Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước

Một phần của tài liệu Chöông 1: LYÙ LUAÄN VEÀ KINH TEÁ tö NHAÂN VAØ HUY ÑOÄNG VOÁN nöôùc NGOAØI ñoái vôùi söï PHAÙT TRIEÅN KHU vöïc KINH TEÁ tö NHAÂ (Trang 37)

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 ước 2006 227.342 261.092 305.080 355.685 416.863 487.730 Tổng số 100% 100% 100% 100% 100% 100% 93.434 105.119 117.637 131.623 143.074 156.523 KTNN 41,1% 40,3% 38,6% 37,0% 34,3% 32,1% 53.647 63.474 78.292 95.776 118.858 146.064 KTTN 23,6% 24,3% 25,7% 26,9% 28,5% 29,9% 80.261 92.499 109.151 128.286 154.931 185.143 ĐTNN 35,3% 35,4% 35,8% 36,1% 37,2% 38,0%

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

Qua đó cho thấy khu vực KTTN có mức đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong điều kiện đang ở giai đoạn mới được tái lập và phát triển cịn khó khăn về nhiều mặt mà mức tăng trưởng của khu vực KTTN đã đạt được như vậy là khá nhanh và bền vững, góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.4.2 Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển

Để đóng góp tích cực vào GDP của cả nước, các DN khu vực KTTN không chỉ gia tăng về mặt giá trị đóng góp của DN hiện có mà cịn có sự đóng góp đáng kể của đội ngũ các DN khu vực KTTN được thành lập và thực sự bước vào sản xuất kinh doanh hàng năm.

Bảng 3: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đến 31/12 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh nghiệp 42.288 51.680 62.908 72.012 91.755 96.343 DNNN 5.759 5.355 5.364 4.845 4.596 4.826 DN có vốn ĐTNN 1.525 2.011 2.308 2.641 3.156 3.314 DN khu vực KTTN: 35.004 44.314 55.236 64.526 84.003 88.203 Trong đó: DN tập thể & Cty Hợp Danh 3.241 3.651 4.128 4.168 5.370 5.639 DN tư nhân 20.548 22.777 24.794 25.653 30.277 31.791 Công ty TNHH 10.458 16.291 23.485 30.164 40.918 42.964 Công ty Cổ Phần 757 1.595 2.829 4.541 7.438 7.810

KTTN 92% DNNN 5% DN ĐTNN 3%

Biểu số 4: CƠ CẤU DN CÓ ĐẾN 31/12/2005

Cty TNHH; 55,4% DN Tư nhân; 31,8% DN tập thể &hợp danh; 0,3% Cty cổ phần; 12,5%

Biểu số 5: CƠ CẤU DN KHU VỰC KTTN CÓ ĐẾN 31/12/2006

35.004 44.314 55.236 64.526 84.003 88.203 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Biểu số 6: TĂNG TRƯỞNG DN

Theo bảng 3, biểu số 4, 5, 6 trên ta thấy, số DN khu vực KTTN có đến

31/12 mỗi năm chiếm phần lớn trong tổng số DN của cả nước (92%) và tăng mạnh qua các năm là do Luật DN bắt đầu có hiệu lực, tạo điều kiện thuận lợi cho DN thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, loại hình cơng ty TNHH chiếm đến 49% tổng số DN khu vực KTTN.

Từ khi có Luật DN ra đời, các nhà đầu tư khu vực KTTN đã yên tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, điều này thể hiện ở số DN tăng lên mỗi năm và nguồn vốn của DN thống kê được đến 31/12 tăng lên mỗi năm.

