Quy mơ tổng tài sản, ROA và ROE các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 45 - 80)

“Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng”

Trong khối NHTMCP có quy mơ tương đương nhau là ACB, Sacombank,

Techcombank, Eximbank (EIB), ACB là một trong những ngân hàng thuộc nhóm NHTMCP dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận. Cả 4 ngân hàng này có mạng lưới hoạt động lớn, các chỉ tiêu sinh lời cao và rủi ro thấp, có sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là các tập đồn tài chính lớn trên thế giới. Mức độ cạnh tranh giữa ACB và Sacombank, Techcombank, Eximbank cao hơn là đối với các NHTMQD. Do vậy, đối thủ cạnh tranh chính mà ACB cần đề phịng chính là Sacombank, Techcombank và Eximbank. Q trình phân tích đối thủ cạnh tranh của ACB sẽ tập trung vào Sacombank, Techcombank và Eximbank.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh năm 2009

STT Chỉ tiêu ACB Sacom

bank Techcom bank Exim bank 1 Tổng tài sản (tỷ đồng) 167.881 98.473 93.140 65.448 2 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 62.361 55.497 42.093 38.580 3 Vốn huy động (tỷ đồng) 134.502 86.335 65.000 46.989 4 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 7.814 6.700 5.400 8.800

5 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 2.838 1.901 2.250 1.533

6 Số nhân viên (người) 6.669 7.200 5.028 3.870

7 Lợi nhuận bình quân người (tỷ đồng) 0,43 0,26 0,45 0,40

8 Số chi nhánh và phòng giao dịch 247 308 188 140

9 Sự hiện diện tại 64 tỉnh, thành 33 45 35 22

10 ROA (%) 2,1 1,8 2,2 1,9 11 ROE (%) 31,8 19,4 33,6 8,6 12 Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ (%) 0,4 0,88 2,0 2,4 13 Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động (%) 46,36 64,28 64,76 82,10 14 Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản (%) 37,15 56,36 45,19 58,95 15 Vốn huy động/tổng tài sản (%) 80,12 87,67 69,79 71,80

“Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các ngân hàng” Nhìn vào các chỉ tiêu tài chính, ACB đang dẫn đầu về quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay, vốn huy động và lợi nhuận trước thuế so với các ngân hàng đối thủ là Sacombank, Techcombank và Eximbank. Đối thủ trực tiếp nhất của ACB chính là

Sacombank, vì vậy, khi xây dựng chiến lược, ACB cần hướng đến việc hạn chế

những điểm mạnh của Sacombank, đồng thời hồn thiện những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với Techcombank và Eximbank.

2.2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn

Sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam đã xuất hiện các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các TCTD phi ngân hàng nước ngoài và đặc biệt là các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong năm 2008 và năm 2009, cho thấy sự gia tăng sức nóng cạnh tranh của

các ngân hàng nội nói chung và ACB nói riêng. Hiện đã đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ được NHNNVN cấp giấy phép hiện diện thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam với 33 ngân hàng được cấp phép mở chi nhánh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank, Shinhan Bank Việt Nam và Hong Leong Bank Việt Nam), 5 ngân hàng liên doanh với 19 chi nhánh trực thuộc, 9 TCTD phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi và 54 văn phịng đại

diện (Nguồn: Thơng Tấn Xã, 12/01/2009), được đối xử bình đẳng như ngân hàng

trong nước theo cam kết WTO. Ưu thế của các ngân hàng ngoại là nguồn vốn dồi dào nhờ tiềm lực tài chính rất mạnh từ các ngân hàng mẹ nước ngồi, đội ngũ quản lý trình độ cao và ứng dụng công nghệ hiện đại. Việc cạnh tranh giữa ngân hàng nội và ngoại là xu thế tất yếu. Có thể, trong năm 2009 các ngân hàng ngoại chưa thể áp đảo ngay được các ngân hàng nội vì họ chưa quen khách hàng, hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng nếu trong tương lai dài hạn, các ngân hàng nội không tự củng cố tiềm lực hoặc tìm ra cho mình những hướng phát triển riêng thì có thể phải chịu cảnh thua trên sân nhà. Đặc biệt là những ngân hàng hoạt động ở các thành phố lớn, cho vay những khoản lên tới hàng trăm triệu USD mà khơng có đủ tiềm lực thì khó có thể đáp ứng kịp.

Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP, các nhà đầu tư có thể sở hữu 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam, trong đó một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được sở hữu từ 15 – 20%. Việc hợp tác giữa một ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài đem lại lợi ích về vốn và cải tiến cơng nghệ cho các ngân hàng

Việt Nam nhưng đồng thời tiềm ẩn rủi ro khi ngân hàng nước ngoài với kinh

nghiệm dày dạn của mình sẽ dần nắm phần chi phối đối tác ngân hàng Việt Nam và bành trướng vị thế trên thị trường.

Bên cạnh các ngân hàng ngoại, ACB cần phải lưu ý đến đối thủ tiềm năng

khác là các NHTMCP lớn sẽ được thành lập từ các tổ chức tài chính lớn, hoặc từ các tổng công ty trong tương lai gần.

2.2.2.4 Sản phẩm thay thế

đời nhiều sản phẩm thay thế các sản phẩm ngân hàng truyền thống. Đó là các sản phẩm bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Sự ra đời các loại sản phẩm này đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích mới, chẳng hạn như khách hàng mua bảo hiểm như một hình thức tiết kiệm (được hưởng lãi) đồng thời bảo vệ được tài sản và con người.

Bên cạnh đó, các kênh đầu tư thơng qua sàn giao dịch bất động sản, thị trường chứng khoán cũng thu hút một dòng vốn lớn chảy vào khiến ngân hàng có thể bị mất đi một lượng vốn có thể huy động. Thị trường chứng khốn năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các chỉ số chứng khoán liên tục suy giảm, cổ phiếu liên tục mất giá, tính thanh khoản trên thị trường giảm sút nghiêm trọng. Nhưng cùng với sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam, những tháng đầu năm 2009 thị trường chứng khốn đã có những bứt phá ngoạn mục, các chỉ số chứng khốn tăng trưởng nhanh chóng trong một thời gian ngắn, giá cổ phiếu hồi phục và tăng nóng trở lại, tính thanh khoản của thị trường đạt mức cao, số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư chứng khoán đã tăng đột biến.

Cùng với đà phục hồi của thị trường chứng khoán là một lượng vốn lớn đổ vào thị

trường thông qua lượng tiền mặt nộp vào tài khoản gia tăng hàng ngày. Điều này làm giảm lượng tiền tiết kiệm gửi vào các ngân hàng, gia tăng đáng kể chi phí huy động vốn của các ngân hàng và giảm nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu.

Nguy cơ sản phẩm thay thế đối với các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm và cho vay của ngân hàng cịn có thể xuất phát từ các hoạt động cho vay nóng, chơi “hụi”, chơi góp tiền vốn đã rất phổ biến trong dân cư từ nhiều năm nay.

2.3 Xác định cơ hội và nguy cơ của ACB

Từ quá trình phân tích các yếu tố bên ngồi, xác định được cơ hội và nguy cơ của ACB như sau:

2.3.1 Cơ hội

- Nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng: Gói hỗ trợ lãi suất nhằm kích

cầu của Chính Phủ đã có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, giúp nền kinh tế Việt Nam dần bước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Qua cuộc khủng hoảng này,

tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận và thị phần của ngành ngân ngành rất có khả năng hồi phục nhanh chóng.

