3.3.4 Giải pháp cơng nghệ

Chiến lược hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng của ACB cần thực

hiện theo 4 định hướng chính, đó là:

- Việc đầu tư công nghệ và thiết bị cần lựa chọn kỹ thuật và công nghệ hiện đại,

tuân thủ giải pháp mở, có khả năng mở rộng trong những năm tiếp theo.

- Xây dựng được hệ thống phần mềm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện

của ACB để tin học hoá các nghiệp vụ một cách đồng bộ; từng buớc tự động hoá theo chuẩn mực quốc tế.

- Có kế hoạch lâu dài đào tạo cán bộ đủ kiến thức vận hành, khai thác và làm

chủ kỹ thuật đối với các hệ thống kỹ thuật mới hiệu quả nhất.

- Phải kết hợp giữa ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu chỉnh sửa và xây

dựng mới các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại. Theo đó, các giải pháp hiện đại hóa cơng nghệ thông tin cụ thể cho ACB gồm:

tiến các dịch vụ trực tuyến, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng các sản phẩm mới, tạo báo cáo về hoạt động ngân hàng.

- Tiếp thu chuyển giao cơng nghệ từ các đối tác nước ngồi để ứng dụng công

nghệ mới như lắp đặt máy giao dịch tài chính tự động ABC cho phép khách hàng tự động đổi ngoại tệ, làm thủ tục mở thẻ, tự thu tiền mặt từ khách hàng sau đó in sổ tiết kiệm điện tử cho khách hàng và khách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm điện tử này để rút tiền mặt…; hệ thống máy POS cho phép khách hàng thanh tốn khơng cần dùng tiền mặt, truy vấn tài khoản; trang bị máy ATM đa chức năng mới như một ngân hàng tự động cho phép khách hàng rút tiền mặt, thanh tốn hóa đơn, kiểm tra số dư, gửi tiền mặt vào tài khoản…; triển khai Internet Banking trên diện rộng với độ bảo mật an toàn cao.

- Xây dựng cơ sở để ứng dụng thành công giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn

diện ERP (Enterprise Resource Planning). ERP là một hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp bằng công nghệ thông tin, cho phép các nhà quản trị tự kiểm sốt được trạng thái nguồn lực của mình, từ đó có thể lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này hợp lý nhờ vào các quy trình nghiệp vụ thiết lập trong hệ thống.

Theo mơ hình này, hệ thống ERP cho ngân hàng sẽ chia các mảng ứng dụng theo

các loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau của ngân hàng như: kinh doanh

ngân hàng, ứng dụng nội bộ, quản lý thuê mua tài chính, quản lý chứng khốn, quản lý nợ và khai thác tài sản, quản lý bất động sản... Từ đó, các số liệu sẽ được tổng hợp và tập trung tại một lõi, mà bản chất là một hệ thống sổ cái tổng hợp (general ledger). Từ hệ thống sổ cái này, ngân hàng có thể khai thác số liệu qua hệ thống báo cáo tác nghiệp, báo cáo quản lý, các báo cáo phải nộp cho NHNN và các báo cáo phục vụ lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)