Bảng 4: NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CĨ ĐẾN 31/12

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 T/ số 998.423 1.186.014 1.352.077 1.567.178 1.966.165 2.025.150 KTNN 670.234 781.705 858.616 932.942 1.128.484 1.144.210 KTTN 98.348 142.202 202.341 289.625 422.892 474.290 ĐTNN 229.841 262.107 291.120 344.611 414.789 406.650

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

Bảng 5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ ĐẾN 31/12

Đơn vị tính: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

KTNN 67,13 65,91 63,49 59,53 57,40 56,50

KTTN 9,86 11,99 14,97 18,48 21,51 23,42

ĐTNN 23,02 22,10 21,54 21,99 21,10 20,08

Nguồn: Niên giám thống kê 2005

Theo Bảng 4, 5 và Biểu số 7 ta thấy, mặc dù tỷ trọng vốn trong tổng

tốc độ tăng vốn đầu tư trung bình mỗi năm đạt được cao 37,6%, cao hơn tốc độ tăng trung bình của khu vực ĐTNN (13,1%) và khu vực KTNN (11,5%). Điều này chứng tỏ khu vực KTTN đang có sức tăng trưởng về vốn rất lớn.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Biểu số 7: TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN DN

KTNN KTTN ĐTNN

2.2.4.3 Đóng góp to lớn cho ngân sách

Theo bảng 6, ta thấy các DN thuộc khu vực KTTN mặc dù đóng góp vào ngân sách cịn rất hạn chế vì cịn nhiều hiện tượng tiêu cực trong nộp thuế nhưng trong thời gian qua tốc độ đóng góp vào ngân sách thành phố của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm là 20,7% cao hơn tốc độ tăng trung bình mỗi năm của khu vực KTNN (12,8%).

Bảng 6: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Thu nội địa 15.024 17.432 20.266 24.840 28.436 32.284

Khu vực KTNN 5.675 6.659 7.223 8.367 8.729 10.298 Khu vực KTTN 2.209 2.559 2.873 3.727 4.579 5.632

Khu vực ĐTNN 1.833 2.021 2.622 3.557 5.142 6.171

Các khoản thu khác 5.307 6.191 7.548 9.188 9.986 10.183

2.2.4.4 Tạo việc làm cho người lao động

Theo bảng 7, 8 và biểu số 8 ta thấy, khu vực KTTN thu hút ngày càng

nhiều lao động, chiếm tỷ trọng cao vượt bậc. Khu vực này hàng năm tạo ra hàng trăm nghìn cơng ăn việc làm góp phần ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

Bảng 7: SỐ LAO ĐỘNG TRONG DN CĨ ĐẾN 31/12 Đơn vị tính: người Đơn vị tính: người Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 T/số 3.536.99 8 3.933.226 4.657.803 5.175.092 5.770.201 5.925.996 KTNN 2.088.53 1 2.114.324 2.260.306 2.264.942 2.249.902 2.107.284 KTTN 1.040.90 2 1.329.615 1.706.409 2.049.891 2.475.448 2.661.958 ĐTNN 407.565 489.287 691.088 860.259 1.044851 1.156.755

Nguồn: Niên giám Thống kê 2005

Bảng 8: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CĨ ĐẾN 31/12

Đơn vị tính: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Khu vực KTNN 59,05 53,76 48,53 43,77 38,99 35,56 Khu vực KTTN 29,42 33,80 36,64 39,61 42,90 44,92 Khu vực ĐTNN 11,53 12,44 14,83 16,62 18,11 19,52

Biểu đồ 8: CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN 31/12/2005 KTTN 45% KTNN 36% ĐTNN 19%

2.2.4.5 Phát triển kinh tế đối ngoại

Khu vực KTTN đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường, đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như: nông lâm thủy sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc đồ da……… Việc phát triển khu vực KTTN là một trong những cầu nối quan trọng để thu hút vốn, cơng nghệ của nước ngồi đầu tư vào Việt Nam, thu hút nguồn vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế trong nước.

