Đơn vị tính: triệu USD
Năm Cam kết ODA Thực hiện ODA
Tổng số 32.510 15.917 1993 1.810 413 1994 1.940 725 1995 2.260 737 1996 2.430 900 1997 2.400 1.000 1998 2.200 1.242 1999 2.210 1.350 2000 2.400 1.650 2001 2.400 1.500 2002 2.500 1.528 2003 2.830 1.421 2004 3.440 1.650 2005 3.730 1.801
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 5 năm 2001-2005, cộng đồng tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam tổng nguồn vốn ODA đạt 14,9 tỷ USD, trong đó vốn ODA đã ký kết thành các hiệp định đạt 11,2 tỷ USD với khoảng 80% là vốn vay ưu đãi. Tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 7,9 tỷ USD, chiếm 53% vốn ODA đã được cam kết và 71% vốn ODA ký kết. Tuy nhiên, so với mục tiêu thực hiện 9 tỷ USD do Đại hội Đảng IX đặt ra cho thời kỳ này thì mức giải ngân trên vẫn cịn thấp.
Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 đến hết năm 2005 vốn ODA giải ngân khoảng 15,917 tỷ USD, tương đương với khoảng 49% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.
Nguồn ODA của Việt Nam được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực sau: - Xây dựng cơ sở hạ tầng: đây là lĩnh vực sử dụng nhiều nhất nguồn vốn ODA và thường chiếm khoảng 50% nguồn vốn. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thì các ngành được đầu tư chủ yếu là: năng lượng, giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng.
- Hỗ trợ chính sách và thể chế: lĩnh vực này hiện chiếm tỷ trọng khá cao, chỉ sau lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Kể từ khi được bổ sung thêm nguồn hỗ trợ của chương trình Miyazawa, đây là nguồn ODA quan trọng nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế nhanh hơn. Sự hỗ trợ chính sách và thể chế chủ yếu nhằm vào các biện pháp cải cách hành chính và quản lý kinh tế.
- Phát triển con người: hầu hết nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này là cho giáo dục, đào tạo và y tế, còn một phần dành cho quản lý hành chánh, phòng chống tội phạm….
- Phát triển nông thôn: nguồn vốn này bao gồm các khoản chủ yếu là tài trợ của ADB về xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, của WB về giao thơng và tín dụng nơng thơn, của IEDA về tăng cường quản lý nguồn lực ở vùng núi phía Bắc. Ngồi ra cịn có một số dự án xóa đói giảm nghèo.
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghiệp: nguồn vốn này chủ yếu là tài trợ của Đan Mạch cho chương trình giải quyết việc làm, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, của ADB cho chương trình quản lý tổng hợp tài
nguyên nước và chương trình hỗ trợ chiến lược trung hạn phát triển thương mại, công nghiệp.
Nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế khu vực KTTN ở nước ta. Thật vậy, nguồn vốn ODA huy động sẽ được Chính phủ chuyển một phần vào Ngân hàng Phát triển để trợ giúp vốn cho khu vực KTTN. Ngoài ra, vào ngày 5 tháng 7 năm 2006, ADB đã tiếp tục viện trợ khơng hồn lại trị giá 600.000 USD để hỗ trợ phát triển khu vực KTTN: cải cách môi trường hoạt động và phát triển các kênh trung gian tài chính cho các ngân hàng, đồng thời điều phối thể chế, quản lý cải cách đăng ký kinh doanh và thủ tục cấp phép và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính và quyền sử dụng đất.
Ngoài sự tác động trực tiếp nói trên đối với sự phát triển của khu vực KTTN Việt Nam, sự tác động có tính gián tiếp của nguồn vốn ODA đối với sự phát triển khu vực KTTN quan trọng hơn nhiều bởi đó chính là sự hưởng lợi từ các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế như: hệ thống đường giao thông tốt hơn, thuận tiện hơn, hệ thống cung cấp điện tốt hơn……sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát triển ngày càng mạnh hơn mà theo tính tốn của các nhà kinh tế Dollaz và Easterly thì khi nguồn ODA tăng với qui mơ tương đương 1% của GDP thì có thể sẽ làm tăng đầu tư của khu vực KTTN với số vốn tương đương 1,9% GDP tức là xấp xỉ tỉ lệ 1-2. (nguồn: đánh giá viện trợ
khi nào có tác dụng, khi nào khơng và tại sao – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 1999 trang 45). Tất nhiên kết quả trên chỉ đúng với các quốc gia phải có
một cơ chế quản lý tốt. Đối với khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh như đã đánh giá ở các phần trên thì vai trị của nguồn vốn ODA trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, tất nhiên hiện nay ở nước ta cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện vấn đề này.