- Mơi trường chính trị - xã hội ổn định: Ngành ngân hàng là một ngành hoạt

động rất nhạy cảm với yếu tố chính trị. Sự ổn định về chính trị - xã hội giúp ngân

hàng Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định. Trong khi tình hình thế giới đang có

những chuyển biến phức tạp thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho

khách du lịch và các nhà đầu tư. Sự ổn định trong chính trị - xã hội cũng chính là một nhân tố quan trọng kéo nguồn vốn tích lũy trong dân cư thành nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

- Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng

được hồn thiện: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm,

dịch vụ ngân hàng mới.

- Quy mơ dân số và thu nhập bình qn đầu người tăng: Thị trường ngành

ngân hàng Việt Nam còn trong giai đoạn phát triển, tiềm năng ngành là rất lớn đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Theo Báo cáo “Banking System Outlook” của Moody’s năm 2008, hiện chỉ có 17% dân số Việt Nam có tài khoản cá nhân, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng. Do đó, lĩnh vực ngân hàng là mảnh đất màu mỡ

nếu biết khai thác triệt để nhất là khi quy mơ dân số và thu nhập bình quân đầu

người ngày càng tăng.

- Hợp tác quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và nguồn nhân lực từ nước ngoài: Hợp tác quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự

phát triển dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy các ngân hàng gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị và quản lý rủi ro.

- Công nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng: Đã làm tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.3.2 Nguy cơ

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính ngày càng gay gắt: Cạnh tranh giữa ACB và các NHTMCP hàng đầu, cạnh tranh giữa ACB và các

- Xuất hiện nhiều đối thủ tiềm ẩn: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho

các ngân hàng nước ngoài thành lập tại Việt Nam tăng sức ép cạnh tranh lên các ngân hàng nội địa. Ngồi ra, các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh được thành lập bởi các cơng ty tài chính lớn hoặc các tổng cơng ty Nhà nước là những đối thủ mà ACB cần phải đề phịng.

- Khách hàng ngày càng khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ ngân hàng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu về tài chính, đầu tư, ngân

hàng của người dân ngày càng tăng, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Do đó, thách thức cải thiện khả năng phục vụ khách hàng đang đè lên vai ACB.

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn cịn phổ biến: Mặc dù những

năm gần đây, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông đã giảm đáng kể từ mức 25,2% năm

2000 xuống còn 17% năm 2008, nhưng mức độ này vẫn cao hơn các nước trên thế

giới (Nguồn: Website Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: http://www.div.gov.vn). Điều này đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đồng thời dẫn tới nhiều tiêu cực như tăng chi phí lưu thông (in ấn, bảo quản, tiêu hủy tiền), hoạt động thị trường ngầm như rửa tiền, tham nhũng, hối lộ… Vì là thói quen nên rất khó thay đổi, đó đó đây là một thách thức lớn cho các ngân hàng trong q trình phát triển hồn thiện các dịch vụ.

- Rủi ro ngành gia tăng (lạm phát cao, thanh khoản thấp, chi phí vốn vay tăng…): Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro

thanh khoản, chi phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng của chính sách thắt

chặt tiền tệ của NHNN.

2.4 Phân tích các yếu tố bên trong (mơi trường nội bộ) của ACB 2.4.1 Nguồn nhân lực 2.4.1 Nguồn nhân lực

Nhận thức được một hệ thống hoạt động hoàn hảo là vì có những con người

vận hành giỏi và nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Năm 1993, ACB đi vào hoạt động với 27 nhân viên. Sau 16 năm, tổng số lao động của ACB hơn 4.000 người, trong đó cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm 93%. Độ tuổi lao động bình quân của ACB từ 28-30. Đội ngũ nhân viên đầy sức trẻ, năng động và sáng tạo là một trong những lợi thế của ACB.