2.2.4.6 Quan hệ sản xuất phù hơpï với lực lượng sản xuất

Phát triển KTTN góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và mở rộng nền dân chủ XHCN. Khu vực KTTN phát triển làm cho quan hệ sở hữu của nền kinh tế nước ta trở nên đa dạng hơn. Nếu như trước nay chỉ có sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, thì giờ nay quan hệ sở hữu được pháp luật thừa nhận phong phú hơn: có sở hữu tập thể, tiểu chủ, có sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu hỗn hợp dưới các hình thức tư bản nhà nước, làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt phù hợp với trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta vốn cịn thấp và phát triển khơng đều giữa các ngành, các vùng trong cả nước. Nhờ đó đã khơi dậy và phát huy được các tiềm năng về vốn, lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thơng qua việc phát triển khu vực KTTN mà quyền làm chủ của nhân dân được nâng lên, trước hết làm chủ về chính trị, văn hóa, xã hội. Đồng thời nó cũng đặt ra những yêu cầu khách quan cho việc cải cách nền hành chính quốc gia nhằm xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong sạch vững mạnh, đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới và chỉnh đốn Đảng và các tổ chức chính trị xã hội – nhân tố quyết định việc định hướng cho nền kinh tế thị trường của nước ta vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội cơng bằng dân chủ văn minh.

Tóm lại, KTTN đã góp phần khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà DN. Tầng lớp doanh nhân ngày càng đơng đảo đã có cơ hội thể hiện tính năng động, sáng tạo dám làm dám chịu. Góp phần duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống qua kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Những nỗ lực của khu vực KTTN đã và đang góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội. Cơ cấu kinh tế nhờ đó cũng được chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng và sản phẩm có giá trị lớn. Cơ chế quản lý cũng được đổi mới theo hướng thị trường, thúc đẩy cạnh tranh tôn trọng luật pháp.

2.2.5 Những hạn chế chủ yếu của khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua

- Thứ nhất, phần lớn các DN khu vực KTTN đều có quy mơ nhỏ, năng lực và sức

Tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng hiện nay qui mơ của các DN khu vực KTTN nói chung rất nhỏ. Xét về phương diện vốn thì khu vực ĐTNN có qui mơ lớn nhất, hơn 86% DN khu vực ĐTNN có vốn lớn hơn 10 tỷ đồng, tương ứng khu vực KTNN là khoảng 65% và khu vực KTTN chỉ khoảng 10%. Hơn 80% các DN khu vực KTTN có vốn nhỏ hơn 5 tỷ đồng, con số này tương ứng đối với DN khu vựcKTNN là khoảng 20% và DN khu vực ĐTNN với vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng là khoảng 14%. Theo số liệu của Cục thống kê, qui mơ vốn bình quân của một DN khu vực KTTN năm 2000 là 6,1 tỷ đồng, năm 2004 là 6,9 tỷ đồng, tương ứng cho một DN khu vực KTNN là 114 tỷ đồng và 180 tỷ đồng, DN khu vực ĐTNN là 137 tỷ đồng và 138 tỷ đồng.

Thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các DN khu vực KTTN và được coi là một trong những cản trở lớn nhất đến sự phát triển của các DN khu vực KTTN. Hầu hết các DN khởi sự hoàn tồn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Khả năng tạo vốn của các DN khu vực KTTN bằng năng lực nội sinh còn rất hạn hẹp. Việc vay vốn ngân hàng của các DN khu vực KTTN cịn gặp nhiều khó khăn.

Ngồi ra, bản thân các DN cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin, thành lập DN chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính tốn đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ nên hầu hết các chủ DN khu vực KTTN hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì vậy dễ bị bất lợi trước biến động của thị trường.

- Thứ hai, trình độ kỹ thuật cơng nghệ và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Một mặt, do thời gian hình thành và phát triển chưa lâu, tiềm lực vốn còn yếu nên khu vực này ít có khả năng đầu tư đổi mới cơng nghệ. Mặt khác, do hoạt động đầu tư của KTTN thời gian qua chủ yếu là theo bề rộng ; cơ chế chính sách cũng ràng buộc KTTN khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, vốn

nước ngồi, khó tiếp cận thị trường thế giới để đổi mới nâng cấp kỹ thuật, công nghệ. Phần lớn máy móc, thiết bị của các DN khu vực KTTN rất cũ, lạc hậu, nhiều loại có tuổi thọ trên 20 năm, nhiều cơ sở mua máy móc thiết bị cũ do DNNN thanh lý, thải ra. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản Lý Kinh Tế Trung ương thì chỉ có 25% số DN tư nhân và 20,5% số công ty tư nhân sử dụng công nghệ hiện đại; 38,5% DN tư nhân và 18,7% công ty sử dụng công nghệ cổ truyền; 38,5% DN tư nhân và 60,5% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và cổ truyền; các hộ cá thể sử dụng công nghệ thủ cơng và truyền thống là phổ biến. Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và làm cho sức cạnh tranh của các mặt hàng không cao.