2.3.2.2 Huy động vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường tài chính (FPI)
Năm 2006 được ghi nhận là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất cả về quy mô và chất lượng sau 6 năm hoạt động. Số lượng DN đưa cổ phiếu lên giao dịch cũng tăng nhanh với 100 DN tại Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và 87 DN tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên, sự bùng nổ thị trường chứng khốn Việt Nam đang tiềm ẩn khơng ít rủi ro cho các nhà đầu tư và việc thu hút FPI cho nền kinh tế nói chung và khu vực KTTN nói riêng tại thị trường này vẫn cịn thấp so với nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và so với tỷ lệ vốn FPI ở các nước trong khu vực:
- Khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990 thì cũng là lúc làn sóng FPI nước ngồi bắt đầu đổ vào Việt Nam. Do sự vận động chậm chạp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, làn sóng FPI vào Việt Nam cũng thăng trầm tẻ nhạt và dường như chưa tìm được chỗ đứng hay lối đi thích hợp trên thị trường Việt Nam. Ngay trong thời gian đầu mở cửa, đã có 7 Quĩ đầu tư được thành lập với số vốn khoảng 400 triệu USD. Giá giao dịch các cổ phiếu của những Quĩ này đã từng tăng mạnh (cao hơn giá trị tài sản ròng) đặc biệt khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được bình thường hóa. Sau sự kiện này, các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự cởi mở nhiều hơn đối với các nước phương Tây và sự cải cách mạnh mẽ cơ cấu, thể chế của nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, điều đó đã khơng xảy ra hoặc ít nhất khơng xảy ra theo đúng dự kiến kỳ vọng của các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 1996 - 1997, 3 trong số 7 Quĩ đã lần lượt chấm dứt hoạt động, giá cổ phiếu của 4 Quĩ đầu tư còn lại sụt giảm và chỉ được giao dịch trên giá 43-48% giá trị tài sản ròng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu thị trường đầu tư, bởi suốt từ năm 1992 đến năm 1998 cả nước chỉ có 38 DN tư nhân được thành lập và 128 DN được cổ phần hóa. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, tình hình FPI vẫn khơng
có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, thậm chí cịn sụt giảm hơn do các Quĩ được thành lập trước đó đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động xuống cịn 5-10% so với quy mơ ban đầu. Trong suốt giai đoạn 1998-2002 khơng có Quĩ đầu tư mới nào được thành lập. Hoạt động FPI ở Việt Nam trở nên hết sức tẻ nhạt và có vẻ như các nhà đầu tư nước ngoài đã hết sức thất vọng trước viễn cảnh không mấy sáng sủa của thị trường Việt Nam.