Các nhân viên trong hệ thống ACB được khuyến khích đào tạo chun mơn về nghiệp vụ phù hợp với công việc nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của ngân hàng và chuẩn bị cho những cơng việc có trách nhiệm cao hơn. ACB đã xây dựng Trung tâm đào tạo của mình với hệ thống giáo trình hồn chỉnh gồm tất cả các

nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý và hoạt động theo ISO

9001:2000. Nhân viên mới tham gia vào môi trường làm việc của ACB phải tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ và hội nhập với thời gian 3 tháng. Đội ngũ giảng viên gồm có giảng viên nội bộ và giảng viên bên ngồi, giảng viên nội bộ là những cán bộ lãnh đạo của ACB hoặc những chuyên viên trong từng lĩnh vực khác nhau.

Sự chuyên nghiệp trong phong cách đào tạo nguồn nhân lực chính là yếu tố cơ bản dẫn đến sự phát triển không ngừng của ACB mà không phải NHTM nào cũng có được.

Việc xây dựng môi trường làm việc năng động với cơ chế lương thưởng phúc lợi và thăng tiến nghề nghiệp minh bạch, tạo dựng văn hoá ACB được chú trọng đặc

biệt và là chiến lược dài hạn. Đạo đức nghề nghiệp và sự sáng tạo cá nhân được

khuyến khích phát triển.

Nhân sự có thể coi là năng lực lõi của ACB, tất cả các chiến lược, kế hoạch kinh doanh của ACB, hay tất cả các thành quả đạt được của ACB đến ngày hôm nay là do đội ngũ nhân sự của ACB. Các cán bộ cấp cao có trình độ và am hiểu về quản trị kinh doanh ngân hàng; các nhân viên có trình độ và luôn được đào tạo, chia sẻ về kinh nghiệm, kỹ năng trong cơng việc. Văn hố trong doanh nghiệp được ACB chú trọng, điều này thể hiện qua mong muốn của nhà quản lý “ACB là ngôi nhà thứ hai của nhân viên” và việc nhân viên tự hào khi trở thành một thành viên của ACB.

2.4.2 Khả năng tài chính

2007 vốn điều lệ là 2.630 tỷ đồng, đến cuối năm 2008 vốn điều lệ của ACB đã đạt 6.355 tỷ đồng. So với các NHTMCP, nguồn vốn của ACB khá cao, nhưng mức vốn

này vẫn còn nhỏ so với các NHTMQD (vốn điều lệ tính đến tháng 12/2008 của

Vietcombank hơn 12.000 tỷ đồng, của Agribank hơn 10.000 tỷ đồng…). Nếu so vốn tự có của các NHTMCP Việt Nam với các NHTMCP trong khu vực Châu Á, mức vốn của một NHTMCP ở Châu Á cao hơn 20 - 30 lần (Xem phụ lục 7).

Chi phí vốn của ACB nhìn chung cao vì phải huy động vốn với lãi suất cao nên giá phí và lãi suất cho vay chưa được cạnh tranh so với các NHTMQD.

Năm 2008, ACB đã tăng trưởng mạnh trên mọi lĩnh vực. Tổng thu nhập thuần của ACB đạt 4.239 tỷ đồng, tăng 40,3% so với năm 2007. Trong đó, thu nhập thuần

từ hoạt động cho vay đạt 2.728 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng thu nhập thuần và

tăng 108% so với khoản thu này trong năm 2007. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ đã đem đến khoản lãi thuần khá lớn, đạt 606.5 tỷ đồng, tăng 124% so với lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong năm 2007.

Năm 2008 là năm rất thành công của ACB với hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, mảng kinh doanh này đem lại cho Ngân hàng 678.8 tỷ đồng lãi thuần, cao

gấp 4,4 lần so với năm trước. Tổng lợi nhuận sau thuế của ACB đạt con số rất ấn

tượng là 2.210 tỷ đồng, tăng 26% so với lợi nhuận sau thuế năm 2007 (Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2007, 2008).

2.4.3 Công nghệ thông tin

ACB xây dựng dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tư từ sớm để nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin của mình là rất quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh cho ngân hàng TMCP á châu đến năm 2015 (Trang 45 - 80)