Lao động trong các DN khu vực KTTN chủ yếu là lao động phổ thơng, ít được đào tạo. Khu vực này đang thiếu trầm trọng công nhân được đào tạo, nhất là cơng nhân có tay nghề cao. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý DN đang là khâu yếu nhất: khoảng 60-70% mới có trình độ phổ thơng trung học; 80% chưa qua đào tạo chun mơn; chỉ có khoảng 5,13% có trình độ đại học trở lên. Với cơ cấu cán bộ quản lý như vậy, tuyệt đại bộ phận các DN khu vực KTTN khơng có tầm nhìn dài hạn trong kinh doanh. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, sự yếu kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả SXKD của khu vực kinh tế này.

- Thứ ba, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định đang là trở ngại lớn đối với các DN khu vực KTTN.

Luật Đất đai chỉ quy định quyền sử dụng đất, khơng cho phép tư nhân có quyền sở hữu và hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán đất. Điều đó dẫn đến quyền sử dụng đất khơng được chuyển nhượng công khai, giá đất không ổn định, đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện như vậy bất lợi hơn cả là các DN khu vực KTTN mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định.

Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với DNNN và cho thuê đất đối với DN khu vực KTTN cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực KTTN. Hiện nay phần lớn các DN khu vực KTTN phải sử dụng nhà ở, đất ở của gia đình trong khu dân cư làm nơi sản xuất kinh doanh nên chật hẹp, gây ô nhiễm mơi trường, dẫn đến những khiếu kiện …. và khó mở rộng sản xuất kinh doanh.

2.3 Thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển khu vực KTTN tại Việt Nam thời gian qua

2.3.1 Thực trạng huy động vốn FDI

Thu hút vốn FDI nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết khó khăn về vốn đầu tư cho nền kinh tế nói chung và khu vực KTTN nước ta nói riêng.

Với những nỗ lực nhằm thu hút vốn FDI nước ngoài trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối khả quan và thể hiện trên các mặt:

- Các dự án cịn hiệu lực:

Tính từ năm 1988 đến hết năm 2005, cả nước có 6.030 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 51 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 28 tỷ USD tính cho các dự án cịn hiệu lực.

Vốn FDI là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2006. Ước tính cả năm, tổng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt trên 10 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 1988 và vượt qua mức 8,6 tỷ USD của năm 1995. Vốn bình quân 1 dự án 8,4 triệu USD, tăng 1,2 triệu USD năm 2005. Địa phương thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư là Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Một số tập đoàn kinh tế lớn đã chuyển dự án từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tập đoàn Nike lo ngại rủi ro kinh doanh ở Trung Quốc đã tuyển dụng 50.000 lao động tại Việt Nam để mở rộng sản xuất.

Theo bảng 9 thì vốn FDI giai đoạn 1998-2005 chủ yếu đổ vào ngành công nghiệp với tỷ trọng 69,49%, nông lâm nghiệp chỉ 4,9% và dịch vụ là 24,02%. Đến năm 2006 thì vốn FDI lại tiếp tục chảy vào ngành công nghiệp, cụ thể là

Một phần của tài liệu Chöông 1: LYÙ LUAÄN VEÀ KINH TEÁ tö NHAÂN VAØ HUY ÑOÄNG VOÁN nöôùc NGOAØI ñoái vôùi söï PHAÙT TRIEÅN KHU vöïc KINH TEÁ tö NHAÂ (Trang 37)