- Tuy nhiên, gió đã đổi chiều kể từ giữa năm 2002 đến nay. Nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục ở mức bình qn 7,5%. Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 dường như không ảnh hưởng và lây lan gì đến nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các DNNN cộng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng DN khu vực KTTN nói riêng đã thổi một làn gió mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước. Việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và những nỗ lực của Chính phú trong việc đàm phán đa phương và song phương để gia nhập WTO…. là những dấu hiệu quan trọng tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế . Hệ số tín nhiệm quốc gia trong giai đoạn này đã được tổ chức Moody đánh giá cải thiện từ B3 lên B1. Việc thành lập và đưa vào hoạt động hai Trung tâm giao dịch chứng khốn tại TP.Hồ Chí Minh (tháng 7-2000) và Hà Nội (3-2005) cùng với việc mở rộng tỷ lệ tối đa nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi ở các cơng ty niêm yết từ 30% đến 49% là điều kiện quan trọng để thúc đẩy các hoạt động FPI của nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 2003 đến nay đã có thêm 15 Quĩ đầu tư được thành lập, đưa tổng số Quĩ đầu tư đang hoạt động lên 19 Quĩ với tổng số vốn ước tính đạt gần 1.900 triệu USD (xem bảng 14 và bảng 15). Mặc dù vậy, so với nhu cầu thu hút vốn của nền kinh tế Việt Nam thì con số này cịn q nhỏ bé.Theo dự báo, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở Việt Nam từ nay đến năm 2010 khoảng 140 tỷ USD để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế duy trì ở mức 7,5-
8%/năm. Trong tổng số vốn cần có cho đầu tư, nguồn đầu tư trong nước chỉ có thể đáp ứng được khoảng 65%, 35% còn lại kỳ vọng ở nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp). Tỷ lệ vốn đầu tư gián tiếp trên tổng số vốn đầu tư nước ngồi hiện hành ở Việt Nam cịn quá thấp (chỉ đạt khoảng 2-3%), trong khi tỷ lệ này ở một số nước khác trong khu vực thường ở mức 30-40%. Một trong những kênh quan trọng hấp thụ dịng vốn FPI là thị trường chứng khốn thì cũng chỉ thu hút được trên 1 tỷ USD. Đây là con số quá khiêm tốn so với dòng vốn đầu tư được hấp thụ ở các nước lân cận trong khu vực.
Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngoài chủ yếu đầu tư vốn vào DN thông qua thị trường chứng khoán. Nhưng thị trường chứng khốn Việt Nam như đã nói ở trên cịn hạn chế: số lượng các DN trong nước đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngồi cịn ít. Sở dĩ như vậy vì hầu hết các đối tượng của Quĩ là các DN, đặc biệt là các DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Công nghệ thông tin; DN vừa và nhỏ đều hạn chế: chưa đầu tư để thu hút và phát triển đội ngũ nhân lực giỏi. Trong khi đó đây là nhân tố quan trọng nhất mà các Quĩ thường xem xét khi lựa chọn đầu tư, là sự cam kết, năng lực và động lực của những cổ đơng chính và đội ngũ quản lý cao cấp. Trên thực tế hai công ty là: Công ty giải pháp phần mềm Hịa Bình và Cơng ty phần mềm Isphere được Quĩ đầu tư mạo hiểm IDG lựa chọn làm đối tác đầu tư, đều là hai công ty trẻ, năng động và có đội ngũ nhân viên giỏi –đây là điều kiện thuận lợi để các Quĩ đầu tư mạo hiểm nước ngoài quyết định bỏ vốn đầu tư. Mặt khác chính sự hạn chế về vốn của các Quĩ đầu tư tại Việt Nam cũng là nguyên nhân tác động đến sự mở rộng và phát triển loại hình hoạt động này. Các Quĩ đầu tư tại Việt Nam chưa mạnh dạn đầu tư, phần vì tính an tồn (chỉ chấp nhận tỷ lệ rủi ro thấp), mặt khác sự hạn chế về vốn làm cho các Quĩ này thận trọng hơn trong quá trình đầu tư vốn vào DN. Điều này càng thể hiện rõ, khi mà hầu hết các Quĩ đầu tư mạo hiểm trên thế giới thường đầu tư, “ứng cứu” các DN bên bờ vực phá
sản hoặc mới thành lập. Ngược lại ở Việt Nam, các Quĩ đầu tư mạo hiểm lại tập trung đầu tư vào DN đã thành công trên thương trường. Bên cạnh đó sự thiếu vốn của các nhà đầu tư mạo hiểm cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư “rút vốn” sớm ở những dự án, DN có lợi nhuận thấp, để đầu tư vào những dự án có lợi nhuận cao hơn.
