Sau khi nhào trộn, bê tông cần có độ dẻo nhất định để đảm bảo việc vận chuyển, đổ khuôn, đầm chặt dễ dàng không bị phân tầng tạo ra được bê tông có độ đặc cần thiết. Độ dẻo của hỗn hợp bê tông cường độ cao được xác định bằng độ sụt, đo bằng côn Abram.
Bê tông cường độ cao yêu cầu có độ đặc cao, do đó hỗn hợp bê tông cần có tính công tác thích hợp. Độ sụt 10÷12 cm có thể cung cấp đầy đủ tính công tác cho hỗn hợp bê tông mặc dù có nhiều loại bê tông cường độ cao sử dụng độ sụt 20÷25 cm.
Bê tông cường độ cao có tỷ lệ N/X thấp (từ 0,35- 0,25), do đó để đảm bảo tính công tác phải sử dụng phụ gia siêu dẻo. Ngoài yêu cầu về độ sụt cao (15 ÷ 20 cm), hỗn hợp bê tông cường độ cao cần giữ được độ sụt trong khoảng thời gian tối thiểu 45 ÷ 60 phút.
20cm khi ra khỏi máy trộn. Sự cách ly các hạt có được bởi các chất siêu dẻo, từ đó có được một loại bê tông chảy dưới tác dụng của trọng lực, với một tốc độ phụ thuộc độ nhớt của hỗn hợp. Đối với tỷ lệ nước/xi măng dưới 0,3 độ sệt mặc dù rất cao bê tông vẫn nhớt và “dính”. Bê tông được đổ tốt, nhưng để được như vậy cần chấn động như bê tông thông thường có độ sệt được gọi là “dẻo”. Khi tháo ván khuôn đôi khi có bọt xuất hiện là hậu quả của độ nhớt của vật liệu tươi.
Tính dễ đổ có thể chỉ giữ được trong thời gian ngắn, nếu thực tế cần xét trước vấn đề này khi định ra công thức bê tông. Tuy nhiên việc đạt được một thời gian thực tế sử dụng cao hơn một giờ hoàn toàn có thể đạt được, bằng cách dùng một chất làm chậm ninh kết. Trong bê tông M 70 khi dùng chất siêu dẻo có thể giữ được độ dẻo sau 40-60 phút khoảng 0,7 độ so với ban đầu (8-14cm).
Yêu cầu phụ gia siêu dẻo phải hạn chế được sự mất mát độ sụt, đồng thời tăng được độ bền và khả năng chịu ăn mòn sun-phát của bê tông. Hiện nay một loại phụ gia siêu dẻo mới gốc Cacboxyl Acrylic Ester (CAE) có khả năng đạt được yêu cầu này. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính công tác của hỗn hợp bê tông:
Lượng nước nhào trộn: là nhân tố quan trọng tạo ra tính dẻo của hỗn hợp bêtông. Khi lượng nước đủ lớn xuất hiện một lượng nước tự do, thì lượng nước này sẽ lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt vật liệu, và đẩy xa các hạt tạo điều kiện cho các hạt vật liệu dịch chuyển dễ dàng. Khi lượng nước tăng, thì độ dẻo của hỗn hợp bê tông cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên với bê tông cường độ cao, tỷ lệ X/N lớn, nếu lượng nước nhào trộn lớn sẽ yêu cầu lượng xi măng lớn. Do đó lượng nước nhào trộn chỉ dùng để tạo ra tính dẻo cho hỗn hợp bê tông, còn để có tính dẻo cao thì phải sử dụng phụ gia tăng dẻo. ACI kiến nghị độ sụt của hỗn hợp bê tông do nước nhào trộn < 5cm.
Xi măng: Nếu hỗn hợp bê tông có đủ xi măng để cùng với nước lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu, bọc và bôi trơn bề mặt của chúng thì độ lưu động sẽ tăng lên. Nhưng khi lượng xi măng quá lớn thì độ dẻo của hỗn hợp bê tông lại giảm xuống do nồng độ ximăng tăng làm thay đổi các đặc trưng lưu biến của hồ xi măng.
Vữa xi măng: Nếu vữa xi măng (hồ xi măng + cốt liệu nhỏ) chỉ đủ để lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu lớn thì hỗn hợp bê tông rất cứng. Để tạo cho hỗn hợp có độ
lưu động thì phải đẩy xa các hạt cốt liệu lớn và bọc xung quanh chúng một lớp vữa xi măng.
Cốt liệu:
Độ lớn của cốt liệu: cốt liệu càng lớn thì tổng diện tích bề mặt giảm, lượng nước hấp thụ nhỏ, lượng nước tự do lớn thì độ dẻo tăng.
Phụ gia tăng dẻo: Đây là yếu tố quan trọng để có được hỗn hợp bê tông có độ dẻo cao. Khi dùng với một lượng phụ gia hợp lý sẽ tăng được đáng kể độ lưu động của hỗn hợp bê tông. Tuy nhiên khi sử dụng phụ gia tăng dẻo cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Chấn động: dưới tác động của ngoại lực (rung động), độ dẻo của hỗn hợp bêtông tăng. Tuy nhiên nếu thời gian rung động lớn sẽ làm khuấy động hỗn hợp bê tông gây phân tầng và mất tính đồng nhất.