Bảng 14:Danh sách các Quĩ đầu tư nước ngồi trong làn sóng đầu tư thứ I
Công ty quản lý quỹ Quỹ
Năm thành lập Quy mơ (Tr.USD) Tình trạng hoạt động Vietnam Fund
management Co.Ltd Vietnam Fund 1991 54,3
Chấm dứt hoạt động năm 2001 KV Management Pte Limited (Singapore) Vietnam Investment Fund 1992 90,0 Thu hẹp quy mơ quỹ cịn 5 triệu USD Bachmann Fund Administration Limited
Beta Vietnam Fund 1993 71,0
Thu hẹp quy mơ quỹ cịn 7 triệu USD Frontier (Finansa) Vietnam Frontier
Fund 1994 67,0 Chấm dứt hoạt động năm 2004 Templeton Investment Management Pte.Ltd Templeton Vietnam Opportunities Fund 1994 117 Chấm dứt năm 1997 và trở thành Asian Fund Vietnam Vest Ltd Vietnam Lazad
Fund 1994 58,8
Chấm dứt hoạt động năm 1997 Dragon Capital Ltd Vietnam Enterprise
Investment Fund 1995 35,0
Đang họat động
Bảng 15: Các Quĩ đang hoạt động tại Việt Nam tính đến tháng 6/2006
STT Công ty quản lý quỹ Tên quỹ (Tr.USD)Quy mô Loại quĩ Niêm yết 1 Vinacapital Vietnam Opportunity Fund
(VOF)
171 Đóng London (AIM) 2 Dragon Capital Ltd Vietnam Enterprise Investment Fund 109 Đóng Bublin (NCB)
3 Keppel Land Keppel Land 100 N/A Tư nhân
4 International Data Group (IDG) IDG Ventures Vietnam 100 Đóng Tư nhân 5 Dragon Capital Ltd Vietnam Growth Fund 100 Đóng Bublin (NCB) 6 Prudential Vietnam Prudential Fund 318 N/A Tư nhân
7 Vina Capital VinaLand Fund 320 N/A London (AIM)
8 Indochina Capital Indochina Land Hoidings 242 Đóng Tư nhân 9 Dragon Capital Ltd Vietnam Dragon Fund 35 N/A Bublin (NCB) 10 PXP Vietnam Asset Management PXP Vietnam Fund 25,8 Đóng Bublin (NCB) 11 Mekong Capital Mekong Enterprise Fund 18,5 Đóng Tư nhân 12 Finansa Fund Management Vietnam Equity Fund 18,1 Đóng NA 13 PXP Vietnam Asset Management Vietnam Emerging Equity Fund 13,8 Đóng NA
14 Vietcombank JV VPFI Đóng Tư nhân
15 Bachman Fund Administration Ltd Beta Vietnam Fund 7,0 Đóng Bublin (NCB) 16 KV Management Pte Limited (Singapore) Vietnam Investment Fund 5,0 Đóng Tư nhân
17 BIDV Partners (BVIM) BVIM 100 Đóng Tư nhân
18 Korea Investment Trust Management KITMC Vietnam Growth Fund 50 N/A Tư nhân 19 Vietnam Holding Asset Management Vietnam Holding Fund 112 Đóng London (LSE)
2.3.2.3 Thu hút kiều hối
Lượng kiều hối gửi về nước là một kênh thu hút vốn nước ngoài: theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối gửi về nước qua các kênh ngân hàng thương mại, hải quan, DN và qua bưu điện trong năm 2006 đạt khoảng 4,7-4,8 tỷ USD (năm 2005 là 4,429 tỷ USD; năm 2004 là 3,1 tỷ USD) đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, trong đó lượng kiều hối chuyển tới các DN lên tới khoảng hơn 1,5tỷ USD. Nếu có chính sách thu hút và đầu tư có hiệu quả, chắc chắn đây là một kênh cung cấp ngoại tệ quan trọng đối với khu vực KTTN. Thực tế số liệu thống kê cho thấy, vốn vay mượn hay có sự đầu tư của Việt kiều những năm qua chiếm 3% tổng vốn đầu tư của khu vực KTTN Việt Nam đã góp phần khắc phục khó khăn trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh.
2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn nước ngoài cho phát triển KTTN tại Việt Nam thời gian qua
2.3.1 Ưu điểm
Với những sự kiện kinh tế – tài chính nổi bật năm 2006: Việt Nam trở